Vingroup trao tặng 1.700 máy thở xâm nhập và tài trợ hóa chất cho 56.000 xét nghiệm Covid-19
Ngày 7/8/2020, Tập đoàn Vingroup đã tiến hành bàn giao lô máy thở đầu tiên cho Bộ Y tế, đồng thời tặng hóa chất thực hiện 56.000 xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (Real Time – PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh.
Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (thuộc Vingroup) cũng cam kết tiếp nhận mẫu từ CDC Đà Nẵng để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 miễn phí với công suất tối đa 500 test/ngày.
Kế hoạch trao tặng máy thở nằm trong công bố tặng 5.000 máy thở không xâm nhập VFS-310 cho Bộ Y tế ngày 3/4/2020 của Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu từ Bộ Y tế, Vingroup đã đồng ý chuyển gói tài trợ 5.000 máy thở không xâm nhập VFS-310 thành 3.000 máy thở xâm nhập VFS-410.
Cùng với việc chuyển đổi sang máy VFS-410, Vingroup quyết định tặng thêm 200 máy thở xâm nhập VFS-510 cho Bộ Y tế nhằm tăng cường khả năng chống dịch Covid 19.
Theo kế hoạch trong vòng 1 tuần, kể từ ngày 7/8/2020, 1.700 máy thở xâm nhập đợt 1 gồm 1.500 máy VFS-410 và 200 máy VFS-510 sẽ được Vingroup bàn giao dần cho Bộ Y tế.
Vsmart VFS-410 và VFS-510 là hai mẫu máy thở xâm nhập “made in Việt Nam”, được phát triển và sản xuất hoàn toàn từ hệ sinh thái Vingroup, với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 70%. Trong đó, VFS-410 là mẫu máy do Vingroup phát triển chủ động, dựa trên công nghệ tạo khí bằng turbin, có tính năng tương đương với các máy thở xâm nhập lưu động cao cấp trên thị trường. VFS-510 được phát triển từ mẫu máy PB560 của nhà sản xuất máy thở hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ), đang được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y tế. Cả hai mẫu máy thở xâm nhập trên đều đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Video đang HOT
Với công năng và chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, VFS-410 và VFS-510 không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch COVID-19 trước mắt; mà còn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu (ICU), mang lại giá trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, các bệnh viện.
Đại diện Tập đoàn Vingroup trao tặng Bộ Y tế 3.000 máy thở Vsmart VFS-410 và 200 máy thở Vsmart VFS-510
Đồng thời Tập đoàn Vingroup đã đề xuất tặng hóa chất để thực hiện 56.000 xét nghiệm chẩn đoán phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Real Time – PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh. Trong đó, hóa chất cho 50.000 xét nghiệm sẽ được vận chuyển nhanh chóng đến tâm dịch Đà Nẵng, hóa chất cho 6.000 xét nghiệm còn lại chia đều cho Hải Phòng và Bắc Ninh. Tổng giá trị tài trợ hóa chất xét nghiệm lên tới gần 35 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng cũng cam kết tiếp nhận mẫu từ CDC Đà Nẵng để thực hiện xét nghiệm với công suất tối đa là 500 test/ngày. Thời gian thực hiện từ ngày 08/08/2020 đến ngày 22/08/2020.
Phát biểu về việc liên tiếp hỗ trợ cộng đồng phòng chống đại dịch Covid – 19, ông Nguyễn Việt Quang – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết:”Là một doanh nghiệp Việt, chúng tôi tự đặt cho mình trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Cho dù là máy thở, trang thiết bị y tế, bộ kit xét nghiệm, hóa chất sinh phẩm hay y bác sỹ…. bất cứ yêu cầu nào Vingroup có thể đáp ứng trong khả năng và phạm vi của mình – chúng tôi đều sẽ nỗ lực ở mức cao nhất”.
Vingroup là một trong những doanh nghiệp tiên phong hành động, quyết liệt hỗ trợ cộng đồng ngay từ những ngày khởi phát đại dịch Covid 19. Đến nay, Tập đoàn đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid 19. Tổng giá trị tài trợ trên chưa bao gồm chương trình 3.200 máy thở xâm nhập tặng Bộ Y tế, 100 máy thở VFS -510 cho Đà Nẵng; 34 máy thở VFS-410, VFS-510 cho Quảng Nam, Quảng Ngãi, 35 tỷ đồng hóa chất sinh phẩm và các hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng.
Không chỉ hỗ trợ người dân trong nước, Tập đoàn Vingroup cũng góp phần giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi trao tặng 2400 máy thở, trong đó đã trao 800 máy thở VFS-510 đợt 1 cho Nga, Ucraina và 200 máy VFS 510 cho Singapore vào tháng 7/2020.
Với những đóng góp kịp thời, Vingroup đã được các cơ quan thông tấn báo chí thế giới tôn vinh là đại diện tiêu biểu trong số những doanh nghiệp lớn trên toàn cầu có hành động quyết liệt phòng chống đại dịch Covid 19, và là một trong hai tập đoàn có đóng góp nổi bật nhất khu vực châu Á.
Chiếc máy thở đầu tiên do Vingroup sản xuất đã được chuyển đến Bộ Y tế
Tập đoàn Vingroup đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng 13/4.
Báo cáo về các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra vào chiều 13/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Tập đoàn Vingroup báo cáo đã sản xuất được máy thở không xâm nhập đầu tiên và đã chuyển đến Bộ Y tế trong sáng nay. Bộ Y tế đang phối hợp kiểm định máy thở để sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. (ảnh: KT)
Trước đó, tại phiên họp Thường trực Chính phủ chiều 3/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Tập đoàn Vingroup đã đăng ký sản xuất máy thở xâm nhập và không xâm nhập, dự kiến nửa cuối tháng 4 sẽ có sản phẩm cung ứng cho thị trường Việt Nam. Tập đoàn này đang chuẩn bị tích cực, phối hợp với công ty của Mỹ để triển khai thực hiện.
Theo Vingroup, các máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các máy thở không xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy xâm nhập là 160 triệu đồng.
Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.
Báo cáo về vấn đề hậu cần chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế; 268.500 khẩu trang N95 (đã cấp cho các đơn vị 25.800 cái), 174.300 bộ trang phục phòng chống dịch cấp độ 1-2, 90.000 bộ trang phục chống dịch cấp độ 3-4 (đã cấp cho các đơn vị 2.200 bộ).
Ban chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi đảm bảo mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu.
"Bộ Y tế đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị quyết 20/NQ-CP cho phép xuất khẩu khẩu trang cho các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch, xuất khẩu cho các nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo nhu cầu trong nước trước khi xuất khẩu" - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết thêm./.
Kim Anh
Viện Pasteur Nha Trang giải thích việc ngừng nhận mẫu xét nghiệm nCoV Không còn sinh phẩm, hóa chất, vật tư, Viện Pasteur Nha Trang phải đi mượn nên đã thông báo ngưng nhận mẫu bệnh xét nghiệm Covid-19. Tiến sĩ Đỗ Thái Hùng, Viện trưởng Pasteur Nha Trang, trả lời VnExpress hôm nay, cho biết lý do Viện ngưng nhận mẫu bệnh từ các tỉnh gửi đến. Thời gian qua, Viện đã xét nghiệm hơn...