Vingroup nói gì về việc bị cho là ‘trục lợi’ từ 25 triệu bộ xét nghiệm Covid-19?
Dư luận đang xôn xao về thông tin Bộ Y tế chỉ định thầu cho Vingroup mua hàng chục triệu test Covid-19 với giá cao.
Trao đổi với Thanh Niên , ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, khẳng định Vingroup đã ứng tiền mua 15 triệu bộ test theo đề nghị từ Bộ Y tế, hoàn toàn không thu lợi bất cứ đồng nào, thậm chí còn bù đắp chi phí để cung ứng với giá tốt nhất thị trường.
Vingroup đã mua và tặng cho các vùng dịch nặng hơn 20 triệu kit test. Ảnh ĐỘC LẬP
Bộ Y tế vận động doanh nghiệp ứng tiền mua trước, không phải chỉ định thầu
* Ngày 1.9, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc biệt nhằm mua lô 25 triệu kit test Covid-19 do Vingroup nhập về. Có ý kiến cho rằng có sự liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để trục lợi. Ông nói gì về thông tin này?
- Vào thời điểm dịch bệnh leo thang cần khẩn cấp, Bộ Y tế đã vận động các doanh nghiệp tự ứng kinh phí ra nhập khẩu các bộ kit test về để chuyển giao lại cho Bộ với giá phi lợi nhuận. Song song, Bộ sẽ làm các thủ tục mua sắm đấu thầu để tiết kiệm thời gian.
Với tinh thần lăn xả chống dịch ngay từ những ngày đầu, Vingroup đã từng chủ động mua hơn 20 triệu bộ test về tặng hoàn toàn miễn phí cho rất nhiều đơn vị, địa phương như Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, TP.HCM, Long An, Khánh Hòa, Kiên Giang… Vì thế, khi Bộ vận động, Vingroup lập tức triển khai ngay không hề tính toán gì. Bộ xác định nhu cầu trước mắt cần tối thiểu 25 triệu bộ kit test, nhưng chúng tôi mới tìm mua được 15 triệu bộ với giá tốt nên mới chỉ ký được hợp đồng mua 15 triệu. Theo thỏa thuận ban đầu với Bộ Y tế, giá cả mua sao chuyển giao vậy, chúng tôi không lấy lãi 1 đồng nào trong giao dịch này.
Chúng tôi rất phẫn nộ trước những quy chụp cho rằng Vingroup trục lợi từ việc này. Đó là những quy chụp hồ đồ và thiếu lương tâm với tâm huyết chống dịch từ trước đến nay của chúng tôi cũng như của các doanh nghiệp khác.
Video đang HOT
Vingroup đã từng chủ động mua hơn 20 triệu bộ test về tặng hoàn toàn miễn phí cho rất nhiều đơn vị, địa phương như Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, TP.HCM, Long An, Khánh Hòa, Kiên Giang…
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup
* Đến nay Vingroup đã hoàn tất chuyển giao 25 triệu bộ kit test trên cho Bộ Y tế chưa, thưa ông?
- Hiện chúng tôi mới nhập về 15 triệu bộ và đang chào bán cho các địa phương và đơn vị trong nước theo đúng quy định về đấu thầu. Mặc dù ký hợp đồng trực tiếp với Hãng SD Biosensor của Hàn Quốc, không qua bất cứ trung gian nào để nhập về với giá 61.000 đồng/bộ nhưng để hỗ trợ các địa phương, Vingroup quyết định tài trợ một phần chi phí để kit test về mức 44.000 đồng/bộ.
* Từ chỗ mua hộ với giá 61.000 đồng, bây giờ Vingroup lại phải bù lỗ để cung cấp cho các địa phương với giá 44.000 đồng/bộ kit test – mức giá thấp nhất thị trường hiện tại, thậm chí thấp hơn so với công bố gây sốc 50.000 đồng/bộ như có ý kiến nêu ra, có phải Vingroup giảm giá xuống vì sức ép dư luận?
- Trước khi có việc hỗ trợ giảm giá, chúng tôi đã chủ động mua và tặng cho các vùng dịch nặng hơn 20 triệu kit test. Đến nay, để giúp các địa phương vùng dịch có thể làm nhanh thủ tục và ủng hộ chống dịch, chúng tôi đã chủ động giảm giá. Việc này đã được thực hiện từ ngày 17.9.2021 – nhiều ngày trước khi có các dư luận kia. Khi hành động vì cộng đồng với tâm sáng, chúng tôi không thấy có sức ép nào cả.
* Làm thế nào để kiểm chứng các thông tin mà ông vừa nói?
- Vingroup luôn minh bạch, mọi quá trình mua bán đều có hóa đơn chứng từ rõ ràng. Tôi có thể công khai luôn 61.000 đồng là mức giá tốt nhất tại thời điểm đàm phán đợt vừa rồi, sau khi Vingroup đã nhập nhiều lô hàng lớn, mở rộng nguồn hàng và quan hệ cũng như đặt vào thời gian đỡ cao điểm. Còn trước đó, trong tháng 7 và 8, khi mua 20 triệu kit test để tặng, chúng tôi có thời điểm đã phải trả giá cao hơn nhiều. Đơn cử, Vingroup đã mua hơn 3 triệu bộ test Standard Q Covid-19 Ag Test của SD Biosensor Inc, Hàn Quốc, giá 175.000 đồng/test; 700.000 bộ Panbio Covid-19 Ag Rapid Test Device của Abbott Diagnostics Korea Inc, Hàn Quốc, giá 115.000 đồng/test; 700.000 bộ test SGTi-flex COVID-19 Ag của Sugentech, Inc., Hàn Quốc, giá 78.000 đồng/test; 10,5 triệu bộ BIOSYNEX COVID-19 Ag BSS từ Biosynex Swiss SA, Pháp/Thụy Sĩ giá 88.651 đồng/test…
Các lô hàng trên được mua qua những nhà phân phối trong nước như Lục Tinh, Hùng Thịnh, Việt Nhật, Đoàn Gia SG… với đầy đủ hóa đơn chứng từ minh bạch và có thể dễ dàng kiểm chứng thông tin trên mạng tương ứng thời điểm chúng tôi đặt mua.
* Vậy ông nói sao về những ý kiến cho rằng các bộ kit test tại nước ngoài chỉ có giá từ 1 – 1,5 USD và Vingroup có thể kiếm lãi gấp 10 lần giá gốc?
- Giá Vingroup mua và chuyển giao cho Bộ Y tế là 61.000 đồng/bộ mà họ nói lãi gấp 10 lần, tức là giá 1 bộ test chỉ có 6.100 đồng (gần 0,3 USD), xin hỏi chính bạn, bạn có tin được không? Chúng tôi đã tìm kiếm khắp thế giới nhưng chưa thấy ở đâu có test nhanh nào giá đó. Có một số loại giá rẻ hơn 61.000 đồng vài chục phần trăm, nhưng chúng tôi lo ngại người dùng không yên tâm nên đã không chọn.
Do đó, nếu ai có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào mà tìm kiếm được nguồn kit test chất lượng tốt, nguồn gốc xuất xứ uy tín tương đương mà giá rẻ như thông tin được lan truyền, xin hãy giới thiệu về Việt Nam. Tôi tin tất cả người dân đều vô cùng hoan nghênh.
* Ông nói Vingroup không kinh doanh kit test nhanh nhưng Vingroup sắp có nhà máy sản xuất sản phẩm này? Liệu hai câu chuyện này có mâu thuẫn với nhau không?
- Chúng tôi không kinh doanh, dự án sản xuất test nhanh của Vingroup là dự án phi lợi nhuận. Việc sản xuất này xuất phát từ nhu cầu chống dịch, bảo vệ sức khỏe của người dân và nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo tự lực, tự chủ nguồn cung kit test cho Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới”. Chính phủ đã xác định không thể theo đuổi chính sách “zero Covid”, do vậy việc đảm bảo nguồn kit test là một trong những yêu cầu để Việt Nam có thể kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, từng bước mở cửa vực dậy nền kinh tế.
Sẽ cung cấp loại test chỉ lấy dịch sâu trong mũi 2 cm
Ông Nguyễn Việt Quang thông tin thêm: “Chúng tôi đã có thỏa thuận chuyển giao công nghệ với Công ty NG Biotech của Pháp, theo đó giai đoạn 1 sẽ nhập nguyên vật liệu từ công ty này và gia công đóng gói tại Việt Nam, sẽ bán cho các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc phi lợi nhuận.
Sản phẩm của chúng tôi là test nhanh kháng nguyên bao gồm 2 loại, dành cho nhân viên y tế và loại để người dân có thể thực hiện tại nhà. Ưu điểm của sản phẩm test tại nhà là tiện lợi, dễ sử dụng, có thể chỉ cần lấy dịch sâu trong mũi 2 cm, thay vì cách lấy mẫu sâu, có thể gây đau và khó chịu như hiện tại.
Tới đây, khi bắt đầu sản xuất, chúng tôi sẽ cung cấp trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp với giá gốc, giúp giảm chi phí xét nghiệm cho họ và giảm gánh nặng cho hệ thống y tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt lãnh đạo Vingroup và đối tác chuyển giao công nghệ vaccine Covid-19 tại Mỹ
Đại diện Arcturus Therapeutics nhận định: "Việt Nam cần được quốc tế ghi nhận về những nỗ lực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, bao gồm cả việc chủ động tiếp cận để người dân sớm được tiêm vaccine".
Ngày 22/9 (giờ địa phương), Arcturus Therapeutics thông tin, vừa qua Chủ tịch kiêm CEO của hãng, ông Joseph Payne đã có cuộc gặp mặt với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng Giám đốc của Vingroup Nguyễn Việt Quang tại New York nhằm thảo luận về việc hợp tác sản xuất vaccine phòng Covid-19.
Đoàn đại biểu Việt Nam có mặt tại cuộc họp bao gồm Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Đại sứ Hà Kim Ngọc, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Arcturus Therapeutics Holdings (Nasdaq: ARCT), công ty sản xuất thuốc RNA giai đoạn lâm sàng, tập trung phát triển vaccine phòng bệnh truyền nhiễm và các bệnh hiếm gặp về gan, hô hấp.
Ông Joseph Payne nhấn mạnh: "Chúng tôi rất hài long với các cuộc thảo luận nhằm mở rộng quan hệ hợp tác với Vingroup. Đặc biệt hơn nữa, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với đại dịch Covid-19, cũng như trong hoạt động tiêm chủng".
"Tôi rất vinh dự được gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phái đoàn, cũng như có thể thảo luận các chiến lược y tế công cộng tiến bộ của Việt Nam. Việt Nam cũng đã đưa ra những kế hoạch chu đáo và hành động tích cực trong cuộc chiến chống dịch bệnh lần này, bao gồm cả việc chủ động để người dân có thể tiếp cận sớm với vaccine. Chúng tôi mong muốn được hợp tác lâu dài và có hiệu quả".
Hồi đầu tháng 8, Arcturus Therapeutics cho biết họ đã đạt thỏa thuận chuyển giao công nghệ độc quyền sản xuất vaccine cho phía Việt Nam. Nổi bật trong số đó là vaccine ARCT-154 với khả năng ngăn chặn tốt sự lây lan của biến thể Delta.
Theo thỏa thuận, vaccine ARCT-154 với công nghệ mRNA trên 21.000 người trưởng thành trong giai đoạn 3. Việc thử nghiệm này sẽ do Vinbiocare, một công ty con của Vingroup tài trợ hoàn toàn. Các dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy vaccine này có thể tạo ra kháng thể chống Covid-19, bao gồm cả với chủng Delta. ARCT-154 chính là thế hệ tiếp theo của ARCT-021, loại vaccine Covid-19 hàng đầu mà Arcturus đang phát triển.
ARCT-021 được phát triển trong khuôn khổ hợp tác giữa Arcturus với trường Y Duke - Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Các thử nghiệm cho thấy vaccine tạo ra phản ứng miễn dịch với protein đột biến của virus SARS-CoV-2.
Thay đổi tư duy chống dịch Kể từ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19, đã có một số thay đổi mang tính nền tảng với cuộc trường chinh chống dịch. Trước hết, Thủ tướng cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vắc xin, ký giấy giới thiệu cho hàng chục doanh nghiệp và gần đây ghi hẳn vào nghị quyết...