Vinh quang một thời phim chống Mỹ
Đã trải qua nhiều thập kỷ nhưng bộ phim đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam như Chung một dòng sông ra đời năm 1959 cho tới những bộ phim về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc: Nổi gió, Chị Nhung, Mùa gió chướng, Cánh đồng hoang, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm… đều là những bộ phim đỉnh cao của nền điện ảnh nước nhà.
Chung một dòng sông
Là bộ phim năm 1959 của hai đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân tức Phạm Kỳ Nam do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Đây là bộ phim truyện đầu tiên của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 và cũng là bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.
Đề tài của Chung một dòng sông là cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra khi đó. Theo Hiệp định Genève 1954, sông Bến Hải trở thanh giới tuyến tạm thời phân chia hai miền Nam – Bắc của Việt Nam. Hai nhân vật Hoài và Vận yêu nhau từ hồi cùng trong Chiến tranh Việt-Pháp. Sau 1954 họ định làm lễ cưới, nhưng khi thuyền của nhà trai sang bờ Nam đón dâu thì cảnh sát phía Nam không cho họ lên bờ. Mối tình của họ bị ngăn cản.
Cảnh trong phim Chung một dòng sông
Chung một dòng sông đã đề cập tới một vấn đề nóng bỏng của thời gian đó. Đề tài chia cắt này cũng gặp nhiều trong văn học nghệ thuật ở cả miền Nam và miền Bắc như ca khúc Câu hò bên bến Hiền Lương của Hoàng Hiệp, Gửi người em gái của Đoàn Chuẩn hay Chuyến đò vĩ tuyến của Lam Phương.
Đạo diễn Phạm Văn Khoa – nguyên là giám đốc đầu tiên của Xưởng phim Việt Nam – viết (1959): “ Phim Chung một dòng sông ra đời là cả một cố gắng lớn của anh chị em làm công tác điện ảnh Việt Nam. Bộ phim truyện đầu tiên của chúng ta đã đánh dấu một bước tiến quan trọng và hé mở một triển vọng khá tươi sáng của loại hình phim truyện Việt Nam non trẻ…“.
Nổi gió
Nổi gió là bộ phim Việt Nam đầu tiên của điện ảnh cách mạng nói về chiến trang Việt Nam với bối cảnh Miền Nam của đạo diễn Huy Thanh (1966) do hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Nổi gióđược được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Bộ phim đã thực sự thành công khi đề cập đến vấn đề thời sự khi ấy, nhiều gia đình có con cái thuộc hai bên chiến tuyến trong chiến tranh Việt Nam.
Cảnh trong phim Nổi gió
Có điều đặc biệt, khi quay được 400m phim nhưng xem lại vẫn chưa ưng ý nên đoàn phim đã ngừng lại để tuyển diễn viên. Cuối cũng, diễn viên kịch Thế Anh đã được chọn vào vai Trung úy Phương. Đây là vai diễn tạo nên dấu ấn trong sự nghiệp điện ảnh của ông.
Chị Nhung
Chị Nhung của hai đạo diễn Nguyễn Đức Hinh, Đặng Nhật Minh sản xuất năm 1970. Vai chị Nhung do diễn viên Ái Vân 16 tuổi thủ diễn. Nhung – một cô gái xuất thân đi ở đợ sau thành giao liên, thủ trái pháo dù, một mình chui vào sào huyệt địch, góp phần làm nên trận đánh lớn.
Video đang HOT
Diễn viên Ái Vân trong vai Chị Nhung giao liên
Phim dựa theo truyện của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong phim, chị Nhung là một sắc đẹp nổi bật kiểu Tây phương, đài các với cổ kiêu ba ngấn, tóc vấn cao, mũi cao da trắng – tóm lại chả có gì phù hợp với bối cảnh. Vậy mà từ màn ảnh bước ra, chị Nhung của Ái Vân lập tức trở thành thần tượng, với những tấm ảnh chân dung chui tọt vào ví của những thanh niên Hà Nội thời bấy giờ.
Vĩ Tuyến 17 ngày và đêm
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (đạo diễn Hải Ninh) được làm năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh đang leo thang ác liệt. Đây là một bộ phim tiêu biểu cho điện ảnh Cách mạng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, đồng thời cũng là tác phẩm điện ảnh Việt Nam đầu tiên tham gia LHP quốc tế (LHP Moskva 1973) và giành được giải của Hội đồng Hòa bình Thế giới.
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, sông Bến Hải trở thành giới tuyến phân đôi đất nước. Bi kịch của những người cùng chung nguồn cội bỗng phân ly kẻ Bắc người Nam với hai chế độ, hệ tư tưởng hoàn toàn khác nhau cùng cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất nhằm nối hai bờ Bến Hải đã thôi thúc sức sáng tạo của bộ đôi: nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và đạo diễn Hải Ninh.
Phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Những năm 1970, Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc nhưng vùng giới tuyến vẫn luôn trong tình trạng nguy hiểm, chỉ cần phát hiện động tĩnh khả nghi bên bờ Bắc là máy bay do thám của địch oanh tạc ngay. Đoàn làm phim phải làm việc trong tình trạng khá căng thẳng, luôn đề cao cảnh giác.
Năm 1973, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm đến với LHP quốc tế Moskva không chỉ đem lại giải vàng nữ diễn viên chính cho NSND Trà Giang mà còn tạo nên sự sửng sốt cho giới làm phim quốc tế. Những người bạn Nga bày tỏ sự ngạc nhiên và thán phục vì trong thời chiến họ cũng chỉ làm được những bộ phim tài liệu phản ánh hiện thực cuộc chiến tranh vệ quốc chứ không làm phim truyện như Việt Nam. Từ đó, bộ phim đã chu du qua nhiều nước và nhận được sự tưởng thưởng của khán giả, sự trân trọng của giới chuyên môn.
Mùa gió chướng
Bộ phim đen trắng dài 110 phút chiếu này được đạo diễn Hồng Sến thực hiện dựa theo tiểu thuyết Mùa Gió Chướng của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là cuốn tiểu thuyến nổi tiếng đương thời mô tả tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam chống lại sự đàn áp, ý đồ dời dân lập ấp của kẻ địch. Cuộc đấu tranh đó đã trải qua biết bao gian nan, thử thách, biết bao hy sinh mất mát. Nhưng cuối cùng đã đạt được thắng lợi hoàn toàn. Một cách nào đó, Mùa Gió Chướng khái quát cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Diễn viên tham gia Thùy Liên, Lâm Tới, Lý Huỳnh, Minh Đáng, Bảy Ngọc, Huỳnh Nga…
NSUT Thùy Liên trong phim
Cánh đồng hoang
Là một phim nhựa làm về đề tài Chiến tranh Việt Nam của Việt Nam. Không gian được đề cập đến trong bộ phim chỉ vẻn vẹn ở một cánh đồng hoang, nhưng lại khai thác cả không gian từ dưới nước (phía dưới mặt nước cánh đồng) đến tận trên không (nơi máy bay Mỹ đang quần thảo).
Bộ phim mang tính cô đọng, khái quát cao, tả rõ tội ác của đế quốc Mỹ và lột tả tình cảm gia đình, tình cha con, tình vợ chồng sâu sắc và thắm thiết, nói lên việc mặc dù chiến tranh khốc liệt và sự hiểm nguy hằng ngày rình rập vẫn không thể ngăn nổi sự hồn nhiên, yêu đời trong cuộc sống của người dân thường yêu nước.
Cảnh trong phim Cánh đồng hoang
Xuyên suốt bộ phim là sự giằng co chiến đấu về cả sắc thái tinh thần giữa hai bên, một bên là gia đình đầm ấm của Ba Đô, với cảnh vợ chồng âu yếm nhau và đứa con luôn được cho bú với một bên là cảnh gầm rú và bắn phá khốc liệt của máy bay được trang bị đầy súng đạn. Đó chính là hình ảnh thu nhỏ của nhân dân đất nước Việt Nam nghèo, nhỏ chống lại một thế lực lớn và giàu là đế quốc Mỹ. Với hai hình ảnh này, tác giả truyện phim đã chứng minh sinh động một nghịch lý vẫn được xem như là một bản sắc độc đáo và nổi bật trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó là nghịch lý của nhỏ thắng lớn, nghèo thắng giàu, yếu thắng mạnh. Có thể nói đây là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.
Đây là bộ phim vô cùng hấp dẫn về các chiến sĩ biệt động nằm giữa thành phố Sài Gòn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Đây có thể coi là một thành tựu lớn của điện ảnh Việt Nam những năm 80 cả về nghệ thuật lẫn giàn dựng, diễn xuất thu hút khán giả. Biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân (1982) từng là bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam và vẫn luôn được yêu thích trong 30 năm qua mỗi khi phim được phát lại trên màn ảnh.
Phim Biệt động Sài Gòn
Diễn viên Thanh Loan trong vai ni cô Huyền Trang xinh đẹp - một trong những chiến sĩ biệt động
Người ta không thể quên được hình ảnh dưới vỏ bọc là cặp tình nhân sau đó là vợ chồng, cùng điều hành hãng Sơn Đông Á, Tư Chung và Ngọc Mai cùng các đồng đội của mình liên tục lập chiến công làm điên đảo cả lực lượng quân đội, cảnh sát lẫn tình báo Mỹ – Ngụy. Cả 4 tập phim người xem đều có thể cảm nhận sự mưu trí, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ biệt động ngày ấy.
Biệt động Sài Gòn quy tụ dàn diễn viên tài năng, trẻ đẹp của màn ảnh Việt Nam khi đó: Thươn Tín, Thanh Loan, Quang Thái, Hà Xuyên… Các nhân vật trong phim tới tài diễn xuất của các diễn viên, phim đã để lại dấu ấn sâu động trong lòng người xem bao thế hệ.
Không giống như phim truyện cần có cốt truyện, có cao trào,… Giải phóng Sài Gòn có nhân vật chính là cuộc tấn công lịch sử năm 1975. Trên cái nền ấy, gần 20 nhân vật lịch sử: tổng bí thư Lê DUẩn, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Văn Tiến Dũng… cũng như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống DƯơng Văn Minh… được tái hiện một cách chân thực nhất.
Một cảnh trong phim
Giải phóng Sài Gòn được “sinh sau đẻ muộn” hơn các phim trước, phim ở những năm thập niên 90 nhưng đây là bộ phim ôm khá nhiều kỷ lục: thời gian thực hiện lâu nhất (qua 3 đời giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam), 13 năm từ (1991 -2004) từ lúc tập dượt kịch bản đến khi đóng máy, kinh phí vào hàng lớn nhất thời bấy giờ (12,5 tỷ đồng).
Phim chiến tranh nói riêng cũng như dòng phim lịch sử nói chung đã từng có một thời đỉnh cao. Nhưng từ đó cho tới nay, vẫn chưa có phim lịch sử nào vượt qua được cái bóng huy hoàng trong quá khứ. Trên đây chỉ là một trong số ít những phim chiến tranh chống Mỹ đặc sắc thời đó nhưng đã đủ nói lên được thành tựu to lớn mà phim điện ảnh Cách mạng Việt Nam đã làm được trong những đầu thai nghén.
Theo VNN
Điện ảnh Việt năm 2011 - Vận đen hay bi kịch?
Vụ bê bối thất thoát tiền khiến lãnh đạo Cục Điện ảnh phải từ chức đã trở thành "giọt nước làm tràn ly" khiến nền điện ảnh Việt vốn đã khó khăn nay lại càng... "vật vã". Việc tìm ra một lối thoát giống như tìm... "trăng nơi đáy giếng".
"Đời cát"
Những khó khăn của điện ảnh Việt Nam vẫn được báo chí "kể lể" trong suốt 10 năm qua. Từ việc "vật vã" bán vé, "vật vã" mưu sinh, đến việc bị phim ngoại chèn ép. Từ việc đạo diễn đi xin tiền làm phim đến việc "nhảm nhí hóa" nội dung để câu khách, từ việc cả năm "ngồi chơi xơi nước" đợi Tết để "tung" phim đến chuyện cứ mỗi phim ra mắt lại bị giới phê bình "đánh cho tơi tả" vì chất lượng. Từ chuyện diễn viên đóng ngây ngô đến chuyện kịch bản xào xáo... Nếu ngồi kể cho hết những bi kịch của nền điện ảnh đương đại có thể sẽ bị phàn nàn, "Biết rồi. Khổ lắm! Nói mãi".
Vụ bê bối thất thoát tiền ở Cục Điện ảnh xảy ra vào tháng 6/2011 đã trở thành "giọt nước làm tràn ly" đẩy nền điện ảnh vốn đã khó khăn, nghèo khổ nay càng trở nên bi kịch. Hai vị lãnh đạo (Cục trưởng và Phó cục trưởng) đệ đơn xin từ chức. Số tiền gần 40 tỷ thất thoát chỉ ồn ào trên công luận một thời gian rồi lại chìm vào yên ắng. Lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch vẫn khẳng định như đinh đóng cột, ngay khi có kết luận của bên điều tra, lãnh đạo bộ sẽ truy xét đến cùng trách nhiệm của từng cá nhân trong vụ thất thoát tiền. Trách nhiệm đến đâu, truy cứu đến đâu... Chúng ta vẫn còn phải đợi. Cứ đợi thôi, dù chẳng biết đến bao giờ.
Hai vị lãnh đạo của Cục Điện ảnh đã xin từ chức sau bê bối thất thoát tiền.
Nghèo khổ, vật vã như "đời cát", nhưng điện ảnh Việt lại có rất nhiều tiền để thất thoát. Gần 40 tỷ biến mất cùng người kế toán viên của Cục Điện ảnh chỉ là con số bề nổi. Còn những con số bề chìm khác cũng gồm rất nhiều tỷ. Đó là tiền sản xuất ra những bộ phim xếp kho. Là tiền sản xuất cho những bộ phim ế khách. Là tiền tổ chức những liên hoan phim tẻ ngắt. Là tiền giải thưởng trao cho những cá nhân, cho những bộ phim không xứng đáng tại các kỳ liên hoan phim...! Còn rất nhiều tỷ khác thất thoát mà chúng ta không được biết một cách công khai như con số gần 40 tỷ kia.
"Trăng nơi đáy giếng"
Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Thanh Vân có ví, vụ bê bối thất thoát tiền ở Cục Điện ảnh giống như một đống tro tàn. Những người làm phim có tâm như anh không muốn nhìn mãi vào đống tro tàn ấy để buồn thương, đau khổ. Họ cố gắng tìm trong đống tro tàn ấy một tín hiệu vui, một mầm sống khả quan còn sót lại.
Có lẽ, chính Mỹ Hạnh (Hạnh Sino) cũng "choáng váng" với
giải Bông Sen Vàng của mình tại LHP lần thứ 17 mới đây.
Nếu có một tín hiệu vui trong đống tro tàn ấy, có lẽ đó là sự đoàn kết, sự lạc quan của những người làm điện ảnh tại liên hoan phim lần thứ 17. Lần đầu tiên trên sân khấu một kỳ liên hoan phim, người hâm mộ được tận mắt nhìn lại đội ngũ nghệ sỹ hùng hậu của lịch sử điện ảnh nước nhà. Hình ảnh dòng sông điện ảnh chảy dài suốt lịch sử, vượt qua những năm tháng chiến tranh hào hùng, vượt qua khó khăn đương đại để vươn ra biển lớn đã trở thành hình ảnh đầy ấn tượng, đầy hứa hẹn với người hâm mộ. Khán giả đã hy vọng sẽ nhìn thấy bước chuyển mình, vươn dậy của điện ảnh.
Tuy nhiên, những giải thưởng tại LHP 17 lại chứng minh điều ngược lại. Rằng, điện ảnh sẽ vẫn như thế thôi. Tư tưởng, tầm nhìn, cách thức trao giải thưởng của tất cả các kỳ liên hoan phim từ trước đến nay đều thế, và LHP 17 cũng không ngoại lệ. Những giải Sen Vàng, Sen Bạc luôn khiến người hâm mộ phải đặt dấu hỏi lớn. Tại sao một bộ phim có chất lượng trung bình như Vũ điệu đam mê lại có thể vượt qua Tâm hồn mẹ để xếp ngang hàng cũng Hotboy nổi loạn...?!
Tại sao Vũ điệu đam mê lại có thể đoạt giải cao đến thế?
Giải thích cho giải thưởng Sen Bạc dành cho Vũ điệu đam mê, đạo diễn Lưu Trọng Ninh - trưởng ban giám khảo hạng mục phim truyện nhựa có nói rằng, "Tâm hồn mẹ hay nhưng đề tài đã cũ..." và rằng, "BGK nhìn thấy ở Vũ điệu đam mê những yếu tố mới cho dù có thể giống ở đâu đó". Xin hỏi, nếu "đã giống ở đâu đó", liệu có thể xem là mới được không? Đạo diễn Trương Nghệ Mưu từng trả lời phỏng vấn khi ông bắt tay vào làm phim kiếm hiệp Anh hùng (Hero) rằng: "Mới nhất trong điện ảnh là cái nhìn của đạo diễn". Năm ấy, bộ phim Anh hùng của ông được đánh giá cao, cho dù rõ ràng, đề tài của phim ấy không mới!
LHP 17 được tổ chức quy mô, hoành tráng với mong muốn điện ảnh có thể lấy lại niềm tin với công chúng, lấy lại niềm tin với những nghệ sỹ yêu nghề. Tuy nhiên, với cách thức chấm giải ấy, việc lấy lại được niềm tin vẫn còn là chuyện... "tìm trăng nơi đáy giếng".
"Bao giờ cho đến tháng 10"
Đến bây giờ, cả giới làm phim và công chúng vẫn đặt một câu hỏi, tại sao giữa bom đạn khốc liệt, giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, "thế hệ vàng" của điện ảnh cách mạng Việt Nam có thể cho ra đời những tác phẩm như Cánh đồng hoang, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió...?
Tại sao khi điện ảnh còn khó khăn, thiếu thốn, "vật vã" hơn bây giờ, NSND Đặng Nhật Minh lại có Bao giờ cho đến tháng 10, Thương nhớ đồng quê, Cô gái trên sông...?
Giữa cơ chế thị trường đề cao lợi nhuận, giữa lối làm ăn mùa vụ nhỏ lẻ, giữa những kịch bản phim dù giống ở đâu đó vẫn đoạt Bông Sen Bạc, giữa những vụ bê bối ầm ĩ... giữa "cánh đồng bất tận" ấy, điện ảnh đương đại sẽ đi đâu, về đâu?
Theo Dân trí
DV Bắc Nam: Ai diễn hay hơn? Nếu để trả lời câu hỏi này, thì thật đúng là lâm vào hoàn cảnh "bỗng dưng... khó nói". Điện ảnh Việt Nam ở cả hai miền đều sản sinh ra những diễn viên ưu tú được công chúng yêu mến. Bộ phim điện ảnh đầu tiên Chung một dòng sông được ra đời năm 1959 bởi dàn diễn viên miền Bắcgồm các...