Vĩnh Phúc: Trồng những loài hoa lan rừng quý hiếm kiên trì, tâm huyết, ông nông dân này giờ là tỷ phú
Lựa chọn hoa phong lan- “nữ hoàng của các loài hoa” để phát triển kinh tế, đến nay, gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh ở thôn Đoàn Thành, xã Triệu Đề (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã thành công mô hình trồng hoa phong lan. Anh Thịnh có nhiều loài hoa lan quý, được nhiều người tìm đến thưởng thức và mua, mang lại nguồn thu nhập cao.
Xưa nay, khi nhắc đến hoa phong lan, người ta thường chỉ biết chúng là mặt hàng được nhiều người săn lùng với mục đích sưu tầm và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa ví như “nữ hoàng của các loài hoa”.
Thế nhưng, thú chơi ấy khi chuyển sang hình thức kinh doanh đã mang lại giá trị kinh tế không hề nhỏ cho những chủ nhân của nó. Và vườn hoa lan của gia đình anh Nguyễn Đức Thịnh ở thôn Đoàn Thành, xã Triệu Đề (huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) là một ví dụ điển hình.
Anh Nguyễn Đức Thịnh ở thôn Đoàn Thành, xã Triệu Đề (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) hiện là chủ nhân của vườn hoa lan có giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Đến thăm vườn phong lan của gia đình anh Thịnh; điều bất ngờ với tôi là hình ảnh người đàn ông nổi tiếng là chủ của vườn hoa trị giá hàng tỷ đồng lại ăn vận khá giản dị với nụ cười hiền lành.
Để có được vườn phong lan quy mô với tổng diện tích lên tới 1.000m2, đối với người đàn ông này là cả một câu chuyện dài.
Và trong mỗi câu chuyện làm ăn thường được bắt đầu bằng những khó khăn, thử thách, giống như câu nói của ông bà ta ngày xưa: “vạn sự khởi đầu nan”.
Theo chia sẻ của anh Thịnh, anh biết đến loài hoa phong lan khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 1995.
Sau khi xuất ngũ trở về địa phương năm 1998, anh bắt đầu theo nghề buôn bán cây cảnh, hoa – vốn là nghề truyền thống ở địa phương.
Tuy nhiên, khi làng nghề buôn hoa, cây cảnh ở Triệu Đề rơi vào khủng hoảng vào những năm 2000, nhiều “đại gia” lúc đó lâm vào cảnh vỡ nợ, bán hết gia sản.
Video đang HOT
Vốn yêu thích loài hoa phong lan, anh chuyển sang mô hình kinh doanh phong lan, bắt đầu lặn lội tìm kiếm và mua lại nhiều giống hoa quý của bà con ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trồng lan nên những cây phong lan được anh Thịnh trồng không phát triển. Nhiều giò lan rừng không ra hoa, thậm chí còn bị thối rễ, cả giò lan tiền triệu phải đem đổ bỏ trong sự tiếc nuối, xót xa.
Nhớ lại khoảng thời gian ấy, anh cho biết: “Đã có lúc tôi muốn buông xuôi vì nhận ra, nghề trồng hoa phong lan giữa đam mê và làm giàu là một khoảng cách khá xa.
Việc trồng một chậu phong lan để làm cảnh, trang trí khác hoàn toàn so với việc chăm sóc, quản lý để cả một vườn cây hoa lan được ra hoa, xanh lá”.
Buồn và thất vọng là vậy, nhưng từ đam mê, yêu thích hoa lan, anh bắt đầu chuyên tâm học hỏi, đi thăm quan nhiều nhà vườn trong và ngoài tỉnh. Anh học tập thêm kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan qua internet với tâm niệm “lấy niềm đam mê của mình để nuôi sống gia đình”.
Sau khi dành thời gian dài học hỏi cách trồng lan, anh phấn khởi vì đã tỏ tường kỹ thuật nhân giống lan rừng.
Đó là khi tiến hành cắt mầm phong lan ra khỏi thân, dụng cụ cắt phải đảm bảo sạch, sắc bén để tránh cành bị dập sẽ khiến cho thân cành bị thối, mầm không lên được.
Ngoài ra, môi trường sống của cây phong lan cũng là yếu tố rất quan trọng mà người trồng cần phải quan tâm. Bởi theo anh Thịnh, hoa phong lan là loài cây thích hợp phát triển trong môi trường có nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, độ ẩm từ 40 – 70%.
Nếu vượt ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm cho phép, cây phong lan không phát triển, thậm chí chết thì thiệt hại về kinh tế là điều không thể tránh khỏi.
Đưa chúng tôi đi thăm quan vườn lan có diện tích 200m2 gồm hơn 400 giò phong lan có giá trị cao, gồm các loài hoa lan rừng quý hiếm, như: Long Tu, Giả Hạc, Mỹ Nhân, Bạch Tuyết,…
Nhìn những bông hoa phong lan đua nhau khoe sắc khắp vườn có thể thấy được, đây chính là kết quả cho những nỗ lực của người đàn ông này.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thịnh cho biết: “Điểm đặc biệt của việc chơi – kinh doanh lan nằm ở chỗ, giá trị một giò lan thường phụ thuộc vào đẳng cấp của loài hoa, màu sắc, độ dài của thân. Thế nên mới có chuyện, một giò lan rừng có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng là hết sức bình thường”.
Công việc kinh doanh hoa phong lan đã đang mang lại cho anh Thịnh doanh thu gần 2 tỷ đồng/năm. Ngoài mua bán lan rừng, anh còn mua bán lan đột biến, nhân giống và cung cấp lan giống cho các chủ nhà vườn khác trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc…
Cũng vì thế, không ít giới chơi lan ở khắp các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai… không quản đường xa lặn lội đến nhà vườn lan của anh để thăm quan, học hỏi kinh nghiệm.
Cũng từ đó, đơn đặt hàng mua phong lan luôn dày đặc, có những thời điểm không đủ để cung ứng, nhất là vào các dịp lễ, Tết.
Nông nghiệp là lĩnh vực khởi nghiệp được nhiều người lựa chọn; nhưng trồng cây gì, nuôi con gì để gặt hái được thành công luôn cần một quá trình dày công tìm tòi, học hỏi.
Lồng ghép nội dung giáo dục địa phương: Học sinh được trải nghiệm thực tế
Sau vài tuần triển khai tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy, học sinh (HS) lớp 1 trong tỉnh dần được trang bị các kiến thức về lịch sử - địa lý, kinh tế - xã hội, văn hóa, môi trường, nghề truyền thống... của địa phương.
Hình thức giáo dục này giúp các em hiểu và yêu nơi mình sinh sống, qua đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho các em.
Gần gũi với học sinh
Đây là năm đầu tiên cô và trò Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) dạy, học tích hợp nội dung giáo dục địa phương. Các em được học tích hợp nội dung giáo dục địa phương theo tài liệu đã được biên soạn chung cho toàn tỉnh thay vì mỗi giáo viên, mỗi trường tự lồng ghép vào tiết học như trước.
Học sinh Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) được cô giáo giới thiệu các sản phẩm truyền thống của làng nghề xã Tịnh Ấn Tây.
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng Bùi Thị Hồng Vân cho hay: "Nhà trường đã triển khai giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào hoạt động trải nghiệm tất cả các môn học. Chẳng hạn, đối với hoạt động trải nghiệm, giáo viên tích hợp làng nghề truyền thống đan lát xã Tịnh Ấn Tây (TP.Quảng Ngãi) vào giảng dạy.
Nhà trường chưa có điều kiện đưa HS đi tham quan thực tế tại các làng nghề, vì vậy, giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng góc trưng bày các sản phẩm đan lát của làng nghề Tịnh Ấn Tây như cái rế, thúng, rổ...
Hay đối với lễ hội đua thuyền truyền thống, các cô giáo truyền đạt cho các em nắm về lễ hội đua thuyền diễn ra hằng năm vào dịp lễ, tết. Trong giờ giáo dục thể chất, giáo viên hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt vui chơi, đua thuyền trên cạn...
Thông qua những cảnh đẹp, nhân vật lịch sử, văn hóa địa phương, các em được giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành ý thức, trách nhiệm về gìn giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc.
Em Nguyễn Thảo Nguyên, lớp 1C, Trường Tiểu học số 1 Trương Quang Trọng chia sẻ: "Ở nhà con không sử dụng đồ đan tre nứa lá nên con rất thích khi được cô giáo giới thiệu các sản phẩm đan lát của làng nghề xã Tịnh Ấn Tây. Con mong ba mẹ cũng mua và sử dụng các đồ dùng bằng các vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như vậy để góp phần bảo vệ môi trường".
Giáo viên phải tích hợp phù hợp
Việc lồng ghép nội dung giáo dục địa phương đã tạo sự hứng thú cho HS, giúp các em có những trải nghiệm thực tế, tăng cường kỹ năng giao tiếp, tự tin trước đám đông...
Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT) Nguyễn Thị Thành cho biết: Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT chỉ đạo mỗi tỉnh phải viết một tài liệu hoạt động giáo dục địa phương của tỉnh. Tài liệu này nhằm dạy tích hợp trong hoạt động trải nghiệm.
Đối với lớp 1, hoạt động trải nghiệm có 105 tiết. Giáo viên sẽ nghiên cứu các nội dung chủ đề trong tài liệu giáo dục địa phương để tích hợp vào hoạt động trải nghiệm, tùy theo chủ đề và tùy theo bài học. Các cô giáo tích hợp vào các môn học để giới thiệu, giáo dục thêm cho các em về những nội dung liên quan như nghề truyền thống, cảnh đẹp, giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Sở GD&ĐT đã tổ chức dạy học thực nghiệm tại điểm trường đồng bằng và miền núi. Quá trình thực nghiệm cho thấy các em có sự tiếp nhận tốt. Giáo viên phát huy tính sáng tạo đúng theo định hướng.
Là một trong hai trường được chọn dạy thực nghiệm, Trường Tiểu học Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) đã sớm được tiếp cận với tài liệu giáo dục địa phương. Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chánh Lộ Nguyễn Thị Thắng bày tỏ: Sách, khổ sách, hình ảnh, nội dung tài liệu giáo dục địa phương phù hợp với lứa tuổi HS lớp 1. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm.
Tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với HS... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của HS tiểu học.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục những giá trị sống tốt đẹp của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ là điều cần thiết. Việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục địa phương tạo nên những bước chuyển biến về môi trường học tập tích cực, hứng thú cho HS.
Kẹo lạc - món quà quê dân dã Thọ Xuân (Thanh Hóa) nổi danh không chỉ bởi đây là vùng đất lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, mà còn nổi tiếng với những sản vật địa phương, trong đó kẹo lạc là một trong những "sản vật" tiêu biểu. Kẹo lạc được làm ở nhiều nơi trên địa bàn huyện nhưng tập trung chủ yếu ở xã...