Muốn xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch thì cán bộ hành chính phải là những người “tinh hoa và tinh nhuệ nhất”, được tuyển chọn bài bản.
Sáng 27-11, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học “Cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030″.
Cải cách hành chính không chỉ bằng quyết tâm chính trị
Tại hội thảo, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Văn Tất Thu nhắc lại thời điểm 1980-1995, Đại hội VI đã nhấn mạnh tinh thần: “Không cải cách thì chúng ta sẽ chết”. Ông Thu cho rằng công cuộc CCHC thời gian qua đã đạt một số thành tích “cực kỳ to lớn”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta tiếp tục CCHC như thế nào.
“Dứt khoát công cuộc CCHC của đất nước không thể dừng lại, mà càng cải cách mạnh hơn” – ông Thu nói.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Nội vụ, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: THU NGUYỆT
Ông Thu sau đó nêu hàng loạt thách thức đặt ra đối với công cuộc CCHC. Thách thức đầu tiên, theo ông, “các nhà CCHC cô đơn quá”, “tiến hành CCHC nhưng đơn thương độc mã”. Nguyên thứ trưởng Nội vụ cho rằng công cuộc CCHC bao giờ cũng gồm cải cách lập pháp, hành pháp, tư pháp và cuối cùng là đổi mới hệ thống chính trị. Trong đó, yếu tố sau cùng chính là cải cách lớn nhất và chi phối các cuộc cải cách.
“Đầu tiên phải tiến hành cải cách đồng bộ những việc này. Chừng nào chúng ta chưa làm được thì không kỳ vọng gì!” – vẫn lời ông Thu.
Một thách thức khác, theo ông Thu, là “tư tưởng bao cấp, cào bằng, bình quân chủ nghĩa ” vẫn còn trong tiềm thức của chúng ta. “Phải loại bỏ ngay những điều này thì mới tiến hành cải cách được” – ông Thu nói.
Ngoài ra, ông Thu cũng đánh giá năng lực quản trị hiện nay còn yếu, đặc biệt là năng lực thực thi. “Các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ không ai có thể bổ sung thêm được đâu. Vấn đề là làm quyết liệt… CCHC chỉ có thể thực hiện trên cơ sở khoa học chứ không thể chủ quan duy ý chí được, bằng quyết tâm chính trị thôi thì không làm được đâu” – ông Thu cảnh báo.
Xóa tình trạng bộ “ôm, nắm” doanh nghiệp
Trong khi đó, nguyên Thứ trưởng Nội vụ Thang Văn Phúc lưu ý vấn đề cần tách quản lý nhà nước ra khỏi sản xuất, kinh doanh. Chúng ta đang làm việc này nhưng đây vẫn là “thách thức rất lớn”, theo lời ông Phúc. Ông dẫn chứng những năm qua chúng ta mới cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp (DN), vẫn còn hơn 1.000 DN đang chờ cổ phần hóa.
Cạnh đó là việc tách quản lý nhà nước ra khỏi các tổ chức sự nghiệp . Ông Phúc dẫn chứng, hiện công chức từ cấp huyện trở lên chưa đến 300.000 người nhưng số hoạt động trong khu vực đơn vị sự nghiệp khoảng 2,5 triệu người. Theo ông, cần phải chuyển bộ phận này sang một cơ chế mới, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng việc này đang diễn ra cực kỳ chậm.
“Tư tưởng bao cấp và thậm chí bộ, ngành còn muốn “nắm” tới từng đơn vị. Bộ của các DN, bộ của các đơn vị sự nghiệp thì làm gì có bộ để lo sự phát triển toàn diện của đất nước này. Nếu không làm được cái này, xin lỗi, mọi công cuộc cải cách của chúng ta trở thành tốn kém, không tác dụng” – ông Phúc nhận xét.
Từ những phân tích trên, nguyên Thứ trưởng Thang Văn Phúc cho rằng tư tưởng chủ đạo lớn nhất trong cải cách là chuyển đổi chức năng, Nhà nước nên làm đúng việc của mình, còn lại của DN, của xã hội .
“Làm như vậy không phải chúng ta từ bỏ lãnh đạo, chúng ta quản lý bằng thể chế của nhà nước pháp quyền” – ông Phúc nhấn mạnh.
Theo ông Phúc, CCHC giai đoạn 2021-2030 cần chọn vấn đề then chốt để làm xoay chuyển theo xu hướng mới. Theo đó, một nền hành chính hay một nền quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả ngày càng công khai, minh bạch, thể hiện pháp chế dân chủ. Một nền hành chính phục vụ, kiến tạo phát triển hay còn gọi là một nền hành chính “bà đỡ” của sự phát triển.
Cũng tại hội thảo, có ý kiến cho rằng vấn đề quan trọng nhất đặt ra với CCHC là “cải cách cán bộ” mà trọng tâm là trọng dụng nhân tài. Dẫn kinh nghiệm từ Singapore, vị này cho rằng cán bộ hành chính của đất nước này là “tinh hoa và tinh nhuệ nhất”, được tuyển chọn bài bản.
“Cần nâng cao vị thế và hình ảnh của cán bộ, công chức Việt Nam” – ý kiến này cho rằng sau khi có sàng lọc, tuyển chọn thì cần phải tạo điều kiện, môi trường thực sự cho người tài phát huy được. Với môi trường của ta hiện nay, người tài chưa phát huy được năng lực của mình.•
Cử tri quận 2 đề xuất nhiều tên cho thành phố mới
Ngoài 20% cử tri không đồng tình tên gọi thành phố Thủ Đức, một số người dân quận 2 đề xuất tên khác như thành phố phía Đông, Gia Định, Thủ Thiêm.
Thông tin được đại diện UBND quận 2 cho biết chiều 5/9 khi đề cập đến kết quả lấy ý kiến cử tri về phương án sáp nhập các quận 2, 9 và Thủ Đức, đặt tên cho đơn vị hành chính mới được tổ chức hai hôm trước.
Cụ thể, hơn 14.500 người trong tổng số 72.500 cử tri quận 2 không đồng tình với tên gọi thành phố Thủ Đức. Con số này chiếm tỷ lệ 20%, cao nhất trong 3 quận (quận 9: 3,19%, quận Thủ Đức: 1,15%) được tổ chức lấy ý kiến.
Ngoài ra, hơn 1.100 cử tri góp ý tên gọi khác cho thành phố Thủ Đức. Một số tên được đề xuất là thành phố phía Đông, thành phố Sài Gòn, thành phố Thủ Đức mới, thành phố Gia Định, hay thành phố Thủ Thiêm... Theo đại diện UBND quận 2, những đề xuất này chỉ là thiểu số, không tập trung tại một đơn vị.
Quận 2 sẽ là một phần của thành phố mới sau sáp nhập, tháng 9/2019. Ảnh: Quỳnh Trần.
Tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh - người có công lao với vùng đất này trong giai đoạn 1679-1725. Trải qua nhiều lần tách nhập, sau 1975 huyện Thủ Đức bao gồm cả quận 2 và 9, đến năm 1997 mới thành 3 quận như bây giờ, theo Nghị quyết 03 của Chính phủ.
Tại hội nghị Thành ủy lần 43 hôm 25/7, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết tên gọi thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố tạm lấy tên là thành phố Thủ Đức.
Theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã được Bộ Nội vụ thống nhất, ba quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ sáp nhập, hình thành nên thành phố trực thuộc TP HCM, dù 3 quận này không thuộc diện sắp xếp theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thành phố Thủ Đức sau khi sáp nhập rộng gần 212 km2, hơn một triệu người, kỳ vọng trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển TP HCM và Đông Nam Bộ.
Kế hoạch của UBND thành phố, nếu có trên 50% tổng số cử tri ở phường tán thành, HĐND các cấp liên quan thảo luận, biểu quyết tán thành hoặc không tán thành chủ trương sắp xếp. HĐND TP HCM họp cho ý kiến vào ngày 12/10. UBND TP HCM trình đề án lên Bộ Nội vụ trước 25/10.
Người dân 19 phường đồng tình phương án sáp nhập Người dân 19 phường thuộc quận 2, 3, 4, 5, 10 và Phú Nhuận đồng tình phương án nhập phường với tỷ lệ phiếu 85-99%, tên gọi phường mới là 74-99%. Theo báo cáo của UBND quận 2 ngày 5/10, gần 85% cử tri 4 phường An Khánh, Thủ Thiêm, Bình An và Bình Khánh đồng tình phương sáp nhập phường. Hơn 74%...
Tin mới nhất
Phụ huynh vùng biên Nghệ An góp hoa tô điểm trường học
21:29:14 28/01/2021
Ngôi trường mầm non ở xã biên giới Nhôn Mai (huyện Tương Dương) trong những ngày cuối năm rực lên một màu sắc của hoa. Những vườn hoa muôn sắc màu đều nhờ công sức đóng góp của giáo viên và phụ huynh nơi vùng biên Nghệ An.
Hải Phòng cho học sinh nghỉ học từ ngày 29-1
21:26:10 28/01/2021
Tối 28-1, UBND thành phố Hải Phòng có Văn bản số 624/UBND-VX ngày 28-1 đồng ý với đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh nghỉ học từ ngày 29-1 đến khi có chỉ đạo tiếp theo.
Trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đảng viên lão thành
21:16:39 28/01/2021
Chiều 28-1, Quận ủy Đống Đa (Hà Nội) tổ chức trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng dịp 3-2-2021 cho bảy đảng viên lão thành sinh sống trên địa bàn quận.
Đà Nẵng tăng cường giám sát y tế với người về từ Hải Dương, Quảng Ninh
21:07:14 28/01/2021
Đà Nẵng yêu cầu người dân trở về từ tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh hoặc liên quan đến bệnh nhân Covid-19, những địa điểm, các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân thì chủ động khai báo ngay với cơ quan y tế địa phương.
Trao 300 nồi cơm điện trị giá 300 triệu đồng cho người dân Vũ Quang
21:03:05 28/01/2021
Từ nguồn hỗ trợ của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Ủy ban MTTQ huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tiến hành trao 300 nồi cơm điện trị giá 300 triệu đồng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, bị ảnh hưởng mưa lũ năm 2020.
Gấp rút chi viện nhân viên y tế cho Hải Dương để 'thần tốc chống dịch'
20:59:41 28/01/2021
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng thần tốc chống dịch, Bộ Y tế đã huy động tổng lực từ nhiều đơn vị để xuống trợ giúp Hải Dương tích cực triển khai công tác dập dịch COVID-19.
Lên phương án vây bắt cá sấu nghi sổng chuồng ở Vũng Tàu
20:51:12 28/01/2021
Ngày 27/1, cơ quan chức năng TP Vũng Tàu tiến hành cắm biển báo, quây rào bảo vệ quanh hồ nước đồng thời tìm phương án vây bắt cá sấu tại hồ nước ngọt gần vòng xoay cầu Cửa Lấp thuộc phường 12.
Đề xuất có sân bay của Ninh Bình rất khó khả thi
20:46:55 28/01/2021
Tỉnh Ninh Bình bất ngờ đề xuất bổ sung quy hoạch vị trí xây dựng sân bay. Tuy nhiên, Ninh Bình lại nằm rất gần sân bay Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá).
Công an xử lý gần 500 trường hợp chia sẻ thông tin sai sự thật
20:29:40 28/01/2021
Bộ Công an đã xử lý gần 500 trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin xuyên tạc, sai sự thật, gây hoang mang dư luận; đã gọi hỏi, răn đe trên 1.000 đối tượng tung tin giả mạo.
TP.HCM cần 107.200 tỷ đồng chống ngập trong 5 năm tới
20:27:15 28/01/2021
Đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2025, TP.HCM cần 107.200 tỷ đồng để thực hiện các quy hoạch, nhiệm vụ chính.
Đại hội thông qua số lượng 200 Ủy viên Trung ương khóa XIII
20:24:57 28/01/2021
Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 người, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.
TP.HCM hạn chế tập trung đông người để chống dịch Covid-19
20:17:53 28/01/2021
Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo yêu cầu các quận, huyện, TP hạn chế tập trung đông người, hạn chế tổ chức các sự kiện lễ hội để phòng, chống dịch Covid-19.
Kiên quyết mời ra khỏi Bến xe Mỹ Đình người không đeo khẩu trang
20:09:36 28/01/2021
Bến xe Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được tăng cường các biện pháp chống dịch như nhắc nhở đeo khẩu trang, sát khuẩn khu vực ghế ngồi, tay nắm và đo thân nhiệt 100% hành khách trước khi lên xe.
"Quảng Ninh đã ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch"
19:59:37 28/01/2021
Năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, Quảng Ninh đã ưu tiên cao nhất cho công tác phòng chống dịch, kiểm soát tốt được tình hình.
ĐH Thái Nguyên: Tặng 100 suất quà tết cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
19:57:26 28/01/2021
Ngày 28/1, tại Trung tâm Hội nghị Đại học Thái Nguyên, Ban tổ chức đã trao 100 suất quà cho 100 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại ĐH Thái Nguyên.
Quản lý bay kích hoạt ứng phó dịch COVID-19 cấp độ 4
19:45:28 28/01/2021
VATM kích hoạt phương án ứng phó cấp độ 4 (màu đỏ) tại Đài Kiểm soát không lưu và Đài dẫn đường đa hướng (VOR) tại sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh từ 7 giờ ngày 28-1.
Tạm dừng các tuyến xe khách Hà Nội đi Quảng Ninh
19:38:59 28/01/2021
Chiều nay (28/1) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội phát đi văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động các tuyến vận tải hành khách từ Hà Nội đi Quảng Ninh sau khi địa phương này phát hiện nhiều người nhiễm COVID-19.
Người từ Hải Dương, Quảng Ninh vào Hải Phòng phải đi cách ly
19:31:11 28/01/2021
Chiều 28/1, UBND TP Hải Phòng quyết định lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 liên ngành tại các cửa ngõ ra vào thành phố bằng đường bộ sau khi xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Cụ thể, từ 18h00 ngày ...
Hải Dương thành lập bệnh viện hơn 200 giường điều trị COVID-19
18:23:22 28/01/2021
Xác định đợt bùng phát dịch lần này tại Hải Dương có thể diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo: “Trợ giúp và phối hợp chặt chẽ với Hải Dương và Quảng Ninh khống chế dịch nhanh chóng và hiệu quả là trách nhiệm c...
Hải Phòng khẩn cấp dừng các dịch vụ không thiết yếu, tái lập chốt kiểm soát
18:05:14 28/01/2021
Chiều 28-1, UBND TP Hải Phòng tổ chức họp khẩn, quyết định tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu nhằm tránh tập trung đông ngườ, tái lập các chốt kiểm soát liên ngành tại cửa ngõ ra vào cũng như tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn.
TP.HCM: 6 trường hợp F1 của BN1553 có kết quả xét nghiệm âm tính
17:57:21 28/01/2021
TP.HCM xác định được 7 trường hợp F1 của BN1553 ở Quảng Ninh, trong đó 6 trường hợp cho kết quả âm tính, 1 trường hợp đang chờ kết quả xét nghiệm.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đà Nẵng dừng tháo dỡ bệnh viện dã chiến
17:55:01 28/01/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Đà Nẵng quyết định tạm dừng việc tháo dỡ bệnh viện dã chiến Tiên Sơn.
Thủ tướng yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội 21 ngày toàn bộ TP Chí Linh
17:40:41 28/01/2021
Thủ tướng ra chỉ thị yêu cầu TP Chí Linh (Hải Dương) thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố, trong thời gian 21 ngày kể từ 12h00 ngày 28/1/2021.
TP.HCM yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, xử phạt ai vi phạm
17:14:26 28/01/2021
UBND TP.HCM cũng yêu cầu hạn chế tập trung đông người, hạn chế tổ chức các lễ hội; các sự kiện tập trung đông người phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế về phòng, chống dịch.
Đón người liên quan tới bệnh nhân Covid-19 ở Quảng Ninh tới khu cách ly
17:02:36 28/01/2021
Hôm nay (28/1), ngành y tế Quảng Ninh đã điều xe tới khu dân cư nơi bệnh nhân 1553 sinh sống để đưa những người tiếp xúc tới khu cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm 2 người ở Bắc Giang là F1 với ca bệnh ở Hải Dương
15:31:03 28/01/2021
Theo Sở Y tế Bắc Giang, 2 người ở huyện Lục Nam tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 tại Hải Dương được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bắc Ninh khuyến cáo người dân không đi Hải Dương, Quảng Ninh phòng COVID-19
14:41:55 28/01/2021
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bắc Ninh khuyến cáo người dân không di chuyển đến tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh để phòng dịch COVID-19.
Thủ tướng: Không di chuyển người từ Hải Dương, Quảng Ninh ra ngoại tỉnh
14:34:26 28/01/2021
Không di chuyển người từ Hải Dương, Quảng Ninh ra ngoại tỉnh; tiếp tục sàng lọc, tìm nguồn gốc, nguyên nhân và gốc của ổ dịch- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại phiên họp khẩn chống dịch Covid -19 sáng nay (28/1).