Vingroup liên kết với 1.000 HTX, hộ nông dân cung ứng nông sản sạch
Ngày 1.9, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi động Chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” thông qua việc liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân để cung ứng nông sản sạch và an toàn cho thị trường.
Nối tiếp chương trình thúc đẩy sản xuất nội địa dành cho doanh nghiệp Việt, Tập đoàn Vingroup quyết định triển khai chương trình hỗ trợ và liên kết với các Hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn; đồng thời, góp phần xây dựng tư duy sản xuất hiện đại, bài bản và hiệu quả cho người nông dân.
Theo đó, thông qua Công ty Đầu tư Phát triển Sản xuất Nông nghiệp VinEco (VinEco), Vingroup sẽ: Trực tiếp đào tạo và hướng dẫn các hộ nông dân có nhu cầu về quy trình sản xuất sạch; Hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và giống; Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và trước thu hoạch; Thu mua sản phẩm và hỗ trợ phát triển thương hiệu.
Quy trình sản xuất rau sạch.
Với việc kiểm soát khép kín từ đồng ruộng đến siêu thị, chương trình sẽ cắt giảm được tối đa các khâu trung gian, tập trung nâng cao chất lượng nông sản cung ứng ra thị trường.
Video đang HOT
Chương trình chính thức triển khai từ 1.9 với tổng ngân sách khoảng 300 tỷ đồng cho năm đầu tiên, trực tiếp hỗ trợ tới 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân. Điều kiện tham gia là các hộ sản xuất có quy mô tối thiểu trên 1 ha, cam kết sản xuất nông sản sạch, an toàn; ưu tiên những hộ sản xuất đã đạt tiêu chuẩn VietGap hoặc chuyên sản xuất trái cây đặc sản theo vùng miền.
Để đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho nông sản trong Chương trình, VinEco dự kiến sẽ dành 50 tỷ đồng trong tổng ngân sách để xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, bao gồm chi phí đầu tư hệ thống trang thiết bị, công cụ kiểm soát và đội ngũ kiểm soát chất lượng quy mô 300 người. Công tác kiểm tra, giám sát cũng được triển khai theo nhiều lớp: từ lực lượng kiểm soát tại địa phương với tần suất kiểm tra hàng ngày đến các tầng kiểm định định kỳ và theo xác suất do hệ thống kiểm soát viên của VinEco trực tiếp thực hiện.
Rau sạch vào hệ thống siêu thị.
Tùy thuộc vào việc thực hiện các cam kết theo tiêu chuẩn VietGap, cũng như chất lượng kiểm định về quy trình sản xuất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản ph ẩm thực tế.., VinEco sẽ cam kết bao tiêu sản phẩm cho các hộ sản xuất trên toàn thị trường. Trong đó, một phần sản lượng sẽ được tiêu thụ trong các hệ thống bán lẻ của Vingroup dưới thương hiệu của VinEco hoặc thương hiệu riêng của đối tác.
Bên cạnh đó, VinEco cũng dự kiến đầu tư trang thiết bị để ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR, đảm bảo minh bạch hóa thông tin về địa điểm sản xuất, thời điểm thu hoạch. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin nông sản trong chương trình bằng smartphone khi có nhu cầu. Dự kiến, ngày 1.12, sản phẩm đầu tiên của Chương trình liên kết hộ sản xuất sẽ ra mắt thị trường.
Phát biểu về sự kiện, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của chương trình là cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng; thứ hai là hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp; tiến tới từng bước xây dựng được các thương hiệu nông sản Việt có tầm Quốc tế”.
Theo Danviet
Campuchia lo nông sản nhiễm hóa chất độc hại
Nông dân Campuchia đang sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bị cấm tràn lan để tăng sản lượng, từ đó đáp ứng nhu cầu gia tăng về nông sản, dẫn đến nỗi lo về tác động tiêu cực của chúng...
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng tràn lan hóa chất độc hại có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe về lâu dài, như phá hủy hệ thống miễn dịch, làm suy giảm hệ thần kinh, gây ung thư... Dù biết rõ tác hại nhưng không ít nông dân vẫn sử dụng những hóa chất độc hại này.
"Tôi biết sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng không thể không dùng chúng" - ông Sen Sos, một nông dân ở TP Battambang, thừa nhận với đài DW (Đức).
Bà Sieng Huy, Giám đốc điều hành Hiệp hội Hóa chất Campuchia (CCS), chỉ ra thực trạng đáng lo khác: Không chỉ nông dân mà các nhà bán lẻ cũng sử dụng hóa chất độc hại để giữ cho trái cây, rau quả trông tươi lâu hơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương.
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này, đóng góp 37% GDP và tạo công ăn việc làm cho 2/3 lực lượng lao động cả nước. Thực tế này khiến chính phủ Campuchia gặp khó khăn trong việc đối phó vấn đề trên.
"Thật khó để ngăn nông dân dùng thuốc trừ sâu bởi họ đối mặt sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường" - Bộ trưởng Nông nghiệp Campuchia Veng Sakhon thừa nhận. Dù vậy, ông Sakhon cho rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học không phải là vấn đề lớn ở nước này.
Một nỗi lo khác là nhiều loại thuốc trừ sâu được sử dụng ở Campuchia không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Chưa hết, khâu kiểm soát hóa chất cấm vẫn còn lơ là nên không khó để nông dân mua loại sản phẩm này. Thêm vào đó, một số loại thuốc trừ sâu được bày bán ở Campuchia có nhãn mác bằng ngôn ngữ nước ngoài khiến nông dân không hiểu nên thường xuyên sử dụng quá mức quy định.
Trong nỗ lực đối phó, chính phủ Campuchia đang khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để bảo đảm chất lượng và sự an toàn của nông sản. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học vẫn còn hạn chế. "Tôi hy vọng thuốc trừ sâu sinh học sẽ được sử dụng rộng rãi khắp nước nhưng hiện chính phủ không đủ ngân sách để thúc đẩy điều này" - Bộ trưởng Sakhon cho biết.
Trong khi đó, bà Sieng Huy kêu gọi chính phủ Campuchia kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ tất cả thuốc trừ sâu hóa học được bày bán trong nước cũng như trấn áp mạnh tay những ai lạm dụng các sản phẩm này.
Theo_Phụ Nữ News
Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn: Còn nhiều vướng mắc Thời gian qua, nhiều địa phương đã tích cực xây dựng chuỗi sản xuất nông sản an toàn nhằm giúp nông dân từ khâu sản xuất tới tiêu thụ, mục tiêu là đưa ra thị trường sản phẩm an toàn. Mô hình này đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, nhưng quá trình xây dựng chuỗi vẫn còn nhiều khó...