Vingroup muốn rút hoàn toàn khỏi chuỗi VinMart, VinMart+
Vingroup đang muốn rút lui hoàn toàn khỏi chuỗi bán lẻ VinMart, VinMart bằng việc bán toàn bộ cổ phần sở hữu còn lại trong Công ty The CrownX – chủ sở hữu chuỗi bán lẻ này.
Đây là thông tin được Tập đoàn Vingroup ghi nhận trong báo cáo tài chính kiểm toán riêng công ty mẹ mới công bố.
Cụ thể, tập đoàn này cho biết trong năm 2020 vừa qua đã thực hiện chuyển nhượng hơn 2 triệu quyền chọn nhận cổ phần tại Công ty CP The CrownX cho một số đối tác (liên quan Masan).
Sau đó, Vingroup đã thực hiện chuyển đổi toàn bộ quyền chọn nhận cổ phần còn lại sang thành cổ phần sở hữu tại The CrownX – công ty mới được thành lập để quản lý vốn tại Công ty VCM (chủ sở hữu chuỗi VinMart, VinMart ) và Công ty TNHH Masan Consumer Holdings.
Sau quá trình chuyển đổi quyền chọn thành cổ phần, Vingroup đã bán 4,8 triệu cổ phần của công ty mới thành lập này cho một đối tác doanh nghiệp khác (Masan).
Đặc biệt, báo cáo của Vingroup tiết lộ, tại ngày 31/12/2020, tập đoàn đã ký hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần còn lại trong Công ty The CrownX cho một đối tác doanh nghiệp khác.
Trong đó, giá gốc của số cổ phần còn lại Vingroup nắm giữ tại The CrownX được xác định là 5.538 tỷ đồng, tuy nhiên tập đoàn đang trong quá trình xác định lại giá trị hợp lý của khoản đầu tư.
Như vậy, nếu thương vụ chuyển nhượng này thành công, Vingroup sẽ chính thức rút lui hoàn toàn khỏi The CrownX, qua đó không còn lợi ích liên quan tới chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart .
Video đang HOT
Vingroup sẽ không còn lợi ích liên quan nào tại chuỗi bán lẻ VinMart và VinMart sau thương vụ thoái sạch vốn khỏi The CrownX. Ảnh: Việt Đức.
Đây là giao dịch tiếp nối sau khi tập đoàn này quyết định hoán đổi 99,99% cổ phần của Công ty Vincommerce (công ty mẹ của VinMart và VinMart ) thành cổ phần trong Công ty CP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM. Bằng giao dịch này, Vingroup khi đó sở hữu 64,3% cổ phần trong Công ty VCM.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau đó đã chuyển nhượng toàn bộ 64,3% cổ phần trong VCM cho Masan để đổi lấy quyền chọn nhận cổ phần của một công ty được thành lập trong tương lai, chính là The CrownX.
Khoản lãi từ giao dịch chuyển nhượng này được Vingroup ghi nhận là 5.498 tỷ đồng và được hạch toán vào báo cáo kết quả kinh doanh riêng cùng năm 2019.
Trong khi đó, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 của Masan cho biết trong tháng 6 và 8/2020, tập đoàn đã mua thêm 14,8% vốn chủ sở hữu của The CrownX với tổng giá trị 23.692 tỷ đồng. Sau giao dịch, lợi ích kinh tế của Masan trong đơn vị này tăng từ 70% lên 84,8%.
Tuy nhiên, phần giá trị ghi sổ tương ứng của phần tài sản thuần liên quan 14,8% vốn chủ sở hữu The CrownX chỉ là 1.672 tỷ. Điều này khiến Masan phải ghi nhận giảm hơn 22.000 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán cùng năm.
The CrownX là doanh nghiệp được Masan thành lập để lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ thông qua việc tiếp quản chuỗi siêu thị VinMart và VinMart từ Tập đoàn Vingroup.
Trong đó, The CrownX sở hữu 83,74% cổ phần của Công ty VCM – công ty sở hữu hệ thống VinMart, VinMart , VinEco cùng 85,71% phần vốn góp tại Masan Consumer Holdings – công ty quản lý toàn bộ mảng hàng tiêu dùng của Masan.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Masan, quý IV/2020 vừa qua ghi nhận lần đầu tiên VCM ghi nhận lãi EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương.
Trong đó, công ty này đạt doanh thu 7.300 tỷ đồng trong quý với lợi nhuận EBITDA 16 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 0,2%. Tuy vậy, lũy kế cả năm 2020, EBITDA của công ty vẫn ở mức âm 1.234 tỷ đồng, tỷ suất EBITDA tương ứng âm 4%.
Trong khi đó, Masan Consumer Holdings ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 27% cả năm 2020, đạt 23.971 tỷ đồng.
Tổng cộng, The CrownX có doanh thu 54.277 tỷ đồng năm 2020 và là công ty kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng có doanh thu lớn thứ hai tại Việt Nam.
VinMart, VinMart+ huy động 1.500 tỷ đồng trái phiếu
Công ty VinCommerce, chủ sở hữu và vận hành chuỗi siêu thị VinMart, VinMart , vừa huy động xong 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu với kỳ hạn 5 năm.
Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce mới đây đã có thông báo về việc phát hành xong 1.500 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm cho nhà đầu tư. Đây là loại trái phiếu có đảm bảo, được trải lãi định kỳ 3 tháng/lần. Ngày hoàn thành đợt chào bán là 25/1.
Đây không phải lần đầu doanh nghiệp này huy động lô trái phiếu với giá trị lớn như trên. Theo báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tính trong nửa đầu năm 2020, VinCommerce cũng đã huy động hơn 2.700 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9,9%/năm cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất kỳ thứ 5-8 áp dụng mức 10,9%/năm và các kỳ sau bằng lãi suất tham chiếu cộng 3,9%/năm.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh sơ bộ gửi tới HNX, tính đến cuối tháng 6/2020, doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu 4.122 tỷ, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,18 lần, tương đương mức nợ phải trả vào khoảng hơn 13.000 tỷ đồng. Cũng giai đoạn này, chủ sở hữu chuỗi VinMart và VinMart lỗ sau thuế 1.787 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Masan công bố mới đây, VinCommerce đã ghi nhận lần đầu có lãi EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) dương trong quý IV/2020.
Chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart hiện vận hành dưới sự quản lý của Tập đoàn Masan. Ảnh: Việt Đức.
Cụ thể, tính riêng 3 tháng cuối năm 2020, chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart ghi nhận 7.300 tỷ đồng doanh thu, nhờ việc cắt giảm được lượng lớn chi phí do đóng các cửa hàng hoạt động không hiệu quả, VinCommerce ghi nhận lợi nhuận EBITDA đạt 16 tỷ đồng, tương đương biên EBITDA 0,2%. Đây là quý đầu tiên kể từ khi đi vào vận hành nhà bán lẻ này ghi nhận con số EBITDA dương.
Cũng theo báo cáo, biên EBITDA của VinCommerce năm 2020 đã được cải thiện từ mức âm 4,8% quý I và âm 8,4% quý II do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến quý III, chỉ số này tăng lên mức âm 3% và đạt mức dương 0,2% trong quý cuối năm. Tuy vậy, tính chung cả năm 2020, chuỗi bán lẻ này vẫn ghi nhận mức EBITDA âm 1.234 tỷ, tương đương tỷ suất âm 4%.
Trong năm, VinCommerce đã đóng cửa 744 cửa hàng VinMart và 12 siêu thị VinMart hoạt động không hiệu quả, đồng thời mở mới 84 cửa hàng VinMart và 2 siêu thị VinMart.
Liên quan tới hoạt động huy động trái phiếu tại Masan và các công ty thành viên, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Masan, năm 2020 vừa qua tập đoàn này cùng các công ty thành viên đã tăng vay nợ thêm hơn 21.200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu.
Trong đó bao gồm gần 16.200 tỷ trái phiếu không có đảm bảo và trên 5.000 tỷ đồng trái phiếu có đảm bảo. Masan cũng thuộc nhóm doanh nghiệp có số dư phát hành trái phiếu lớn nhất thị trường năm qua.
Ngoài Masan, nhóm doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ trái phiếu nhất năm qua còn có Vingroup và các công ty thành viên, Sovico Holdings, Novaland, TNR Holdings và một số ngân hàng lớn...
Việc tăng huy động trái phiếu kể trên cùng gia tăng dư nợ vay ngắn hạn tại các ngân hàng khiến tổng vay và nợ thuê tài chính đến cuối năm 2020 của Masan đã lên tới hơn 62.000 tỷ, tăng gấp đôi so với đầu năm và chiếm hơn một nửa nguồn vốn của doanh nghiệp.
Định kỳ lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả người làm việc tại doanh nghiệp Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương yêu cầu các doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch định kỳ lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả người làm việc tại doanh nghiệp về phòng chống dịch COVID-19.... Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương đã có hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong các KCN huyện Kim...