Vingroup (VIC), quý II/2020 doanh thu đạt hơn 23.207 tỷ đồng
Tập đoàn Vingroup – CTCP ( Mã chứng khoán: VIC – sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Doanh nghiệp cho biết, trong kỳ doanh thu là 23.207,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 848,9 tỷ đồng, lần lượt giảm 40,8% và 64,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, doanh nghiệp lý giải thêm về kết quả kinh doanh quý II/2020, doanh thu thuần giảm chủ yếu từ giảm doanh thu hoạt động bán lẻ do Tập đoàn đã rút khỏi lĩnh vực bán lẻ trong năm 2019. Lợi nhuận gộp giảm ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 38.575,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1.354,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 36,8% và 60,2% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp hoàn thành được 27,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giảm từ 28,8% về 14,6% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 5,6% về còn 3,5%.
Video đang HOT
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 145.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 5.000 tỷ đồng.
Ngoài kết quả kinh doanh suy giảm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính trong 6 tháng đầu năm ghi nhận âm 8.541 tỷ đồng, so với cùng kỳ dương tới 10.567,2 tỷ đồng. Để bù đắp dòng tiền cho hoạt động kinh doanh chính âm, trong kỳ dòng tiền hoạt động tài chính dương 18.202,2 tỷ đồng, chủ yếu là tiền thu từ đi vay.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 6,4% lên mức 429.573,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định trị giá 119.315,5 tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng tài sản; tồn kho là 84.090,5 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 63.169,1 tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 59.391,3 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng tài sản; tiền và tương đương tiền là 27.186,4 tỷ đồng, chiếm 6,3% tổng tài sản.
Ngoài ra, trong kỳ tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 20.934,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 17,8% lên mức 138.360,9 tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Đóng cửa phiên giao dịch 29/07/2020, cổ phiếu VIC giảm 1.700 đồng về mức 83.500 đồng/CP.
Thị trường không rẻ, không kỳ vọng!
Việc thị trường chứng khoán giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua nằm ngoài dự kiến của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt khi có không ít mã chứng khoán giảm giá sàn.
Thông tin được lấy làm lý do tác động mạnh đến thị trường là xuất hiện bệnh nhân dương tính với Covid-19 trong cộng đồng đầu tiên sau 4 tháng ngừng giãn cách xã hội. Tuy nhiên, như mọi khi, thị trường chứng khoán luôn tìm được lý do hợp lý để giảm điểm.
Thực tế, thị trường đã ở trong chu kỳ điều chỉnh và sóng điều chỉnh vẫn đang tiếp diễn. Nhiều nhà đầu tư chốt lời sau giai đoạn hồi phục mạnh trước đó đã đứng ngoài thị trường chờ cơ hội mới.
Mặt bằng giá cổ phiếu không còn được coi là rẻ trong bối cảnh hiện nay cũng như không có nhiều thông tin kỳ vọng làm thay đổi xu hướng thị trường ở phía trước.
Kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp đã được dự báo và không có yếu tố bất ngờ. Trong khi con số doanh thu, lợi nhuận không ấn tượng thì báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp cho thấy tình hình kinh doanh vẫn rất khó khăn, thể hiện qua lượng tiền mặt giảm, khoản phải thu tăng.
Không ít doanh nghiệp niêm yết cho biết, kỳ vọng về đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng không tốt như dự báo do những khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư. Kỳ vọng về thị trường bất động sản ở TP.HCM được tháo gỡ khó khăn vào cuối năm 2020 dường như khó khả thi.
iều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của một số doanh nghiệp bất động sản và xây lắp, đặc biệt là ảnh hưởng liên hoàn đến các ngành, lĩnh vực khác như xây dựng, vật liệu xây dựng, tín dụng nhà ở.
Các ngành hàng xuất khẩu được cho là sẽ tiếp tục khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 kéo dài ở các nước...
Các công ty chứng khoán bắt đầu tư vấn nhà đầu tư thực hiện chiến lược phòng thủ. Chẳng hạn, BSC tư vấn, nhà đầu tư nên tiếp tục cơ cấu danh mục ngắn hạn khi thị trường phục hồi; giảm tỷ trọng các mã yếu kém, suy thoái để có thể xem xét cơ cấu gia tăng tỷ trọng vào các mã tăng trưởng tốt hơn thuộc các nhóm cơ bản như điện, nước, khu công nghiệp.
Tín hiệu suy yếu của thị trường đã bộc lộ từ trước đó. Trong phiên giao dịch 22/7, Công ty Chứng khoán SSI nhận định, chuỗi bán ròng của khối ngoại gây cản trở về mặt tâm lý cho nhà đầu tư trong nước.
Trong bối cảnh hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm cùng với giá dầu không nhiều biến động, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như mất động lực và bên bán đã tỏ ra chiếm ưu thế hơn khiến thị trường có một phiên mất điểm trên diện rộng, khối lượng giao dịch qua kênh khớp lệnh cũng đi xuống. Diễn biến này cho thấy, nhà đầu tư thận trọng bảo toàn lợi nhuận và bên mua cũng rất dè dặt.
Chỉ số chứng khoán có những phiên đi xuống khi kết quả kinh doanh quý II lần lượt được công bố đầu tuần trước với tình trạng chung là kém khả quan đã báo hiệu sự suy yếu của bên mua và "phát hiện bệnh nhân dương tính ngoài cộng đồng" là lý do khiến thị trường giảm mạnh trong phiên cuối tuần qua.
Thông thường, sau một vài phiên sụt giảm, dòng tiền bắt đáy bắt đầu hoạt động. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, hoạt động bắt đáy nhiều khả năng chỉ ở mức độ thăm dò và tập trung vào những cổ phiếu cơ bản tốt, theo chiến lược đầu tư phòng thủ.
Vietcombank, BIDV, Vingroup, VietinBank tăng hạng trong top 2.000 công ty lớn nhất thế giới Việt Nam có 4 đại diện là Vietcombank, BIDV, Vingroup, VietinBank đều tăng mạnh thứ hạng trong danh sách năm 2020. Tổng doanh thu và tài sản của 4 công ty Việt Nam đều tăng 11% so với số liệu năm 2019. Bắt đầu từ năm 2004, tạp chí Forbes mỗi năm lại công bố danh sách 2.000 công ty lớn nhất thế...