Vĩnh Phúc chưa báo cáo vụ bổ nhiệm con gái Bí thư Tỉnh ủy
Các câu hỏi liên quan đến trường hợp bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang – Phó Giám đốc Sở 31 tuổi, con gái Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc làm nóng cuộc họp báo định kỳ của Bộ Nội vụ.
Chiều 19-3, tại cuộc họp báo định kỳ cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Nội vụ, báo chí đã nêu hàng loạt câu hỏi, trong đó có trường hợp bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang – con gái Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, làm Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh này.
“Trả lời tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 về trường hợp bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở 31 tuổi ở Vĩnh Phúc, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết Bộ đề nghị Tỉnh báo cáo. Vậy kết quả ra sao?”
“Bà Trần Huyền Trang đã đủ tiêu chuẩn thi chuyên viên chính chưa? Vì một trong những điều kiện để được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở phải là chuyên viên chính”…
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng chủ trì họp báo tại Bộ Nội vụ. Ảnh: Đ.MINH
Trả lời, Vụ trưởng Vụ công chức, viên chức Trương Hải Long, cho hay theo quy định của Đảng và pháp luật hiện hành về công tác cán bộ, chức danh Phó giám đốc Sở thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND cấp tỉnh.
“Việc bổ nhiệm phải bảo đảm đúng các quy định của Đảng, Chính phủ và quy định của địa phương về công tác cán bộ”- ông Long nói.
Cụ thể, về tiêu chuẩn, theo ông Long Bộ Chính trị có Quy định 89 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá đối với các chức danh lãnh đạo quản lý các cấp. Theo đó, tiêu chuẩn chung gồm tiêu chuẩn về chuyên môn, chính trị, trình độ quản lý nhà nước và tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học phù hợp.
Video đang HOT
Quy định 89 nêu trên không quy định cụ thể mà giao thẩm quyền này cho Tỉnh uỷ, Thành uỷ phải quy định tiêu chuẩn các chức danh do Tỉnh uỷ, Thành uỷ quản lý nhưng không được thấp hơn quy định chung của Đảng và Chính phủ.
“Các bộ, ngành, địa phương được quyền quy định tiêu chuẩn cao hơn. Khi áp dụng, họ phải thực hiện theo đúng quy định của mình, không thể viện lý do vì không có quy định chung nên không thực hiện”- vẫn lời ông Long.
Ông Long cũng cho hay Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định về tiêu chuẩn đối với chức danh công chức lãnh đạo quản lý trong cơ quan hành chính các cấp.
Tuy nhiên, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo chờ cho đến khi Bộ Chính trị thông qua bảng danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị và các chức vụ tương đương từ Trung ương đến cơ sở để cập nhật những nội dung mới nhất, quán triệt đầy đủ các quan điểm, quy định của Đảng về công tác cán bộ trong việc triển khai xây dựng Nghị định. Điều này cũng để bảo đảm đồng bộ, thống nhất khi thể chế hoá cụ thể các quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn bổ nhiệm.
Ông Long thông tin thêm: Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền của Đảng (Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo) liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ thuộc trường hợp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quản lý. Trong văn bản này có báo cáo liên quan đến trường hợp bà Trần Huyền Trang.
“Thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo Bộ giao, Vụ Công chức, viên chức đã làm việc với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, đề nghị rà soát, báo cáo các trường hợp tương tự ở Vĩnh Phúc. Bộ Nội vụ sẽ kiểm tra, đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền và thông tin cho báo chí sau”- ông Long nói.
Giải đáp thêm sau đó, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết Bộ trưởng Nội vụ đã ban hành quy định về vị trí việc làm các cơ quan hành chính của các tỉnh. Nghị định 62/2020 phân cấp lại cho các địa phương có thể điều chỉnh tiêu chuẩn đó.
“Đề nghị Vụ Công chức, viên chức, Thanh tra Bộ trao đổi thêm với Vĩnh Phúc xem vị trí việc làm, tiêu chuẩn cụ thể giám đốc, phó giám đốc sở yêu cầu ngạch công chức tối thiểu là gì. Nếu chưa có quy định cụ thể của địa phương thì phải căn cứ theo quyết định của Bộ trưởng Nội vụ”- ông Thăng nói thêm.
Sau đó, báo chí đã đặt tiếp câu hỏi: Có thể về quy trình là không sai nhưng về thời gian, chỉ trong bảy năm từ một chuyên viên, lên tới vị trí Phó Giám đốc, tính cả thời gian đi học, như vậy có đảm bảo theo quy định của Luật?
Đáp lại, ông Thăng cho biết Quy định 105/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Nghị định 138/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức không quy định tuổi tối thiểu khi bổ nhiệm, chỉ quy định độ tuổi tối đa. Đồng thời không quy định cụ thể về thời gian công tác.
“Cách đây ít ngày, có thông tin Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã họp và đưa ra hướng xử lý đối với trường hợp bà Trang. Bộ đã nhận được báo cáo về hướng xử lý của tỉnh chưa?”- báo chí “truy” tiếp. Vụ trưởng Vụ cán bộ, công chức khẳng định Bộ Nội vụ chưa nhận được báo cáo mới của Vĩnh Phúc về việc này.
Bộ Nội vụ yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc rà soát các bổ nhiệm như trường hợp bà Trần Huyền Trang
Chiều ngày 19-3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo thường kỳ quý I năm 2021 về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ và kế hoạch công tác trong quý II-2021. Chủ trì là thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.
Thông tin tại buổi họp báo, ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ) cho biết, liên quan tới công tác bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đối với bà Trần Huyền Trang, theo quy định của Đảng và pháp luật hiện hành về phân cấp cán bộ, đối với các chức danh Phó Giám đốc Sở thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo quy định chung, việc bổ nhiệm phải đảm bảo đúng các quy định của Đảng, Chính phủ về công tác bổ nhiệm và các quy định cụ thể của địa phương.
Ông Trương Hải Long thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Ông Long dẫn theo Quy định 89 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, có đề cập các tiêu chuẩn chung gồm về chuyên môn, về chính trị, trình độ quản lý nhà nước, ngoại ngữ tin học phù hợp.
Lãnh đạo Vụ Công chức, viên chức cũng cho biết, hiện Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo quy định tiêu chuẩn đối với chức danh lãnh đạo quản lý hành chính các cấp. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với Trung ương, việc ban hành nghị định này sẽ lui lại một thời gian sau khi Bộ Chính trị thông qua các chức danh trong hệ thống chính trị để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất.
Trước băn khoăn việc bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở phải đủ các tiêu chí, trong đó phải có ngạch chuyên viên chính. Lãnh đạo Vụ Công chức, viên chức khẳng định, trong Quy định số 89 nêu trên không quy định tiêu chí này và giao thẩm quyền đó cho các tỉnh ủy, thành ủy để có các quy định cụ thể. Theo đó, các chức danh mà tỉnh ủy, thành ủy quản lý không được thấp hơn các quy định chung của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, các Bộ, ngành, địa phương được quyền quy định cao hơn. Nhưng nếu quy định cao hơn phải thực hiện đúng quy định, không thể nói vì quy định chung không có nên không thực hiện.
"Đến nay, tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có văn bản báo cáo Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền của Đảng liên quan tới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Thường vụ tỉnh ủy quản lý. Vụ Công chức, viên chức đã làm việc với các cơ quan chuyên môn của tỉnh Vĩnh Phúc, đã đề nghị tỉnh rà soát và có báo cáo tổng thể các trường hợp tương tự bà Trang ở tỉnh, Bộ Nội vụ sau đó sẽ đánh giá báo cáo và cũng báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", ông Trương Hải Long cho biết.
Trước đó, theo báo cáo của ông Vũ Đăng Minh, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Bộ Nội vụ đã đề ra phương châm hành động của năm là "Kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả", theo đó, toàn ngành nội vụ tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản, đề án, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành nội vụ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, vượt qua khó khăn, thách thức, bám sát thực tiễn, hành động quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng chủ trì buổi họp báo. Ảnh: ĐỖ TRUNG
Nổi bật trong thời gian qua là công tác xây dựng thể chế, chính sách. Trong quý I-2021, Bộ đã trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để Chính phủ trình UBTVQH đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2021; và một số các Nghị định khác liên quan tới thanh niên, cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
Đặc biệt, Bộ Nội vụ đã báo cáo UBTV Quốc hội cho ý kiến xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Đắk Nông, thành lập thị trấn, phường thuộc các tỉnh Bình Định, Bắc Ninh, Hòa Bình...
Thời gian tới, trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của Bộ Nội vụ, Bộ này sẽ ban hành thông tư quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
Cải cách hành chính: Phải làm mạnh hơn Muốn xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch thì cán bộ hành chính phải là những người "tinh hoa và tinh nhuệ nhất", được tuyển chọn bài bản. Sáng 27-11, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học "Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai...