Vĩnh Phúc chi hơn 340 tỷ đồng tiêm vaccine toàn dân
Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân từ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú trên 6 tháng ở địa phương.
Ngày 16/5, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc quyết nghị chủ trương nêu trên. Tỉnh sẽ tổ chức tiêm vaccine từ nay đến 2022, kinh phí dự kiến 342 tỷ đồng, theo đề xuất của UBND tỉnh hồi đầu tháng 5.
Cùng ngày, tỉnh Vĩnh Phúc quyết định hỗ trợ tiền ăn cho người bắt buộc cách ly tập trung 80.000 đồng mỗi ngày. Những người có nguy cơ lây nhiễm, thuộc diện tầm soát diện rộng, được miễn phí xét nghiệm.
Trong đợt dịch thứ tư, Vĩnh Phúc ghi nhận 83 ca Covid-19; hơn 60.000 người đang được theo dõi; 3.300 F1; 31.000 F2. Tỉnh đã cách ly xã hội TP Vĩnh Yên; phường Hùng Vương (TP Phúc Yên); thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc…
Video đang HOT
Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Khánh Linh
Tại cuộc họp cuối tháng 2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 cho biết về lâu dài Nhà nước sẽ tiến tới tiêm miễn phí vaccine ngừa Covid-19 cho nhân dân như các vaccine phòng, chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tại họp Chính phủ giữa tháng 5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tổng số vaccine mà Việt Nam đã mua, đăng ký khoảng 170 triệu liều, trong đó số lượng đã ký kết, có cam kết khoảng 110 triệu liều. Tuy nhiên, ông Long nói chưa chắc chắn về tiến độ cung cấp vì phụ thuộc vào nhà sản xuất. Bộ Y tế đã đề nghị WHO nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, đặt trung tâm tại Việt Nam.
Trong nước đang có 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine, trong đó 2 vaccine thử nghiệm lâm sàng, nếu nghiên cứu thành công, dự kiến năm 2022 mới có thể sản xuất, cung ứng.
Tìm ra nguyên nhân gây cục máu đông sau tiêm vaccine của AstraZeneca
Nhóm chuyên gia tại Đức và Na Uy kết luận, vaccine này tạo ra một loại kháng thể có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, hình thành các cục máu đông trong não.
Đài truyền hình Norddeutscher Rundfunk (NDR) của Đức đưa tin các nhà nghiên cứu tại quốc gia này đã tìm ra nguyên nhân gây các cục máu đông bất thường ở người tiêm vaccine COVID-19 do AstraZeneca sản xuất.
Theo DW , cuộc điều tra do nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Greifswald, Cơ quan quản lý y tế Paul Ehrlich Institute (PEI), một số bác sĩ tại Áo, thực hiện. Áo là quốc gia từng ghi nhận một y tá tử vong vì huyết khối trong não bất thường sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca.
Cùng lúc đó, một nghiên cứu độc lập do các chuyên gia tại Na Uy thực hiện cũng đã hé mở nguyên nhân đằng sau hiện tượng trên.
Cả hai nhóm nghiên cứu phát hiện vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch, khiến máu trong não đông lại. Hầu hết người bị ảnh hưởng là phụ nữ dưới 55 tuổi. Họ nhận được chẩn đoán có huyết khối xoang tĩnh mạch não. Theo The Wall Street Journal, vấn đề này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ người được tiêm vaccine Covid-19.
Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm phòng vaccine của AstraZeneca sau tuyên bố an toàn từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu. (Ảnh: Getty Images)
Giáo sư huyết khối học Pl André Holme, Bệnh viện Đại học Oslo, người đứng đầu cuộc điều tra về các trường hợp ở Na Uy, cho biết nhóm của ông đã xác định một loại kháng thể do vaccine tạo ra là thủ phạm gây nên những bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, ông không loại trừ mối liên quan giữa vaccine COVID-19 với những người có phản ứng miễn dịch mà Na Uy đã ghi nhận trong thời gian vừa qua.
Nhóm chuyên gia tại Đức cũng có kết luận tương tự. Quốc gia này ghi nhận 13 trường hợp bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong tổng số 1,6 triệu người dân được tiêm chủng. Trong đó, 12 nạn nhân là nữ, 3 trường hợp đã tử vong.
Nhóm tác giả tại Đức thông tin nếu bệnh nhân gặp triệu chứng đau đầu liên tục, chóng mặt, giảm thị lực kéo dài hơn 3 ngày sau tiêm vaccine cần được kiểm tra y tế. Các phát hiện của họ đang chờ Viện Paul-Ehrlich xem xét và công bố trên tạp chí y khoa.
Giáo sư Andreas Greinacher, Bệnh viện Đại học Greifswald, cho rằng điều này không có nghĩa chúng ta nên từ chối tiêm vaccine. Bởi "rất ít người gặp phải biến chứng này. Nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi vẫn có cách điều trị cho bệnh nhân", ông nói trong cuộc họp báo tại Đức ngày 19/3.
Trước đó, hàng loạt quốc gia tại Liên minh châu Âu tạm dừng kế hoạch tiêm phòng vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau một số báo cáo về cục máu đông bất thường. Ngày 18/3, Cơ quan Dược phẩm châu Âu tuyên bố không có bằng chứng cho thấy vaccine liên quan những trường hợp đã ghi nhận. Họ cũng khẳng định lợi ích từ việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro. Do đó, Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm chủng của mình.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19 Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca. Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca. Các tỉnh,...