Vingroup trở thành thương hiệu được yêu thích nhất vì “đã làm bùng lên niềm tự hào dân tộc của nhiều người Việt Nam”
Vingroup được đánh giá có tinh thần kinh doanh mãnh liệt. Sự xuất hiện và tiềm năng lớn của VinFast cùng mục tiêu xuất khẩu ô tô sang Mỹ làm bùng lên niềm tự hào dân tộc của nhiều người Việt Nam.
Trở thành niềm tự hào dân tộc
Lần đầu tiên, tập đoàn tư nhân đa ngành có giá trị vốn hóa lớn nhất Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng các thương hiệu nội địa được yêu thích nhất, theo kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng “Top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á” của Campaign Asia-Pacific và NielsenIQ.
Được thành lập bởi tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng, Vingroup khởi đầu là một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Ukraine vào năm 1993 và đã liên tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như bất động sản, bán lẻ, giáo dục, y tế, công nghệ… Năm 2017, Vingroup thành lập VinFast – nhà sản xuất xe hơi nội địa đầu tiên của Việt Nam.
Bài báo về kết quả khảo sát người tiêu dùng trên trang Campaign Asia.
VinFast đã trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn của Vingroup, với doanh số bán ra xếp thứ 5 toàn thị trường Việt Nam chỉ 2 năm sau khi mẫu xe đầu tiên của hãng được tung ra thị trường.
Ngay từ khi khởi đầu, VinFast đã có tầm nhìn trở thành một hãng xe điện toàn cầu, đặt mục tiêu mang những chiếc xe điện đầu tiên đến thị trường Mỹ, Canada và châu Âu vào năm 2022 cùng khả năng thiết lập cơ sở sản xuất tại Mỹ. Tháng 7/2021, Vingroup đã bổ nhiệm ông Michael Lohscheller – cựu Phó Chủ tịch Volkswagen Mỹ – giữ chức CEO toàn cầu của VinFast.
Video đang HOT
Dữ liệu Google Trends về lượng quan tâm tới Vingroup và VinFast.
Theo dữ liệu từ dịch vụ đánh giá kết quả tìm kiếm Google Trends, lượng quan tâm về VinFast đã tăng vọt vào ngày 24/3/2021, khi hãng xe này mở bán mẫu xe điện đầu tiên tại Việt Nam.
Saby Mishra, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty truyền thông MullenLowe Mishra chia sẻ: “Là một doanh nghiệp Việt Nam, Vingroup đã thể hiện sự mãnh liệt và sự tự tin trong cạnh tranh toàn cầu chưa từng có tại thị trường nội địa”.
Hesperus Mak, người đứng đầu bộ phận hoạch định chiến lược của TBWA Group Việt Nam, cho biết thêm: “Vingroup thể hiện tinh thần kinh doanh mà người Việt Nam vẫn thường khao khát. Vingroup là công ty tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô và công nghệ. Sự xuất hiện và tiềm năng lớn của VinFast cùng mục tiêu xuất khẩu ô tô sang Mỹ đã làm bùng lên niềm tự hào dân tộc của nhiều người Việt Nam”.
Trách nhiệm với cộng đồng
Bên cạnh hình ảnh đại diện của Việt Nam trên toàn cầu, việc Vingroup vươn lên thành thương hiệu nội địa được yêu thích nhất cũng xuất phát từ những đóng góp của tập đoàn này cho xã hội trong suốt thời gian đại dịch.
Bất chấp đại dịch, VinFast vẫn đảm bảo tiến độ triển khai ô tô điện VF e34 ra thị trường.
Tai Le, Giám đốc phụ trách hoạt động và thương mại điện tử của Red2Digital giải thích: “Việc Vingroup vượt qua Vinamilk trở thành thương hiệu hàng đầu đến từ những hành động khác biệt của doanh nghiệp này trong đại dịch. Vingroup đã đặt cộng đồng lên trên hết và hiện thực hóa phương châm “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người”, trong hoàn cảnh khó khăn nhất, họ đã cung cấp thiết bị y tế, vaccine và tài trợ cho chính phủ để chống dịch. Những hoạt động này càng làm thương hiệu Vingroup được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam”.
Mishra cũng đồng tình rằng, Vingroup đã đóng “vai trò chủ động và sớm” trong cuộc chiến chống đại dịch tại Việt Nam.
Top 10 thương hiệu nội địa được yêu thích nhất tại Việt Nam.
Theo Mishra, “Vingroup đã được truyền thông nhắc đến trong các hoạt động tìm nguồn cung vaccine. Sau đó, họ đã đàm phán để nhận chuyển giao công nghệ vaccine mRNA phòng Covid-19 từ một công ty của Mỹ. Họ đã sản xuất và xuất khẩu những chiếc máy thở made-in-Vietnam đầu tiên với giá cả phải chăng. Tựu chung lại, người dân Việt Nam đã nhìn nhận đây là một doanh nghiệp nội địa luôn đi đầu trong hỗ trợ xã hội ở thời điểm cam go nhất”.
Cũng theo cuộc khảo sát của Campaign Asia-Pacific và NielsenIQ, trong đại dịch Covid-19, đã có những doanh nghiệp Việt tìm được cách thích ứng để vừa vươn lên trong các hoạt động kinh doanh vừa triển khai những đóng góp vì cộng đồng trong điều kiện mới. Vingroup đã trở thành người dẫn đầu cho xu hướng đó.
Xuất khẩu ô tô Nhật Bản giảm 40% do dịch COVID-19 và thiếu chất bán dẫn
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản trong tháng 9/2021 đã giảm 40,3% so với cùng kỳ năm 2020, do dịch COVID-19 và thiếu chất bán dẫn toàn cầu buộc các nhà sản xuất ô tô trong nước phải cắt giảm sản lượng.
Ô tô đỗ bên ngoài một đại lý của Toyota ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo một báo cáo sơ bộ của Bộ Tài chính Nhật Bản, số lô hàng ô tô xuất đi của nước này đã giảm lần đầu tiên trong bảy tháng, cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ con số 49,9% ghi nhận hồi tháng 6/2020. Diễn biến này có thể gây cản trở cho đà phục hồi kinh tế của Nhật Bản.
Xuất khẩu ô tô sụt giảm đã kéo chậm đà tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói chung của Nhật Bản trong tháng báo cáo. Dù vẫn tiến 13,0% so với cùng kỳ một năm trước lên 6.840 tỷ yen (60 tỷ USD), con số này thấp hơn hẳn so với mức tăng 26,2% trong tháng Tám và 37,0% của tháng Bảy.
Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản vẫn tăng ở mức hai con số trong tháng thứ bảy liên tiếp.
Vào cùng giai đoạn, nhập khẩu của Nhật Bản tăng 38,6% lên 7.460 tỷ yen, chủ yếu do giá dầu thô từ các nhà sản xuất như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tăng mạnh.
Kết quả là cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt 622,76 tỷ yen trong tháng 9/2021, đảo ngược từ mức thặng dư 667,36 tỷ yen ghi nhận hồi cùng kỳ năm 2020 và là tháng suy giảm thứ hai liên tiếp.
Một quan chức của Bộ Tài chính Nhật Bản nói với báo giới rằng các nhà sản xuất ô tô nước này phải hạn chế sản xuất để đối phó với tình trạng thiếu phụ tùng khi các nhà máy đóng tại khu vực Đông Nam Á phải đóng cửa để phòng dịch. Việc thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn thế giới kéo dài cũng tạo sức ép lên các công ty.
Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn gần đây tại các cảng ở California và nhiều nơi khác cũng là một yếu tố tiềm ẩn đe dọa xuất khẩu ô tô của Nhật Bản.
Trong nửa đầu năm tài chính 2021 tính từ tháng Tư, thương mại hàng hóa của Nhật Bản thâm hụt 389,79 tỷ yen - đánh dấu mức giảm đầu tiên kể từ nửa đầu năm tài khóa 2020.
Tuy nhiên vào cùng giai đoạn, xuất khẩu tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2020 đó lên 41.460 tỷ yen, đánh dấu mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ khi Bộ Tài chính Nhật Bản bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào tháng 1/1979. Nhập khẩu cũng tăng 30,3% lên 41.850 tỷ yen. Giới quan sát chỉ ra rằng cả hai số liệu trên đều tăng mạnh chủ yếu do mức giảm lần lượt 19,2% và 17,9% của năm trước./.
Đua nhau đưa ô tô điện về Việt Nam, thế khó nào 'ngáng đường' các hãng xe? EV6, mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện của thương hiệu xe Hàn Quốc Kia, là cái tên mới nhất sẽ góp mặt tại thị trường Việt Nam trong năm 2022. Đua nhau đưa ô tô điện về Việt Nam, thế khó nào 'ngáng đường' các hãng? Xu thế xe điện ngày càng bùng nổ Xe ô tô điện đang chứng tỏ được...