Vĩnh Long: Khánh thành cầu Út Ốm để trẻ em đến lớp thuận tiện
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Công ty TNHH Grab (Grab) vừa chính thức khanh thanh đưa vào sử dụng công trình cầu Út Ốm tại ấp Phước Thới B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đây là cây cầu thứ hai thuộc dự án “Xây cầu đến lớp” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab hợp tác triển khai với mục tiêu tạo điều kiện cho trẻ em vùng khó khăn có cơ hội đến lớp thuận tiện, an toàn hơn cũng như cải thiện môi trường sống, phát triển xã hội và kinh tế của địa phương. Dự án là một trong nRhững hoạt động thiết thực nhằm thực hiện sứ mệnh Grab vì cộng đồng của Grab tại Việt Nam.
Cầu Út Ốm đã được khánh thành sau 4 tháng thi công với kinh phí 800 triệu đồng. Cùng với cầu Phú Thạnh A (xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã được khánh thành vào tháng 01/2020, tính đến nay đã có hai cây cầu trong dự án “Xây cầu đến lớp” được hoàn thành. Tổng kinh phí xây dựng hai cây cầu đã hoàn thành tại tỉnh Vĩnh Long là 1,7 tỷ đồng và được Grab cùng cộng đồng chung tay đóng góp thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Cầu Út Ốm tại ấp Phước Thới B, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam cho biết: ” Cây cầu thứ 2 trong dự án Xây cầu đến lớp đã được đưa vào hoạt động, góp phần giúp các em học sinh và bà con ấp Phước Thới B đi lại thuận tiện và an toàn mỗi ngày. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã gây ra một số khó khăn và bất cập nhất định trong quá trình thi công, việc hoàn thiện cây cầu thực sự là một nỗ lực và là niềm tự hào to lớn của chúng tôi trên hành trình xây dựng những cây cầu dân sinh hỗ trợ cho việc đi lại của người dân ở những vùng có điều kiện khó khăn”.
Cũng trong khuôn khổ dự án “Xây cầu đến lớp”, ba cây cầu kiên cố khác ở tỉnh Tiền Giang và Hà Giang cũng đang trong quá trình xây dựng. Với mục tiêu xây dựng 5 cây cầu ở các vùng khó khăn, dự án “Xây cầu đến lớp” sẽ giúp cải thiện điều kiện đến lớp của hơn 1.000 trẻ em, cũng như giúp người dân địa phương dễ dàng hơn trong việc tham gia giao thông, nhất là trong mùa mưa, lũ.
Tính đến thời điểm hiện tại, dự án “Xây cầu đến lớp” do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab Việt Nam phối hợp thực hiện đã nhận được sự ủng hộ hơn 4,2 tỷ đồng từ người dùng Grab. Ngoài hình thức ủng hộ bằng điểm thưởng GrabRewards, từ hôm nay, người dùng Grab có thểđóng góp trực tiếp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam qua ví Moca trên ứng dụng Grab.
Cụ thể, người dùng vào widget “Cùng Grab Chung Tay” ngay trên màn hình chính của ứng dụng Grab, chọn hình thức “Đóng góp ngay” qua ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab, sau đó nhập số tiền đóng góp tối thiểu là 500 đồng/giao dịch.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là quỹ của Nhà nước được thành lập từ ngày 4/5/1992 theo Luật BVCS&GDTE (Nay sửa đổi là Luật Trẻ em), Theo Điều 95, “Quỹ BTTEVN có chức năng vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của NSNN trong trường hợp cần thiết để thực hiện các mục tiêu về trẻ em được nhà nước ưu tiên”.
Quỹ BTTEVN có Hội đồng Bảo trợ, hiện nay do bà Đặng Thị Ngọc Thịnh – Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN là Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ và 20 thành viên là những chính khách, người có uy tín, vị thế cao trong xã hội, là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo các tập đoàn, Doanh nghiệp lớn…
Trải qua gần 28 năm hoạt động, Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp đã huy động được hơn 6.800 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 32 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc, trong đó riêng Quỹ BTTEVN với phương châm hoạt động “Tận tâm – Minh bạch – Kịp thời – Cùng tham gia”, đã vận động được hơn 1.250 tỷ đồng cùng hàng trăm ngàn tấn hàng hóa hiện vật để hỗ trợ cho trên 7,1 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên toàn quốc.
Hỗ trợ giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh
Thời gian qua, bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện, có nhiều kết quả quan trọng, nhưng vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới vẫn tồn tại trong xã hội.
Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới được xác định là nguyên nhân chính gây mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam.
Cán bộ Trạm y tế xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) hướng dẫn người dân các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: Hải Thanh
Năm 2004, dấu hiệu mất cân bằng giới tính khi sinh đã bắt đầu xuất hiện. Sự chênh lệch tỷ số giữa số bé trai và bé gái sinh ra ở Việt Nam tăng nhanh chóng từ năm 2005 trở đi. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam đã lên mức 111,5 bé trai/ 100 bé gái.
Theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), đây là một vấn đề đáng báo động, có xu hướng tiếp tục lan rộng ở cả nông thôn, thành thị và nhiều vùng miền. Sự mất cân bằng giới tính khi sinh là kết quả của việc lựa chọn giới tính trước khi sinh. iều này xuất phát từ quan niệm chỉ có con trai mới có thể gánh vác trọng trách thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường... Vì thế, một trong những mục tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 là đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Chiến lược đã nêu rõ: Giải pháp then chốt là phải tăng cường công tác bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của người dân, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới. Cần có những hành động thiết thực bảo vệ trẻ em để các em sinh ra được bình đẳng, dù là trai hay gái.
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam cho rằng, trong các nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, cần phải chấm dứt quan niệm ưa thích con trai và không coi trọng giá trị của trẻ em gái. Việt Nam đang đạt được nhiều tiến bộ, nhưng những tiến bộ này cần phải được thúc đẩy nhanh hơn nữa trong thập kỷ hành động vì các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). UNFPA sẽ hỗ trợ Việt Nam và các tổ chức xã hội thúc đẩy hơn nữa sự thay đổi hướng tới một đất nước hiện đại và tiến bộ, để mọi phụ nữ và trẻ em gái đều có cơ hội thành công trong xã hội như nam giới và trẻ em trai.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Trong tương lai, nhiều nam giới Việt Nam sẽ khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời; áp lực khiến nam giới kết hôn sớm; có thể gia tăng bất bình đẳng giới trong tiếp cận việc làm; nhu cầu mua bán tình dục, xâm hại tình dục gia tăng và các mạng lưới mua bán phụ nữ có thể sẽ mở rộng hơn... Giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới không chỉ để bảo đảm bình đẳng giới, mà còn giúp cải thiện được tình trạng kết hôn của người dân trong tương lai. Do đó, cần có sự nỗ lực trên toàn quốc để thúc đẩy việc thực hiện các chính sách và luật pháp nhằm ngăn chặn việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới một cách mạnh mẽ, sâu rộng hơn.
Thời gian tới, UNFPA và Chính phủ Na Uy sẽ triển khai một chương trình mới mang tên "Giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và các thực hành có hại ở Việt Nam". Chương trình này sẽ được thực hiện trong ba năm, từ năm 2020 đến 2022 do UNFPA tài trợ, nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam ngăn chặn và chấm dứt việc lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Nông dân Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên thực hiện.
Phương trình sẽ có các chiến dịch truyền thông thay đổi chuẩn mực xã hội về việc ưa thích con trai, hạ thấp giá trị của con gái; nâng cao năng lực cho phóng viên báo chí và truyền hình; thực hiện các chương trình làm cha trách nhiệm; tăng cường cơ chế điều phối liên ngành trong việc giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới...
Đẩy mạnh chi hỗ trợ lao động bị dịch Covid-19 ảnh hưởng trong gói 62 nghìn tỷ đồng Trước mắt, cần đẩy mạnh chi trả tiền hỗ trợ trong gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng cho nhóm người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 quy định trong Quyết định số 15/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh minh họa: Duy Linh. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản gửi Ủy...