Vĩnh biệt kỷ nguyên thiết kế đơn giản, WWDC 2020 đã bắt đầu kỷ nguyên tùy biến của Apple
Làm nên danh tiếng từ việc tạo nên các thiết kế đơn giản và hoàn hảo, WWDC 2020 cho thấy Apple đang trao lại từ bỏ triết lý đó để cho người dùng tùy biến nhiều hơn theo sở thích của mình.
Hãy nhớ lấy năm 2020. Đây có thể là năm sẽ thay đổi hẳn cách bạn dùng iPhone từ trước đến nay.
Sự kiện WWDC 2020 vừa qua là nơi Apple cho thấy họ đang rời xa hơn triết lý ban đầu của Steve Jobs khi sáng lập nên công ty: công nghệ nên phải được tối giản xuống chỉ còn các thành phần cơ bản nhất để nó có thể vươn tới đông người dùng nhất. Nhưng giờ Apple đã nhận ra, khi nó đang vươn mình tới mọi ngóc ngách của trái đất, không thể có một thiết kế chung nhất nào phù hợp với tất cả mọi người.
Do vậy, Apple đang trao cho người dùng khả năng tự thiết kế giao diện riêng của họ. Điều trớ trêu là đây chính là thời điểm tốt nhất cho Apple thống nhất ngôn ngữ thiết kế của mình trên mọi thiết bị. Thay vào đó, họ lại trao trách nhiệm đó cho người dùng – và thực tế là, đó là việc mà hầu hết mọi người không ai làm tốt được như Apple.
Trao cho người dùng khả năng tự thiết kế giao diện
Hãy nhìn vào 2 tính năng mới trong iOS 14 mới được Apple giới thiệu trong sự kiện WWDC 2020 vừa qua.
Giờ đây, trên iOS người dùng có thể co dãn một tiện ích (widget) theo nhiều kích thước, hình dạng khác nhau trong màn hình ứng dụng. Điều đó cho phép bạn tùy chỉnh màn hình theo ý muốn của mình. Hoặc bạn cũng có thể để thuật toán của Apple dự đoán những ứng dụng mà bạn ưa thích để đưa ra màn hình chính. Hoặc bạn cũng có thể để Apple tự động nhóm các ứng dụng đó vào thành các loại thư mục để dễ tìm kiếm. Hoặc đơn giản cả là bạn chẳng cần làm gì cả – đừng sửa những gì không hỏng.
Video đang HOT
Điều tương tự cũng đến với Apple Watch. Giờ đây bạn có thể tự mình tùy chỉnh giao diện, hoặc tải các giao diện yêu thích từ App Store hoặc thậm chí thông qua chia sẻ của bạn bè. Bên cạnh đó, iOS 14 còn mang đến nhiều khả năng tùy chỉnh khác như kéo ứng dụng sang một màn hình khác, thiết lập wallpaper tùy chỉnh hoặc cho phép Siri gọi bạn bằng tên nickname.
Đối với người dùng thành thạo công nghệ – các power user – đây đúng là một tin tuyệt vời. Những người này thường mong muốn kiểm soát nhiều nhất đối với thiết bị của mình. Và giờ đây với iOS 14, họ đã có câu trả lời hoàn hảo cho mong muốn thoát khỏi những giới hạn của mình.
Nhưng đây không phải là phong cách Apple – một công ty luôn tôn sùng triết lý đơn giản, với các thiết kế rõ ràng để giảm thiểu sự phức tạp đến khó hiểu của công nghệ. Đó cũng là lý do khiến các sản phẩm của họ hấp dẫn mọi người tìm đến – không phải chỉ một lần mà còn nhiều lần.
Tại sao Apple lại muốn người dùng tự làm nên giao diện của riêng mình?
Nhưng vấn đề là giờ đây Apple không còn là một công ty công nghệ đơn thuần nữa. Giờ đây họ còn là công ty giải trí, sản xuất các thiết bị sức khỏe, đồ gia dụng cũng như cả các thiết bị chụp ảnh nữa. Điều tuyệt vời hơn cả là sự gắn kết giữa những sản phẩm này với nhau đang khuyến khích bạn mua nhiều hơn nữa sản phẩm của công ty. Đây chính là lý do vì sao Apple lại được định giá hơn 1.500 tỷ USD và ngày một cao hơn mỗi khi họ ra mắt sản phẩm mới.
Apple không còn là công ty công nghệ nữa, họ đã trở thành nhà sản xuất đủ loại sản phẩm khác nhau.
Khi bạn mua một chiếc iPhone và yêu thích nó, nhiều khả năng bạn cũng sẽ mua một chiếc MacBook hay AirPods nữa. Bạn càng có nhiều sản phẩm, chúng càng gắn kết với nhau hơn nữa. Đó là thế mạnh lớn nhất của Apple về khả năng thiết kế, nhưng nó cũng là điểm yếu lớn nhất của công ty khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
Không phải ai cũng sẽ mua toàn bộ sản phẩm của Apple. Ngay cả với những người mua đầy đủ danh mục sản phẩm của Apple, họ cũng có cách sử dụng sản phẩm rất khác nhau. Vì vậy trong khi các sản phẩm này được thiết kế để tương tác liền lạc với nhau, chúng không thể hoàn toàn phụ thuộc vào nhau.
Đó là lý do vì sao thay vì xây dựng một trải nghiệm hoàn hảo, thống nhất cho mọi thiết bị để rồi hoàn toàn có thể phải đối mặt với nhiều thách thức về thiết kế, Apple quyết định để người dùng tự chọn widget cũng như cách thức sắp xếp ứng dụng mà họ muốn trên màn hình iPhone. Tương tự như vậy đối với Apple Watch. Apple đang cho thấy, có lẽ một nhà phát triển hoặc một người bạn nào đó có thể trả lời câu hỏi này tốt hơn công ty.
Tính đơn giản đã chết. Giờ là thời đại của sự tùy chỉnh.
App Library, tính năng tự động nhóm ứng dụng trong iOS 14
Điều trớ trêu là ở chỗ, đây là thời điểm thuận tiện nhất trong hàng thập kỷ nay để Apple có thể thống nhất giao diện của mình. Các máy tính Mac sắp tới sẽ sử dụng bộ xử lý giống như iPhone và iPad – do vậy đây là lần đầu tiên, các MacBook có thể chạy các ứng dụng iPhone một cách liền lạc.
Điều này không khác gì việc Apple đang tạo nên những iPhone và iPad mới trong lốt MacBook và iMac. Nó cũng có nghĩa là sẽ không còn phải phân biệt giữa hệ điều hành di động với desktop nữa. Đó sẽ là thời điểm các tín đồ Apple chờ đợi công ty sẽ đưa ra một giao diện thống nhất toàn bộ các thiết bị này, với cùng một ứng dụng, cùng thao tác cử chỉ và kết nối toàn bộ chúng lại với nhau.
Nhưng hóa ra đó cũng là thời điểm Apple tuyên bố rằng họ không thực sự biết điều đó sẽ được thiết kế như thế nào. Có lẽ một thiết kế chung cho toàn cầu là quá lớn đối với bất kỳ công ty nào. Nhưng cũng có thể lý do thực sự là việc Apple muốn khác biệt hóa mỗi dòng sản phẩm của họ để chúng ta có thể tiếp tục rút ví ra mua chúng. Dù sao đi nữa, Apple cũng không tạo ra một giao diện hoàn hảo trên iOS nữa. Họ chỉ cung cấp công cụ cho chúng ta tự làm điều đó mà thôi.
TSMC đầu tư 300 nhóm R&D để hỗ trợ Apple phát triển chip Mac
Giới truyền thông Đài Loan vừa cho biết TSMC đã góp vai trò quan trọng trong việc phát triển chip ARM cho Mac mà Apple hướng đến.
TSMC đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của Apple Silicon
Theo GizChina, trong bài phát biểu khai mạc tại WWDC 2020, Apple tuyên bố kiến trúc chip Mac sẽ thay đổi. Từ bộ xử lý Intel dựa trên x86 hiện tại, công ty sẽ chuyển sang sử dụng bộ xử lý tự phát triển dựa trên ARM, Apple Silicon. Sau khi chuyển sang chip Apple Sillicon tự phát triển, Mac không chỉ có thể chạy các ứng dụng Intel được sửa đổi mà còn có thể chạy các ứng dụng iOS và iPadOS hiện có.
CEO Apple Tim Cook cho biết các sản phẩm Mac sử dụng chip Apple Sillicon sẽ có mặt vào cuối năm nay, với thời gian chuyển đổi từ chip Intel sang chip mới do Apple tự phát triển dự kiến kéo dài trong 2 năm.
Liên quan đến vai trò của TSMC trong quá trình phát triển Apple Silicon, giới truyền thông Đài Loan nói rằng công ty Đài Loan đã đầu tư 300 đội ngũ R&D (nghiên cứu và phát triển) để giúp Apple chia tay Intel. Hơn nữa, nhóm TSMC vẫn luôn làm việc và hiện hỗ trợ Apple trong quá trình R&D trong tương lai. Theo nguồn tin, điều này cho phép Apple có thể thoát khỏi bộ xử lý kiến trúc x86 để chuyển sang ARM một cách dễ dàng.
Được biết, TSMC và ARM đã duy trì mối quan hệ hợp tác tốt trong một thời gian dài. Năm 2019, hai bên đã cùng nhau phát hành hệ thống chip nhỏ CoWoS 7nm lõi ARM đầu tiên trong ngành. Bộ xử lý đa lõi ARM này cung cấp lõi tốc độ lên đến 4 GHz.
Ngoài ra, truyền thông Đài Loan cũng đưa tin chip Mac tự phát triển của Apple sẽ được sản xuất độc quyền bởi TSMC. Mọi thứ sẽ được vén màn vào cuối năm nay, thời điểm Apple có kế hoạch ra mắt máy Mac đầu tiên đi kèm chip Apple Silicon.
Tất cả những thứ Apple đã giết chết' tại bữa tiệc công nghệ WWDC 2020 WWDC 2020 là nơi Apple "khai sinh" nhiều nền tảng mới song cũng là nơi hãng này "làm chết" nhiều thứ. Intel (Ảnh: Apple) Apple luôn "khai tử" nhiều tính năng ở các sự kiện WWDC song ở WWDC 2020 hãng này đã công bố một trong những màn "khai tử" lớn nhất của mình liên quan đến Intel Mặc dù đã có...