Vĩnh Long: Bến xe, bến phà điều chỉnh vận tải hành khách
Ngày 31/3, Sở Giao thông- Vận tải có 2 thông báo liên tiếp điều chỉnh nhiều tuyến xe công cộng trong tỉnh, liên tỉnh trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 áp dụng từ 00 giờ ngày 1/4- 15/4/2020. Thông báo được nhiều đơn vị hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc và quyết liệt.
Bến xe khách TP Vĩnh Long thực hiện nghiêm thông báo tạm dừng phương tiện. Ảnh chụp sáng 1/4/2020.
Ghi nhận tại Bến xe khách TP Vĩnh Long vào sáng ngày 1/4/2020, không khí yên ắng khác xa ngày thường, mà cụ thể là trước đó chưa đầy 1 ngày kể từ khi có thông báo tạm dừng khai thác nhiều tuyến xe công cộng trong tỉnh, liên tỉnh thực hiện từ 00 giờ ngày 1/4 được Sở Giao thông- Vận tải phát đi.
Cụ thể, theo thông báo của Sở Giao thông- Vận tải vào chiều 31/3, kể từ 00 giờ ngày 1/4- 15/4/2020 sẽ tạm dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi; hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định; hoạt động vận tải hành khách theo hình thức hợp đồng, du lịch; hoạt động vận chuyển hành khách của các bến phà, bến khách ngang sông (trừ trường hợp đặc biệt).
Thông báo này đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Công văn của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị cho dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô, và Chỉ thị số 05/CT-UBND tỉnh Vĩnh Long về việc tập trung cao độ thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Đối với xe khách liên tỉnh, sáng cùng ngày Sở Giao thông- Vận tải cũng đã thông báo rộng rãi đến nhà xe cho biết tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng trên 9 chỗ và xe du lịch trên 9 chỗ có điểm đi- đến Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tạm dừng 2 tuyến xe buýt liên tỉnh: Vĩnh Long- Cần Thơ và tuyến Vĩnh Long- Sa Đéc (Đồng Tháp).
Đối với các tuyến cố định đi TP Hồ Chí Minh và ngược lại chỉ thực hiện 1 chuyến/ngày; đảm bảo số lượng hành khách trên 1 chuyến xe tối đa không quá 50% số ghế trên xe và không quá 20 người.
Lái xe, nhân viện phục vụ, hành khách buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi lên/xuống xe, ngồi xen kẽ giữa các hàng ghế và buộc phải khai báo y tế.
Theo Trưởng Ban bến xe, bến tàu khách TP Vĩnh Long- ông Lương Văn Thảo, thì bến xe khách trong tỉnh có 4 tuyến, ngoài tỉnh 2 tuyến với gần 100 đầu xe hoạt động.
Ngay khi nhận thông báo Ban bến xe đã thông báo đến các nhà xe có phương tiện chấp hành nghiêm quy định và đã nhận được sự hưởng ứng rất cao.
“Theo thông thường có nhiều xe đến rước khách nhưng đến sáng ngày 1/4 thì không còn xe nào hoạt động. Chủ phương tiện chấp hành rất tốt thông báo.
Video đang HOT
Hành khách thì cũng có người đến gửi hàng hóa nhưng rất ít bởi không nắm thông tin, nhưng qua giải thích họ hiểu và chủ động tìm phương cách khác”- ông Lương Văn Thảo cho biết.
Lưu thông tại Bến Đình Khao ổn định, trật tự.
Tại Bến tàu khách Vĩnh Long, ngày thường 1 ngày/đêm có 75- 80 phương tiện trong và ngoài tỉnh ra vào, nhưng từ thời điểm dịch bệnh xuất hiện đến nay, phương tiện đã giảm đáng kể.
Nhiệm vụ chính là đưa rước khách thì hiện chủ yếu trung chuyển rau củ quả, thủy hải sản phục vụ tại chợ Vĩnh Long. Các công tác phòng chống dịch cũng được ngành chức năng tại đây tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện tốt.
Trong khi đó, tại Bến phà Đình Khao hiện vẫn còn hoạt động, dù trước đó thông báo tạm dừng. Song, theo giải thích của ngành chức năng, do bến phà nằm trên quốc lộ độc đạo nên vẫn hoạt động để phục vụ việc đi lại của người dân.
Ông Lê Văn Mười- Giám đốc Cụm phà Vàm Cống (đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long), cho biết hiện hàng ngày có hàng ngàn phương tiện qua lại.
Gần đây nhiều xe bồn chở nước ngọt từ các tỉnh khác sang Bến Tre phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng người dân nơi đây, nên nếu tạm dừng lưu thông sẽ gây khó khăn rất lớn.
Tuy vậy, công tác đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, hành khách đi phà mùa dịch COVID-19 được đơn vị thực hiện nghiêm ngặt.
Nhân viên và hành khách tại Bến phà Đình Khao thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang.
Cũng theo ông Lê Văn Mười, không chỉ tại Vĩnh Long mà tại cụm phà trực thuộc ở Sóc Trăng, Trà Vinh đã được Ban Giám đốc bố trí làm việc trực tuyến và thực hiện đeo khẩu trang; hạn chế lượng khách qua phà để đảm bảo bố trí khoảng cách 2m trở lên.
“Hiện hành khách qua phà giảm giảm 70- 80%, do ý thức người dân hạn chế ra đường. Đây là điều kiện tốt để phòng chống dịch.
Tới đây các cụm phà cũng sẽ bố trí đo thân nhiệt đầu bến, tiếp tục tuyên truyền, giữ khoảng cách hành khách qua phà an toàn và sẽ thực hiện nghiêm việc tạm dừng nếu có sự chỉ đạo cần thiết”- Giám đốc Cụm phà Vàm Cống- ông Lê Văn Mười nói.
Sở Giao thông- Vận tải cũng cho biết, đã yêu cầu đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo công tác lưu thông an toàn, trật tự mùa dịch bệnh.
Chiều 31/3/2020, Bộ Giao thông- Vận tải có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các Sở Giao thông- Vận tải tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong vòng 15 ngày kể từ 00 giờ ngày 1/4 dừng hoạt động vận chuyển của các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, nội tỉnh, các hoạt động vận tải của xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi, xe buýt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa.
Bài, ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Nhà nông miền Tây "mê" trồng lúa giống chất lượng
Với việc triển khai dự án "Sản xuất giống lúa xuất khẩu giai đoan 2011 - 2020" và các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG), Viện Lúa ĐBSCL đã cùng nông dân trong vùng tổ chức sản xuất, cung ứng các giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, góp phần tăng năng suất và giá trị hạt lúa.
Doanh nghiệp thu mua toàn bộ lúa giống
Năm 2019, TTKNQG tiếp tục phối hợp với 10 tỉnh vùng ĐBSCL xây dựng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ hạt giống lúa xác nhận 1 trên quy mô 540ha (địa điểm thực hiện tại các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng), thu hút 521 hộ dân tham gia.
Kết quả mô hình, năng suất lúa thu hoạch khá cao, đạt 5,55 tấn lúa khô/ha, trong khi yêu cầu mô hình đề ra là 5,3 tấn/ha.
Bên cạnh đó, TTKNQG cũng xây dựng 5 mô hình liên kết tiêu thụ lúa tại Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Theo đó, các mô hình trồng lúa đã kết nối được với đơn vị sản xuất kinh doanh lúa giống cho nông dân nhằm thu mua toàn bộ số lượng giống sản xuất theo mô hình.
Năm 2019, doanh nghiệp và các đơn vị thực hiện mô hình đã phối hợp ký hợp đồng thu mua lúa nguyên liệu để làm lúa giống ngay từ đầu vụ, với giá 6.800 - 7.750 đồng/kg, tổng sản lượng gần 3.000 tấn giống đạt chất lượng lúa giống cấp xác nhận 1.
Các đại biểu và nông dân thăm mô hình sản xuất lúa giống tại huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long). Ảnh: Thanh Liêm
Tại Vĩnh Long, để thực hiện thành công dự án này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cùng Trạm Khuyến nông huyện Trà Ôn phối hợp chính quyền xã Nhơn Bình chọn được 25 hộ nông dân đủ điều kiện tham gia mô hình, với tổng diện tích thực hiện 20ha. Theo đó, các hộ nông dân được hỗ trợ 80kg lúa giống nguyên chủng/ha; các loại phân bón, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo vệ thực vật cũng được dự án hỗ trợ.
Quá trình triển khai, nông dân được cán bộ khuyến nông hướng dẫn áp dụng phương pháp sạ hàng, giống lúa là OM 5451 cấp nguyên chủng, quản lý sâu bệnh hại theo phương pháp IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng.
Kết quả vụ thu đông vừa qua cho thấy, năng suất lúa khô trong mô hình đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn ngoài mô hình 0,4 tấn/ha. Chi phí đầu tư thấp hơn ngoài mô hình hơn 2,7 triệu đồng/ha, với giá bán 6.800 đồng/kg, lợi nhuận bình quân của mô hình đạt hơn 18,7 triệu đồng/ha, cao hơn lúa sạ lan ngoài mô hình là 9,5 triệu đồng/ha.
Đại diện Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long cho biết, nhờ áp dụng các giải pháp kỹ thuật đồng bộ, phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả, tuân thủ quy trình kỹ thuật nên việc sản xuất lúa trong mô hình tiết kiệm nước tưới, giống, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón..., góp phần nâng cao kỹ năng sản xuất lúa giống cho bà con nông dân.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đã giới thiệu cho HTX Nông nghiệp Tân Mỹ hợp tác thu mua lúa giống xác nhận cho bà con với sản lượng 110 tấn. Đặc biệt, từ hiệu quả của dự án mang lại, nông dân xung quanh xã Nhơn Bình đã học hỏi và nhân rộng diện tích sản xuất lúa giống lên 47,6ha.
Thêm cánh đồng lớn trồng lúa chất lượng
Là một trong những hộ dân tham gia dự án sản xuất lúa giống trong vụ thu đông 2019, anh Thạch Mẫn ở ấp Cần Súc, xã Loan Mỹ (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) cấy 1ha lúa siêu nguyên chủng giống OM 5451. Mới đầu, anh cũng gặp khó khăn trong khâu khử lẫn - khâu đòi hỏi nghiêm ngặt nhất trong việc sản xuất lúa giống. Nhờ chịu khó học hỏi, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn, anh Mẫn đã dần khắc phục được khâu này, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đạt yêu cầu dự án đề ra và được doanh nghiệp, HTX bao tiêu toàn bộ.
Anh cho biết, sẽ "đeo bám" dự án này vì không chỉ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa thịt, mà còn vì đam mê, mong muốn những hạt giống lúa chất lượng do mình làm ra được bà con sử dụng rộng rãi. Theo đó, năng suất lúa giống (tươi) thu hoạch đạt bình quân 6,8 tấn/ha. Tuy chi phí sản xuất 1kg lúa giống cao hơn lúa hàng hóa nhưng giá bán lại cao hơn, do đó lợi nhuận cao hơn khoảng 12,5 triệu đồng/ha.
Trong giai đoạn từ 2012 - 2018, Viện Lúa ĐBSCL cũng đã phối hợp Trung tâm Giống nông nghiêp các tỉnh ĐBSCL thực hiện các chương trình duy trì giống gốc, sản xuất giống siêu nguyên chủng, xây dựng mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống cấp nguyên chủng, sản xuất lúa nguyên chủng...
Kết quả, Viện đã duy trì giống gốc diện tích 33ha, sản lượng hơn 23,2 tấn; sản xuất giống siêu nguyên chủng gồm 24 giống OM trên diện tích 74ha, với sản lượng trên 280 tấn; xây dựng mô hình trình diễn công nghê sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng từ nguồn vốn huy đông với diện tích 2.558,5ha, sản lượng 10.368 tấn.
Viện Lúa còn tổ chưc 16 lớp đào tạo về quy trình công nghệ nhân giống cấp nguyên chủng cho người dân. Nhờ vậy, công tác sản xuất và quản lý giống của các địa phương đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là đảm bảo chất lượng hạt lúa giống.
Vĩnh Long: Tạm dừng hoạt động các dịch vụ công cộng để phòng dịch COVID-19 Từ ngày 26.3, các cơ sở dịch vụ và văn hóa công cộng ở Vĩnh Long sẽ tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của tỉnh này để phòng dịch COVID-19. Các trường hợp vi phạm trong khai báo y tế, thực hiện cách ly, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự... Ảnh minh họa Ngày 25.3, ông Lữ Quang...