Vĩnh biệt người đưa cơm cho Bác Hồ ở Pác Bó
Cụ Hoàng Thị Khìn, 102 tuổi, lão thành cách mạng, người trực tiếp đưa cơm, nuôi giấu Bác Hồ khi người hoạt động ở Pác Bó, Cao Bằng vừa qua đời.
Cụ Khìn không chỉ là nhân chứng sống mà còn là niềm tự hào của người dân nơi mảnh đất quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng.
Sinh thời, căn nhà sàn cuối xóm Pác Bó của cụ Khìn vẫn trở thành nơi tiếp các đoàn khách từ trung ương đến tỉnh, huyện, những phóng viên, nhà báo và cả các cháu thanh, thiếu nhi khắp mọi miền. Khi đã ngoài 100, tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn minh mẫn, vẫn kể vanh vách câu chuyện về những ngày tham gia cách mạng, được đưa cơm cho Bác và còn đủ sức hát bài ca cách mạng bằng tiếng Nùng nữa.
Cụ Hoàng Thị Khìn, người trực tiếp đưa cơm, nuôi giấu Bác Hồ tại Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Cụ vẫn nhớ như in, năm 1941, hai chị em cụ được tổ chức phân công vào khu rừng rậm phía đầu nguồn suối Giàng gặp ông Ké. Trong những lần gặp ấy, cụ được nghe ông Ké nói chuyện, rồi ân cần hỏi thăm đời sống của người dân, của làng bản bằng tiếng Nùng, ông Ké còn dặn bà con các dân tộc phải đoàn kết, cùng nhau đánh giặc để mang lại ấm no cho bản làng. Theo lời ông Ké, vợ chồng cụ Khìn và cả bản Pác Bó không sợ hiểm nguy, một lòng theo cách mạng.
Video đang HOT
“Làm cách mạng khi ấy có các hội như Nhi đồng cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội. Đi theo Bác Hồ, ở lán Khuổi Nậm, nấu cơm cho Bác ăn. Làm cách mạng không phải có một người đâu, một người làm thì không thành công được, nhiều người lắm, hàng trăm người cùng tập đội ngũ, có cả người Hòa An, Hà Quảng… tham gia huấn luyện quân tự vệ đi theo cách mạng. Ở Khuổi Nậm chúng tôi nấu cơm cho Bác, lấy vào ống tre, nấu cháo bẹ, vác trên vai, đưa vào cho tự vệ cùng ăn”.
Cụ Khìn vẫn lấy những lời căn dặn của Bác để khuyên răn con cháu: phải nỗ lực vươn lên, không bỏ đất hoang, không nghe theo kẻ xấu, phải đoàn kết, thương yêu nhau để cùng xây dựng bản Pác Bó giàu đẹp hơn, xứng đáng với danh xưng quê hương cội nguồn cách mạng.
“Tôi nghe mẹ Khìn kể là đi hoạt động cách mạng bí mật, các ông, các bà đã chích máu ăn thề, kiên quyết đi theo Đảng, theo Bác thôi. Bà con Pác Bó vinh dự, tự hào là quê hương thứ hai của Bác, nên bà quyết tâm thực hiện và làm theo gương Bác Hồ”, bà Hoàng Thị Phần, con dâu cụ Hoàng Thị Khìn kể.
Cụ Khìn về với đất mẹ cũng là một nỗi tiếc thương với những người dân xóm Pác Bó. Cụ là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu Pác Bó học tập và còn là niềm tự hào, là nhân chứng sống cho lịch sử hào hùng của mảnh đất cách mạng này.
“Cụ Khìn là niềm tự hào của quê hương, cụ luôn tuyên truyền, nhắc nhở con cháu phải theo gương tinh thần cụ Hồ để xây dựng quê hương trở thành quê hương mẫu mực. Lúc còn sống, lúc nào cụ cũng quan tâm đến thế hệ trẻ, nhất là thanh niên, thiếu nhiên và nhi đồng”, ông Nông Thanh Bằng, trưởng xóm Pác Bó, xã Trường Hà nói.
Thắp nén hương thơm tiễn người con của quê hương cách mạng về với đất mẹ, cụ đã về bên núi Các Mác, thảnh thơi nghe dòng suối Lê Nin rì rầm chảy trên quê hương Pác Bó đang đổi thay từng ngày./.
Về nơi khắc sâu hình bóng Người
Năm 1947, Bác Hồ trở lại Tuyên Quang ở và làm việc để cùng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ lãnh đạo toàn quân, toàn dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. Ảnh: TTXVN phát
Giai đoạn từ năm 1947-1954, Bác Hồ đã ở, làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau trên đất Tuyên Quang. Trong đó, có lán Hang Bòng, thôn Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương - nơi Bác Hồ đã ở và làm việc 3 lần. Những kỷ niệm, những câu chuyện, ký ức về Người vẫn luôn hiện hữu trên mảnh đất và tâm hồn của người dân nơi đây.
Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trưởng Phòng Trưng bày - Tuyên truyền, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong giai đoạn từ năm 1949 - 1952, Bác Hồ đã 3 lần ở và làm việc tại lán Hang Bòng. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ ra nhiều quyết định quan trọng để củng cố chính quyền nhân dân, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới đưa vị thế chính trị của Việt Nam lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều quyết sách về kinh tế, tài chính, quân sự, quốc phòng. Người đã ký Sắc lệnh thành lập Quốc gia Ngân hàng Việt Nam...Ngoài công việc, Người luôn chú trọng đến công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ, các cháu thiếu niên nhi đồng, các cụ già và phụ nữ trong cả nước.
Trong thời gian làm việc tại lán Hang Bòng, Người đã viết nhiều bài đăng trên các báo Trung ương để động viên đồng bào chiến sỹ cả nước tích cực thi đua sản xuất, thi đua giết giặc lập công đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Người dân thôn Bòng, xã Tân Trào kể lại, những ngày Bác Hồ sống và làm việc tại lán Hang Bòng, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn dành thời gian tăng gia sản xuất, vui đùa với các cháu nhỏ, luyện tập thể thao, câu cá. Mỗi lần ra sông Phó Đáy tắm, khi về Bác mang theo những viên đá nhỏ xếp vào các bậc lên xuống hang để trời mưa đỡ đi lại đỡ bị trơn. Bác luôn động viên, khuyến khích nhân dân địa phương phải tăng gia sản xuất, chăm chỉ lao động để có cơm ăn, áo mặc, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc...
Theo ông Ma Văn Yên, Trưởng thôn Bòng, xã Tân Trào, thôn Bòng hiện có 193 hộ dân, trong đó 70% là đồng bào dân tộc Tày. Người dân trong thôn rất tự hào vì có di tích lán Hang Bòng, nơi Bác Hồ đã từng ở và làm việc. Tự hào với truyền cách mạng, ghi nhớ những lời dạy của Bác, nhân dân trong thôn luôn nỗ lực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Để giúp người dân nâng cao thu nhập, thôn cũng thường xuyên vận động người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo hướng hàng hóa. Thôn hiện có trên 10ha cây ăn quả, chủ yếu là thanh long, nhãn, bưởi, mít. Nhờ chọn hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, thu nhập của người dân trong thôn ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/người/năm (tăng 3 triệu đồng so với năm 2020). Đời sống người dân ngày càng được nâng lên.
Là một trong những hộ dân phát triển kinh tế giỏi ở thôn Bòng, xã Tân Trào, cách đây 5 năm, gia đình ông Đinh Văn Minh quyết định chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trồng cây ăn quả. Hiện, gia đình ông đang có 1 ha cây ăn quả các loại như thanh long, bưởi, na, mít. Khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm, gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ các loại hoa quả gia đình trồng được.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, người dân Tân Trào luôn đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, đưa Tân Trào trở thành xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới năm 2014. Tân Trào hôm nay sự thay đổi đã hiện rõ: 100% đường liên xã, trục chính của xã đã được nhựa hóa; 100% đường nội thôn, liên thôn được bê tông hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn, xã không còn nhà tạm, nhà dột nát...
Ông Hoàng Đức Soài, Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết, nhằm nâng cao các tiêu chí đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã đã vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, đưa các giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; thường xuyên phối hợp với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân tuyển lao động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch; quảng bá thương hiệu sản phẩm chủ lực của xã. Đồng thời, xã duy trì các tổ tự quản về an ninh trật tự, tổ tự quản bảo vệ môi trường tại 8/8 khu dân cư; tranh thủ các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương, thủy lợi; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân...
Nhờ đó, đời sống của người dân trong xã đang ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn gần 2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm; 98% hộ dân đạt gia đình văn hóa...
Ông Hoàng Đức Soài cho biết thêm, thời gian tới, xã tiếp tục vận động nhân dân nâng cao các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung nhiều hơn vào các tiêu chí thu nhập, môi trường và an ninh trật tự; khuyến khích, hướng dẫn người dân tập trung sản xuất hàng hóa, sản xuất các sản phẩm hữu cơ như rượu men lá Thắm Liên, chè ướp sen, Mật ong Tân Trào... Bên cạnh đó, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường như: nâng cao tiêu chí về chỉnh trang khuôn viên nhà ở, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi; tăng cường phổ biến, tuyên truyền, nâng cao chất lượng hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh" gắn với thực hiện phong trào thi đua "Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới".
Vui buồn gieo chữ Một thời gian khổ, gắn bó với Tây Bắc 15 năm, nay người còn người mất, ai cũng thấy bùi ngùi, thương nhớ trong lần gặp mặt hiếm hoi... Nhà văn - nhà giáo Lê Xuân. Tôi thuộc lớp người sinh ra trước Cách mạng tháng Tám một năm. Phong trào Bình dân học vụ được Bác Hồ phát động lúc tôi được...