Vịnh Nha Trang bị xâm lấn 53.000 m2
Chỉ 3 dự án đã xâm lấn, làm hư hại vịnh Nha Trang trên diện tích rất lớn nhưng việc khắc phục dây dưa, để xảy ra khiếu nại kéo dài.
Ngày 13-6, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa xác nhận UBND tỉnh này vừa có báo cáo kết quả kiểm tra phản ánh của báo chí về các dự án san lấp, lấn biển, ảnh hưởng đến vịnh Nha Trang . Việc kiểm tra này thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về các dự án lấn vịnh Nha Trang và biện pháp xử lý.
Ì ạch khắc phục
Kết quả kiểm tra cho thấy có đến 3 dự án du lịch đã lấn biển hơn 53.000 m2. Trong đó dự án Trồng rừng, nuôi rong biển kết hợp du lịch sinh thái đảo Hòn Rùa do Công ty TNHH Du lịch sinh thái Hòn Rùa làm chủ đầu tư đưa ra mục tiêu rất “kêu” là giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cây cỏ, tạo nét riêng độc đáo, hoang sơ, tôn tạo giá trị sinh thái biển khu vực đảo Hòn Rùa, tạo môi trường sinh thái để bảo tồn sự đa dạng sinh học. Thế nhưng, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy dự án này đã lấn vịnh Nha Trang trái phép gần 12.900 m2 và san ủi đường giao thông nội bộ ngoài ranh giới dự án 127 m với diện tích hơn 1.000 m2. Đứng trên bờ, một người dân yêu mến Nha Trang nào cũng không khỏi xót xa khi một hòn đảo đẹp trong vịnh Nha Trang như bị một vết chém ngang lưng và ngổn ngang đất đá bên dưới.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định xử phạt 175 triệu đồng đối với chủ đầu tư vì những hành vi trái phép này, đồng thời buộc khôi phục nguyên trạng trước ngày 16-10-2017. Chỉ sau 1 tuần, chủ đầu tư đã nộp phạt nhưng việc khắc phục việc lấn vịnh Nha Trang vẫn cứ dây dưa. Mãi đến ngày 13-4 vừa qua, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra mới xác nhận chủ đầu tư đã khắc phục bằng cách trồng cây xanh trên diện tích vi phạm.
Dự án lấn vịnh Nha Trang thứ 2 là dự án Khu nghỉ dưỡng Champarama Resort & Spa do Công ty CP Du lịch Champarama làm chủ đầu tư, nằm ở phía Đông đường Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang. Dự án hơn 44 ha này nằm trong đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vịnh Nha Trang nhưng lại san lấp, lấn vịnh Nha Trang hơn 17.500 m2. Tỉnh Khánh Hòa đã xử phạt 105 triệu đồng và yêu cầu chủ đầu tư khôi phục nguyên trạng đối với diện tích đã lấn vịnh Nha Trang.
Video đang HOT
Dự án lấn vịnh Nha Trang diện tích nhiều nhất là dự án Công viên văn hóa, giải trí, thể thao Nha Trang của Công ty Nha Trang Sao. Tổng diện tích đã giao cho chủ đầu tư này là hơn 10,3 ha để xây dựng công viên, khu vui chơi, giải trí. Thế nhưng qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện chủ đầu tư lấn vịnh Nha Trang trái phép gần 23.000 m2. Ngoài xử phạt 200 triệu đồng, tỉnh Khánh Hòa còn buộc chủ đầu tư trả lại nguyên trạng ban đầu diện tích lấn vịnh. Tiền phạt thì nộp nhưng việc trả lại nguyên trạng ban đầu thì chủ đầu tư cứ thế dây dưa đến nay.
Dự án Nha Trang Sao lấn vịnh Nha Trang trái phép rồi bỏ hoang không khắc phục. Ảnh: KỲ NAM
Sở Kế hoạch – Đầu tư bị khiếu nại
Đối với dự án Công viên văn hóa, giải trí, thể thao Nha Trang, ngày 19-1-2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định chấm dứt hoạt động dự án vì tiến độ không bảo đảm thời gian gia hạn, bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, đặc biệt là nhà đầu tư không có khả năng khắc phục. Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hoạt động, chủ đầu tư cũ đã kịp thời chuyển nhượng dự án.
Vì vậy, ngày 8-2, bà Hồng Kim Yến – chủ đầu tư mới của dự án – đã có đơn khiếu nại đối với quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa. Ngày 18-4, giám đốc sở này có văn bản bác đơn của bà Yến. Đến ngày 17-5, bà Yến tiếp tục có đơn khiếu nại lần 2 lên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Bà Yến cho rằng những vi phạm trước đây của dự án như lấn biển, sử dụng trái phép di tích lịch sử – văn hóa, chậm tiến độ đều xuất phát từ những cổ đông cũ của công ty. Đến tháng 3-2017, sau khi những cổ đông mới bắt đầu tiếp nhận dự án đã nhanh chóng triển khai, hoàn thành nhiều hạng mục nên đề nghị rút lại quyết định chấm dứt hoạt động dự án.
Về việc này, ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, nói UBND tỉnh đang giao cho các bộ phận tham mưu kiểm tra đề xuất hướng giải quyết. Hiện vẫn chưa có trả lời cuối cùng cho đơn khiếu nại của bà Yến.
Tại một cuộc họp giao ban của UBND tỉnh Khánh Hòa mới đây, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, yêu cầu Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên – Môi trường phải đặc biệt quan tâm đến các dự án lấn biển. “Thường trực Tỉnh ủy cũng đã có chỉ đạo rồi. Phải kiểm tra trật tự xây dựng, không để lấn biển rồi xây dựng trái phép. Tôi đề nghị phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm” – ông Vinh nhấn mạnh.
Rề rà xử lý trách nhiệm
Trong báo cáo gửi Chính phủ, ông Lê Đức Vinh – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – cho biết ngày 25-10-2017, UBND tỉnh này đã có công văn yêu cầu các sở Xây dựng, Tài nguyên – Môi trường và UBND TP Nha Trang kiểm điểm trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng một số dự án lấn biển trái phép. Tiếp đó, trong các ngày 18-1 và 19-3, UBND tỉnh chủ trì các phiên họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng một số dự án lấn biển trái phép ở Nha Trang. Tuy nhiên, đến ngày 13-6, ông Huỳnh Ngọc Bông xác nhận việc kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến các dự án lấn vịnh Nha Trang vẫn chưa xong.
‘Chữa cháy’ bằng công viên cho dự án lấp vịnh Nha Trang chưa khả thi?
Theo GIANG VŨ
Người lao động
Khánh Hòa chỉ đạo ngăn sốt đất tại đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Theo thông tin ngày 24/1 từ ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh vừa ký ban hành chỉ thị tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
Dự kiến huyện Vạn Ninh sắp tới sẽ trở thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong (gọi tắt là đặc khu Bắc Vân Phong).
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong thời gian từ khi tỉnh triển khai xây dựng đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong, tình hình quản lý đất đai tại huyện Vạn Ninh xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Đặc biệt, giá đất địa phương tăng đột biến trong bối cảnh có nhiều người trong và ngoài tỉnh đến nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định của pháp luật. Ngoài ra trên địa bàn còn gia tăng tình trạng lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang giao thông.
Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, giá đất tại huyện Vạn Ninh leo thang chóng mặt. Ảnh minh họa
Do đó, UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Vạn Ninh, các cơ quan chức năng liên quan phải tăng cường rà soát, kiểm tra, thanh tra các vi phạm về sử dụng đất đai để ổn định tình hình tại địa phương. Các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức cố ý hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra nhiều vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, nhất là trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị xử lý nghiêm.
Đồng thời Ban Quản lý khu kinh tế Vân Phong, các sở, ngành liên quan cũng được tỉnh giao nhiệm vụ chỉ đạo, thống nhất các loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ với quy hoạch nhằm tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư. Với các chủ đầu tư để lãng phí đất đai, sử dụng sai mục đích...cần xử lý nghiêm hoặc đề nghị cấp thẩm quyền xử lý.
Trao đổi với Pháp Luật Tp.HCM về diễn biến sốt giá đất tại địa phương, một lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh cho biết trước đây địa phương chưa từng xảy ra tình trạng này vậy mà hiện giờ đất tại đây đang sốt với giá cao chưa từng có. Tại nhiều khu vực, giá đất thậm chí bị đẩy lên cao gấp hàng chục, có khi hàng trăm lần so với trước đây. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng khẳng định, giá đất chỉ có tính chất sốt ảo do các "cò" đất tự nâng giá, tung tin đồn thổi... hòng trục lợi từ những người hám lời cao hoặc thiếu thông tin.
Theo PLO
Đâu là nguyên nhân bùng phát tranh chấp giữa Vịnh Nha Trang và Coteccons? Liên quan đên nhưng tranh châp tai dư an Panorama Nha Trang do Công ty CP đâu tư xây dưng Vinh Nha Trang lam chu đâu tư, dư luân đăc biêt chu y tơi viêc 2 giàn cẩu tháp gãy sập tạo hiêm hoa cho người dân, nhưng nguyên nhân làm "bùng nổ" những mâu thuẫn này lại nằm ở một vấn đề...