Vinhomes chuyển nhượng cho Vinpearl toàn bộ cổ phần tại Vinpearl Landmark 81
Sau khi chuyển nhượng toàn bộ vốn góp hơn 1.600 tỉ đồng, Công ty CP Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Công ty CP Vinpearl Landmark 81. Đây là chuyển nhượng nội bộ của Vinhomes cho Công ty CP Vinpearl.
Vinhomes nổi tiếng với nhiều dự án bất động sản lớn tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên toàn quốc – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Phạm Thiều Hoa – người đại diện pháp luật và cũng là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) vừa ký vào bản “công bố thông tin bất thường” vào hôm 5-7, gửi lên Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Theo đó, phía Vinhomes cho biết đã có quyết định chuyển nhượng toàn bộ vốn góp với giá trị hơn 1.600 tỉ đồng tại Công ty CP Vinpearl Landmark 81. Sau khi hoàn tất thương vụ, Vinhomes sẽ không còn sở hữu cổ phần và không còn là công ty mẹ của Vinpearl Landmark 81.
Cuối tháng 2-2022, Vinhomes công bố thành lập Công ty CP Vinpearl Landmark 81, với vốn điều lệ hơn 1.605 tỉ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là khách sạn, biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày, khu du lịch sinh thái… Riêng Vinhomes đã góp hơn 1.603 tỉ đồng (99,88% vốn góp) vào công ty mới này.
Video đang HOT
Như vậy, sau khi thoái vốn khỏi Vinpearl Landmark 81, Vinhomes cũng sẽ còn lại 33 công ty con, đa phần hoạt động trong mảng xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Vinhomes là công ty con của Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC). Tại mục tự giới thiệu, Vinhomes cho biết mình là: “Công ty đầu tư, kinh doanh và quản lý bất động sản số 1 Việt Nam với quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ đẳng cấp, dẫn dắt thị trường bất động sản Việt Nam phát triển bền vững, tiến tới vươn tầm quốc tế”.
Đơn vị này nổi tiếng với nhiều dự án lớn trên thị trường như Vinhomes Grand Park (quận 9), Vinhomes Central Park Tân Cảng (TP.HCM), Vinhomes Ocean Park (Hà Nội)…
Trên thị trường chứng khoán, mã chứng khoán VHM đang neo ở giá 60.500 đồng. Vinhomes cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 3 trên sàn với hơn 265.600 tỉ đồng, đứng sau Vietcombank và Vingroup.
Về sức khỏe kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý đầu năm 2022 doanh nghiệp này gặt hái tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 8.920 tỉ đồng. Kết quả trên được góp từ việc bàn giao bất động sản để ở tại ba dự án lớn gồm: Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park.
Do chi phí tăng mạnh, nên chốt sổ quý đầu năm doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 5.880 tỉ đồng, tương đương giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2022, Vinhomes đã thống nhất thông qua kế hoạch doanh thu cả năm đạt 75.000 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 30.000 tỉ đồng, lần lượt giảm 12% và 23% so với thực hiện năm trước.
Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM tập trung tháo gỡ vướng mắc 118 dự án bất động sản
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, TP.HCM sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 118 dự án bất động sản trên địa bàn trong thời gian tới.
Ngày 5/7, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) tổ chức Hội nghị lần thứ 15 mở rộng.
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay, 6 tháng đầu năm 2022, thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế - xã hội phục hồi nhanh, khá toàn diện. Trong 6 tháng cuối năm, TP.HCM tiếp tục đeo bám dự thảo xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức); hoàn thiện kế hoạch sử dụng vốn, đất giai đoạn 2021 - 2025.
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: TTBC)
Bên cạnh đó, TP sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với 118 dự án bất động sản trên địa bàn; lập tổ tổ công tác để giải quyết có hiệu quả 647 việc còn vướng mắc tại địa phương, đơn vị.
TP.HCM sẽ triển khai đồng bộ hơn nữa các giải pháp phát triển du lịch, xây dựng chiến lược thương hiệu thành phố. Tập trung phục hồi toàn diện thương mại dịch vụ, trong đó chủ động chương trình bình ổn giá của thành phố; củng cố 2 ngành công nghiệp còn tăng trưởng thấp trong 6 tháng đầu năm là xây dựng - bất động sản và công nghiệp điện - điện tử; tổ chức diễn đàn xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu.
Theo ông Phan Văn Mãi, một năm qua, TP.HCM triển khai mô hình chính quyền đô thị đạt được nhiều kết quả, trong đó góp phần giúp công tác phòng, chống dịch nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều bất cập, khó khăn bộc lộ, cần nhận diện, đòi hỏi phải có giải pháp tập trung giải quyết. Việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân và các doanh nghiệp cũng chưa kịp thời, còn nhiều nội dung chậm trễ, yêu cầu các sở, ngành phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa.
Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi báo cáo tại hội nghị. (Ảnh: Báo SGGP).
Lý giải việc TP.HCM là một trong 21 tỉnh, thành giải ngân đầu tư công chậm (dưới 20%), ông Mãi cho rằng, nguyên nhân là việc chuẩn bị dự án năm 2021 của thành phố chưa tốt. Cùng đó, UBND TP.HCM trình HĐND TP giao vốn chậm; giá nguyên, vật liệu, nhất là vật liệu xây dựng tăng nhanh nên các hoạt động dự kiến trước đó đang bị kéo chậm để chờ chính sách mới.
Ông Mãi thông tin thêm, TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ có chỉ đạo điều chỉnh về giá, điều chỉnh hợp đồng để thúc đẩy những hợp đồng đã ký. Ngoài ra, TP.HCM cũng có một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình.
Cụ thể, tổ chức họp giao ban hàng tháng, trong đó yêu cầu chủ đầu tư lên kế hoạch tiến độ cho từng dự án; thành lập các tổ công tác gồm tổ giải phóng mặt bằng, tổ dự án nhiều vốn nhưng giải ngân chậm và tổ ODA, qua đó giúp tháo gỡ những tồn đọng với mong muốn quý 3, 4, tốc độ giải ngân được cải thiện.
Những khu vực nóng "bỏng tay" của thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay ra sao? Thời gian qua, việc kiểm soát tín dụng và lệnh siết phân lô tách thửa đất nông nghiệp,... đã khiến thị trường bất động sản chững lại, theo đó, Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Trong mấy năm trở lại đây, bất động sản Thủ đô liên tục xảy ra các cơn "sốt đất". Theo đó, ngay cả vùng ven mức giá...