Vĩnh Long đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế
Triển khai kế hoạch tuyên truyền năm 2021, các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thuế, đặc biệt là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện ở các luật thuế hiện hành.
Đó là nội dung chủ đạo tại Hội nghị công tác phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai kế hoạch tuyên truyền năm 2021 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Cục Thuế tỉnh Vĩnh Long phối hợp tổ chức, diễn ra chiều 13/4, tại TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Đại diện tổ chức, cá nhân nhận bằng khen vì đã có những thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
Video đang HOT
Đánh giá công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện để công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả. Ban Tuyên giáo các cấp đã tích cực phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ với ngành Thuế nhằm tham mưu kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020. Công tác phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Thông qua công tác phối hợp tuyên truyền giữa ngành Thuế với các cơ quan thông tin tuyên truyền đã tạo cơ sở pháp lý và tăng cường trách nhiệm giúp cho các chính sách, pháp luật về thuế sớm được tuyên truyền sâu, rộng, kịp thời với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với tình hình thực tế, nội dung đa dạng…
5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức triển khai quán triệt gắn với tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế được 28.433 cuộc, với 885.370 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tham dự; ấn phẩm báo chí, truyền thông đa dạng nhiều thể loại như báo điện tử, báo in, truyền hình, phát thanh … với hàng nghìn tin, bài, hàng nghìn giờ nhằm tuyên truyền các chính sách, pháp luật thuế được sửa đổi, bổ sung, vận động người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Song song đó, ngành Thuế cũng đã chủ động thực hiện công tác tuyên truyền thông qua người nộp thuế được 88 cuộc với 9.274 người nộp thuế tham dự. Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử ngành Thuế được 1.130 tin, bài, tiểu phẩm, phóng sự, văn bản và cung cấp hơn 119.536 ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền về thuế đến các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong toàn tỉnh.
Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền năm 2021, hội nghị thống nhất nhận định việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về thuế là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng nòng cốt là các cơ quan của Đảng, chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng cùng phối hợp với cơ quan thuế. Từ đó, cần tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thuế, đặc biệt là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện ở các luật thuế hiện hành.
Hà Tĩnh: Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên
Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị "Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên".
Đồng chí Hà Văn Hùng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Văn Khánh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định: "Công tác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên luôn được Đảng ta xác định là một trong những kênh thông tin quan trọng, trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến, giáo dục, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp thông tin về chính trị, thời sự quan trọng của tỉnh, của đất nước và thế giới; là vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành, quản lý của Nhà nước. Đây được xem là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác tuyên giáo của Đảng".
Các đại biểu đã thảo luận về những kết quả nổi bật, đồng thời chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua. Các ý kiến thống nhất cho rằng, đội ngũ báo cáo viên các cấp tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã không ngừng nỗ lực cố gắng, tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ công tác tuyên truyền miệng, góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức và đồng thuận xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên của tỉnh thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế, như: đội ngũ tuy đông nhưng chưa mạnh, chất lượng hoạt động không đều; tỷ lệ báo cáo viên có kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp tuyên truyền hấp dẫn, sức thuyết phục cao chưa nhiều...
Các đại biểu dự Hội nghị cũng đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các địa phương, đơn vị và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
Tại Hội nghị, đồng chí Văn Tiến Bằng, Trưởng phòng Báo cáo viên, Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương đã trình bày các chuyên đề về kỹ năng chuẩn bị một buổi tuyên truyền miệng và kỹ năng thực hiện buổi tuyên truyền miệng, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm tham mưu lĩnh vực công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên. Đồng chí Văn Tiến Bằng cho rằng, trong bối cảnh xã hội thông tin hiện nay, đội ngũ báo cáo viên các cấp của tỉnh Hà Tĩnh cần đổi mới phương pháp thực hiện công tác tuyên truyền miệng, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng hoạt động, tăng tính hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe.
Đồng chí Hà Văn Hùng kết luận Hội nghị.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Hà Văn Hùng nhấn mạnh vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên trong toàn bộ tiến trình cách mạng của Đảng. Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của truyền thông và mạng xã hội, người dân tiếp nhận thông tin từ rất nhiều kênh khác nhau, nhưng công tác tuyên truyền miệng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Đồng chí Hà Văn Hùng đề nghị đội ngũ báo cáo viên các cấp của tỉnh cần không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình mới.
Phát động Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND" Chiều 31-3, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức lễ phát động Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND". Quang cảnh lễ phát động. Tham dự có nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,...