Vingroup và hành trình đánh thức thành phố ở phía “hừng đông”
Đô thị Hà Nội đã có thêm những mảnh ghép hiện đại, văn minh, xứng tầm thế giới ở phía bờ Đông sông Hồng.
Sự chuyển mình mạnh mẽ được mở màn khi các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu quyết định phát triển các đại dự án, trong đó, Vingroup là đơn vị tiên phong “đánh thức hừng đông”.
Diện mạo Hà Nội mới bờ Đông sông Hồng
Lấy các con sông làm trục phát triển là xu hướng của các thành phố lớn trên thế giới. Ví dụ điển hình như thủ đô London (Anh) chạy dọc từ phía Bắc xuống phía Nam theo bờ sông Thames; Seoul (Hàn Quốc) đối xứng bên dòng sông Hàn; còn quy hoạch Bangkok (Thái Lan) lại bám vào hai bên bờ sông Chao Phraya.
Việc mở rộng Hà Nội cũng không ngoại lệ, với khởi đầu từ việc thành lập quận Long Biên cách đây hơn 20 năm sang phía bờ Đông của sông Hồng.
Xu hướng mở rộng vùng lõi Hà Nội về phía Đông vẫn còn đang tiếp tục, theo đúng quy hoạch của Chính phủ. Theo đó, Gia Lâm mục tiêu phát triển lên quận vào năm 2023, các “thành phố trong thành phố” được hình thành. Điều này sẽ tạo thêm xung lực để các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh lân cận như Hưng Yên thúc đẩy tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ hơn.
Trên thực tế, trong 10 năm qua, việc đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng đã tạo ra sự “thay da, đổi thịt” cho khu vực phía Đông Hà Nội. Điển hình là cầu Đông Trù với tổng mức đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng; cao tốc loại A Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 105 km, giá trị hơn 45 nghìn tỉ đồng…
Trong thời gian tới, hạ tầng phía Đông Hà Nội sẽ còn hoàn thiện hơn nữa, tạo ra khả năng siêu kết nối. Đó là sự hiện diện của 10 cây cầu bắc qua sông Hồng, bên cạnh 8 công trình đang hiện hữu. Trong đó, 4 dự án đang triển khai và sắp thi công trong tương lai gần, gồm: cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở…
Phía Đông Hà Nội mang diện mạo của thành phố mới hiện đại, năng động, xứng tầm với các đô thị lớn hàng đầu trên thế giới.
Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên GĐ Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, đánh giá: “Trong hơn 10 năm qua, phía Đông Hà Nội thực sự là khu vực phát triển có tính đột phá. Hạ tầng hoàn thiện ở đây sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là khả năng kết nối liên vùng, khả năng thu hút đầu tư sẽ mạnh mẽ hơn”.
Trên thực tế, đã có một cuộc “đổ bộ” rầm rộ của các doanh nghiệp về phía Đông, mang theo các dự án trị giá hàng tỉ USD, từng bước xây đắp nên diện mạo hiện đại của một Hà Nội mới bên sông Hồng.
Video đang HOT
Cú hích từ cuộc dịch chuyển của các “kỳ quan” đô thị
Vingroup là một trong những doanh nghiệp bất động sản đầu tiên xung phong “Đông tiến” để kiến tạo thành phố mới bên kia sông Hồng, với sự ra đời của khu đô thị Vinhomes Riverside (năm 2011 – 2012) và Vinhomes Riverside – The Harmony (2016 – 2017). Đây là các dự án đầu tiên được Vingroup thực hiện ở phía Đông, góp phần thay đổi toàn bộ diện mạo khu vực. Với mật độ xây dựng chỉ khoảng hơn 20%, diện tích dành cho không gian xanh lên tới 100ha, cư dân các khu đô thị này được tận hưởng mật độ cây xanh 60 – 70m2/người, cao gấp hơn 30 lần so với bình quân chung của Hà Nội.
Các dự án mang thương hiệu Vinhomes ở bờ Đông sông Hồng luôn dẫn đầu thị trường về tỉ lệ sinh thái, không gian xanh.
Trong 5 năm gần đây, Vingroup đã đi xa hơn với việc liên tục kiến tạo các “kỳ quan” mới. Điền hình nhất là thành công trong việc “mang biển về trong lòng Hà Nội” tại dự án Vinhomes Ocean Park giai đoạn 1. Biển hồ nước mặn 6,1 ha và hồ nước ngọt trung tâm rộng 24,5 ha đều đã xác lập kỷ lục Việt Nam chính là điểm nhấn của đại đô thị rộng 420 ha.
Kỳ quan biển hồ tạo điểm nhấn cho đại đô thị Vinhomes Ocean Park giai đoạn 1.
Cuối tháng 4/2022, Vingroup tiếp tục ra mắt Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire. Rộng 458 ha, đây là khu đô thị lớn nhất của tập đoàn được xây dựng tới thời điểm này. Trong đó, Tổ hợp công viên Biển tạo sóng nhân tạo Royal Wave Park có quy mô hàng đầu thế giới khi đi vào vận hành, với diện tích 18 ha. Tổ hợp này mang tới cảm giác tắm “biển thật” cho cư dân và người dân các vùng lân cận, với những con sóng có thể đạt độ cao từ 2,5 – 3m.
Tiếp tục hành trình đi về phía “hừng Đông”, Vingroup lại thành công trong việc kiến tạo “kỳ quan” Tổ hợp Biển tạo sóng lớn nhất thế giới.
Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire cũng tiếp tục làm lên những “kỷ lục” về không gian xanh, với Công viên trung tâm Empire Park rộng hơn hơn 7,5 ha; Công viên ven kênh Silk Park dài hơn 2,6 km; Đại lộ Kinh đô Ánh sáng Kingdom Avenue rộng 5,8 ha… Điều đáng nói là không gian chung trong các khu đô thị của Vingroup đều trở thành điểm hẹn văn hóa, nghệ thuật, giải trí hấp dẫn có tính chất điểm nhấn của cả khu vực.
Đại đô thị biển Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire mang tới kỳ nghỉ dưỡng biển đặc biệt ngay tại nơi an cư – trải nghiệm không dự án nào có được.
Cùng với các kỳ quan đô thị có bản sắc khác biệt, các khu đô thị mang thương hiệu Vinhomes ở phía Đông Hà Nội còn hấp dẫn bởi hệ sinh thái khép kín, được tạo nên bởi các dịch vụ chất lượng quốc tế của tập đoàn Vingroup. Đáng chú ý nhất là tại Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire, khi tích hợp với giai đoạn 1 của dự án sẽ tạo thành hệ thống tiện ích lớn nhất thời điểm này, gồm: 2 trung tâm thương mại Vincom, 2 hệ thống giáo dục chuẩn Vinschool, 2 bệnh viện đa khoa Vinmec chuẩn 5 sao, tòa nhà văn phòng TechnoPark đạt tiêu chuẩn xanh LEED Platinum; đại học tinh hoa VinUni…
Hệ sinh thái khép kín với các thương hiệu mang họ Vin đẳng cấp mang tới cuộc sống tiện nghi, thịnh vượng cho thành phố mới phía Đông.
Sở hữu những mảnh ghép đắt giá, không khó hiểu khi các dự án mang thương hiệu Vinhomes luôn “cháy hàng” mỗi một lần mở bán. Đây chính là một trong những lý do tạo ra “lực hút”, kích thích dòng chuyển cư lớn chưa từng có từ khu vực nội đô sang khu vực phía Đông.
Theo tính toán, từ nay tới năm 2030, sẽ có thêm ít nhất hơn 215 nghìn người giãn dân khỏi 4 quận trung tâm Hà Nội. Các dự án sở hữu những “kỳ quan” đô thị hấp dẫn ở “bờ Đông sông Hồng” chắc chắn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng được lựa chọn, đảm bảo nhịp phát triển cho thị trường bất động sản của toàn bộ khu vực.
Hết thời "hét giá", bất động sản hạ nhiệt
Thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục đã liên tục xảy ra sốt giá. Đến thời điểm hiện tại, thị trường xuất hiện tình trạng khó thanh khoản. Một số trường hợp đã chấp nhận giảm giá nhà, đất để nhanh chóng sang tay cho chủ mới.
Nhà đất giảm giá
Tại nhiều khu vực của quận Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,... từ năm 2021 đến nay, giá nhà và đất nền đã tăng hơn 30%, thậm chí tăng gấp đôi do sở hữu vị trí đẹp. Đơn cử, tại khu vực đường Trịnh Văn Bô (Nam Từ Liêm), một căn nhà 40m2 nằm sâu trong ngõ, thời điểm đầu năm 2021 có mức giá 3,2 tỷ đồng đến nay cũng đã tăng lên đến hơn 4 tỷ đồng, tương đương gần 30%.
Dù giá rao bán bất động sản liên tục tăng nhưng tính thanh khoản thực tế hiện tại không cao. Việc bán khó đang lan rộng ra nhiều khu vực khiến chủ nhà cũng tự động điều chỉnh giá bán mạnh. Khảo sát cho thấy, một căn nhà khác 5 tầng, rộng 45 m2 nằm ở khu vực đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm), thời điểm năm 2021 được rao bán với mức giá 5,4 tỷ đồng, hiện tại đã giảm xuống 4,8 tỷ đồng.
Tương tự, tại khu vực đất ven đô, từ đầu năm 2020, đất ở khu vực huyện Thạch Thất, Sơn Tây,... liên tục có nhiều đợt "sốt giá", thậm chí đất trong đường làng cũng có giá lên tới 24 triệu đồng/m2. Các lô đất trong ngõ ô tô có thể di chuyển dao động từ 12 - 18 triệu đồng/m2. Còn những lô đất ở vị trí đẹp hơn có giá từ 20 - 25 triệu đồng/m2. Các lô đất ở vị trí đường lớn có mức giá tới 30 - 45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, thị trường nơi này đã hạ nhiệt, không còn cảnh ô tô kéo nhau nườm nượp về đây xem đất và giao dịch.
(Ảnh minh hoạ).
Đang rao bán cắt lỗ mảnh đất tại Sơn Tây, anh Tú (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, mảnh đất 66 m2 này được anh mua vào thời điểm tháng 10/2021, với mức giá hơn 1,2 tỷ đồng, tương đương gần 19 triệu đồng/m2. Khi thấy thị trường đang có dấu hiệu bất ổn, anh đã chấp nhận rao bán cắt lỗ.
"Thấy thị trường thời điểm mua rất nóng, giá đất liên tục tăng nên tôi đã quyết định vay tới 50% giá trị mảnh đất. Hiện tại, lãi chưa thấy đâu nhưng tiền lãi tôi vẫn phải trả đều nên quyết định bán để trả nợ ngân hàng", anh Tú nói.
Tại khu vực Thanh Trì, Thanh Oai, anh Tùng - chủ phòng giao dịch bất động sản tại khu vực cho biết, cả tháng nay lượng người tìm đến bán nhiều, còn người mua thì rất ít. Văn phòng anh chỉ ghi nhận duy nhất một giao dịch thành công.
"Nhiều người dùng đòn bẩy tài chính nên lo sợ việc ngân hàng sẽ tăng lãi suất. Do đó họ cũng tranh thủ bán sớm còn có thể được bằng giá mua, để lâu thì chưa biết thị trường sẽ diễn biến ra sao, vì mấy năm qua thị trường đã tăng quá nóng. Đa phần, những người hỏi mua thời điểm hiện tại chỉ mang tính chất thăm dò, chưa sẵn sàng xuống tiền", anh Tùng nói.
Với loại hình đất đấu giá, mức giá từng được trả lên quá cao, dao động ở ngưỡng 40 triệu đồng/m2, trong khi mặt bằng giá trong thời điểm này chỉ dao động từ 18 - 25 triệu đồng/m2. Anh Tùng cho biết, ở loại hình đất này, nhiều người trúng giá cao cũng đang chật vật rao bán từ cuối năm 2021 đến nay vẫn chưa tìm được chủ mới.
Thị trường nhanh chóng hạ nhiệt
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu của Savills Hà Nội dẫn chứng, hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã bị "mắc kẹt" do mua đất vào các đợt sốt nóng, trong khi sự phát triển hạ tầng, dịch vụ chưa theo kịp.
TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, dù bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn nhưng không đồng nghĩa việc mua bất động sản trong giai đoạn này sẽ lời trên diện rộng. Đặc biệt ở những khu vực đất nền tăng giá mạnh trong 2 năm qua nhưng nơi đó chưa thể triển khai kinh doanh khai thác ở mức phổ biến.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết thêm, thực tế giao dịch hiện nay đang thấp và bị hạn chế bởi mức giá bất động sản tại nhiều nơi bị đẩy lên quá cao. Giá chào bán hiện không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư hay người mua cũng có thể tính được giá trị ở mức độ hợp lý. Vì vậy, người có nhu cầu thực sẽ không lựa chọn những sản phẩm đã bị thổi giá quá cao. Điều này dẫn đến tình trạng hấp thụ kém trên toàn thị trường.
Theo ông Đính, hiện nay nguồn cung bất động sản đang rất khan hiếm. Trước thực trạng này, nhiều môi giới, đầu cơ tiếp tục đẩy giá bất động sản tăng lên nhưng nhiều chỗ đưa ra những mức giá quá ảo nên không có người mua. Những người có nhu cầu ở thực đều tìm kiếm những khu giá cả hợp lý, chủ đầu tư uy tín. Do đó, những dự án đáp ứng được tiêu chí về giá cả, pháp lý vẫn sẽ có thanh khoản tốt.
Còn ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ bất động sản Việt Nam khẳng định, chắc chắn thị trường bất động sản thời gian tới sẽ hạ nhiệt. Thời gian qua, khi dòng vốn đang đổ mạnh vào thị trường bất động sản, việc mua bán diễn ra đều, thuận lợi cho các nhà đầu tư trao tay, nhưng chỉ cần việc siết tín dụng chắc chắn việc giao dịch sẽ bị giãn đoạn.
"Tuy nhiên, việc siết tín dụng bất động sản để hạn chế đầu cơ là rất cần thiết, nhóm này sẽ không thể tiếp tục xuống tiền. Thị trường bất động sản có độ trễ lớn nên hiện tại việc khó bán, giảm giá chưa rõ ràng nhưng thời gian tới hiện tượng này sẽ tăng mạnh", ông Điệp nhận định.
Quảng Bình: Doanh nghiệp bất động sản trầy trật tiến độ Sau 2 năm được giao mặt bằng, dự án Khu nhà ở thương mại tại thị trấn Kiến Giang và xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) vẫn ngổn ngang, nhà đầu tư còn nợ ngân sách Nhà nước hơn 225 tỷ đồng. Quảng Nam: Dự án Cồn Ba Xã có dấu hiệu chậm tiến độ Dự án Khu nhà ở thương...