Vinh danh Cây Di sản cho cụm cây Kơ nia trăm năm tuổi
4 cây Kơ nia cô thụ hàng trăm năm tuổi trong khuôn viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa chính thức được Hôi Bảo vê thiên nhiên và môi trường Viêt Nam trao bằng, gắn biển công nhận cụm Cây Di sản Việt Nam.
Lễ gắn biển được đại diện Hội đồng Trung ương Liên hiêp các Hôi khoa học kỹ thuât Viêt Nam, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, chính quyền địa phương, nhà trường tổ chức vào sáng ngày 20/11.
Lễ gắn biển công nhận cụm Cây Di sản Việt Nam cho 4 cây Kơ nia tại xã Sơn Lộc
Cả 4 cây Kơ nia được vinh danh lần này đều rất cao lớn, trong đó 2 cây có đường kính thân khoảng 1,75m, chiều cao mỗi cây trên dưới 30m, tán rộng 300 – 500 m2. 2 cây nhỏ hơn thân có đường kính 0,75m. Cây Kơ nia có tên khoa học là Irvingia malayana Oliv. Ex A. Benn, đông bào Tây Nguyên gọi là cây Kơ nia, còn người địa phương quen gọi là cây Lậy Cầy.
Chụp ảnh lưu niệm bên Cây Di sản
Môt điêu lạ là cho đên nay, nhân dân địa phương và các nhà khoa học chưa lý giải được vì sao 4 cây Kơ nia này lại xuất hiện tươi tốt ở địa bàn xã Sơn Lôc, huyện Can Lộc. Hàng trăm năm qua, môi năm 4 cây Kơ nia cho hàng vạn quả nhưng đầu năm 2012 mới mọc duy nhât 1 cây con. Nhà trường đã bảo vê nghiêm ngặt, chăm sóc cẩn thận để cây con phát triên tôt, sau đó cây đã được đưa về trông lưu niêm tại Khu di tích Xô viêt Nghê Tĩnh tại ngã ba Nghèn – huyên Can Lôc.
Cây con duy nhất được đưa về trông tại Khu di tích Xô viêt Nghê Tĩnh
Video đang HOT
Viêc công nhân và tô chức vinh danh Cây Di sản Việt Nam cho 4 cây Kơ nia trên không chỉ có ý quan trọng trong viêc bảo tôn nguôn gen, nâng cao ý thức của công đông trong bảo vê thiên nhiên và môi trường sông, mà còn là một niềm vui lớn đối với địa phương, bao thê hê người dân Sơn Lôc vốn đã xem 4 cây cổ thụ này là biêu tượng quê hương.
Theo Dantri
4 cây di sản kỳ lạ ở một trường học
Người dân địa phương cũng không ai biết rõ nguồn gốc của 4 cây này từ đâu mà có, mọc lên từ bao giờ, chi biết rằng nó nằm trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có tên gọi là cây lậy cầy. Mới đây, họ ngỡ ngàng và tự hào khi biết rằng đó là cây di sản.
Ký ức già làng
Người sống thọ nhất ở xã Sơn Lộc hiện nay là cụ bà Phan Thị Từ (103 tuổi, ở xóm Chi Lệ) cho biết, khi cụ mới 9 - 10 tuổi đi chăn trâu đã thấy 4 cây lậy cầy (còn gọi là cây kơ nia) đó rồi. Chúng đã cao, lớn mấy đứa ôm không xuể.
"Hồi đó chưa có trường học, cả khu vực đó đang bỏ hoang. Bọn tui chăn trâu, đi củi đứng từ đồi cao nhìn về làng chỉ thấy có cây lậy cầy là cao nhất" - cụ Từ nhớ lại.
Thầy Hiệu trường cùng một số học sinh dưới gốc 1 cây di sản trong sân trường
Cũng theo cụ Từ, trái của cây đó có thể ăn được. Nó có vị beo béo. Vì thế, qua nhiều thế hệ, trẻ con vẫn hay trèo lên hái quả. Đã có một số bị ngã gãy tay, gãy chân. Và cũng đã có trường hợp bị chết.
Việc mới đây, 4 cây trong khuôn viên trường Tiểu học Sơn Lộc được công nhận là cây di sản, có tên phổ thông là cây Kơ Nia khiến cụ Từ rất ngỡ ngàng.
"Cứ tưởng nó là cây bình thường, giờ nghe nói là cây di sản. Cũng không biết sao lại được cho là cây di sản nữa. Chắc nó phải quý lắm" - cụ Từ tâm sự.
Bằng công nhân cây di sản
Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lộc, thầy Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, 4 cây kơ nia này có đặc điểm rụng lá vào mùa thu, rụng quả vào mùa hè.
Mỗi cẫy có hàng vạn quả, nhưng không hiểu vì sao hạt của nó rất hiếm khi nảy mầm lên cây con.
Theo đặc điểm địa lý, thì cây kơ nia mọc nhiều ở Tây Nguyên nên việc xuất hiện 4 cây ở Hà Tĩnh là khá đặc biệt, khó lý giải.
"Mừng mà lo"
Theo ông Hiệp, cuối tháng 4/2012, nhà trường cùng với một cựu học sinh tên là Nguyễn Anh Sơn đã tiến hành đo đạc kích thước của cây rồi gửi mẫu phẩm, thông số ra cho Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam ở Hà Nội.
Tán cây di sản rất rộng, có thể tỏa bóng mát cả một vùng lớn, học sinh thỏa sức vui chơi
Kích thước của 4 cây lậy cầy do ông Hiệp cung cấp, đo ở độ cao 1,3m so với mặt đất, cây lớn nhất có đường kính 1,75m, cao 30m. Cây nhỏ nhất đường kính 0,75m, cao 20m.
Sau khi gửi mẫu phẩm và chờ đợi, ngày 24/8/2012, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có quyết định số 345 công nhận 4 cây này là cây di sản.
"Dịp khai giảng vừa rồi, nhà trường định kết hợp tổ chức lễ công bố cây di sản luôn. Nhưng do chưa có kinh phí nên chưa thể tiến hành được" - ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, hiện nay, nhà trường rất muốn đặt một tấm bia đá để ghi thông tin về cây di sản.
Cây lậy cầy mọc ở phía sau dãy lớp học
Đồng thời, in bộ tài liệu về cây di sản để tuyên truyền bảo vệ, gìn giữ và làm một buổi lễ công bố cây di sản. Tuy nhiên, chưa có kinh phí.
"Việc trong khuôn viên trường có 4 cây di sản khiến chúng tôi rất vui mừng, tự hào vì đây là lần đầu tiên ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản. Tuy nhiên, nhà trường cũng đang băn khoăn về công tác bảo tồn, chăm sóc. Nguồn kinh phí đó sẽ lấy từ đâu?" - ông Hiệp chia sẻ.
Theo 24h
Cây thị ngàn năm ở Hà Nội trở thành di sản Việt Nam Trải qua nhiều biến cố, "cụ thị" ngàn năm tuổi ở đền thờ hoàng tử Lý Linh Lang (thôn Nhuận Trạch, Ba Vì, Hà Nội) đã trở thành một phần máu thịt của người dân. Ngày mai 19/3, "cụ" sẽ được nhận bằng "cây di sản Việt Nam". Ngàn năm tỏa bóng Gốc cây thị đồ sộ với đường kính gần 4m Sau...