Vingroup lãi ròng 438 tỷ đồng quý I
Doanh thu thuần giảm 30% đạt 15.368 tỷ đồng, chủ yếu do không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán lẻ.
Lợi nhuận sau thuế đạt 505 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.
Vingroup cũng như nhiều doanh nghiệp Việt phải đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19.
Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I với doanh thu thuần giảm 30% đạt 15.368 tỷ đồng, chủ yếu do không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán lẻ. Nếu loại doanh thu lĩnh vực bán lẻ trong quý I/2019 để so sánh tương đương, doanh thu quý I/2020 tăng 4% cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế đạt 3.428 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 505 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 438 tỷ đồng, giảm 58%.
Doanh thu chuyển nhượng bất động sản quý I đạt 6.883 tỷ đồng. Doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan đạt 1.797 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu từ hoạt động du lịch và vui chơi giải trí đạt 1.806 tỷ đồng, giảm 7%. Doanh thu từ hoạt động sản xuất trong kỳ đạt 3.259 tỷ đồng, tăng 165% do trong năm 2019, doanh thu bán ô tô bắt đầu được ghi nhận từ tháng 6.
Tại ngày 31/3, tổng tài sản Vingroup đạt 413.613 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 122.112 tỷ đồng, tăng lần lượt 2,4% và 1%.
Video đang HOT
Vingroup đối mặt với khó khăn từ Covid-19. Ảnh: VIC
Trong 3 tháng đầu năm, Vingroup và các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tập đoàn luôn tuân thủ theo những chủ trương và chỉ đạo kịp thời của Nhà nước để phòng chống dịch bệnh lây lan, đặt yếu tố sức khỏe của khách hàng và cán bộ nhân viên lên hàng đầu, nhưng bên cạnh đó cũng chuẩn bị những phương án kinh doanh để thích nghi trong hoàn cảnh mới.
Trong bối cảnh hiện tại, Vinhomes tăng cường tương tác với khách hàng qua các kênh không gặp mặt trực tiếp, ra mắt kênh nội dung Youtube Vinhomes TV. Vinhomes đẩy nhanh tiến độ và ra mắt sớm website bán hàng trực tuyến Vinhomes Online vào ngày 9/4 với hơn 32.000 lượt truy cập và 200 đơn hàng được chốt trong ngày đầu ra mắt.
Vincom Retail tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường với 79 trung tâm thương mại (TTTM) đang hoạt động tại 43 tỉnh thành, tổng diện tích sàn bán lẻ gần 1,6 triệu m2. Đầu tháng 3, Uniqlo, thương hiệu thời trang hàng đầu Nhật Bản đã chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội tại Vincom Center Phạm Ngọc Thạch. Trước bối cảnh dịch Covid, Vincom Retail đã thực hiện các biện pháp như tăng tần suất vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, khử trùng và đo thân nhiệt. Vincom Retail cũng đã đưa ra gói hỗ trợ 300 tỷ đồng để hỗ trợ khách thuê trên toàn hệ thống. Từ ngày 23/4, toàn bộ TTTM Vincom tại Hà Nội, TP HCM và hầu hết ở các tỉnh đã hoạt động trở lại.
Vinpearl đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các hãng hàng không nội địa, cung cấp các gói dịch vụ du lịch trọn gói cao cấp quảng bá các điểm du lịch có sự hiện diện của Vinpearl.
Trong lĩnh vực sản xuất, VinFast bắt đầu đẩy mạnh chiến lược tận dụng hệ sinh thái Vingroup với chương trình mua nhà Vinhomes tặng voucher giảm giá khi mua xe VinFast lên tới 200 triệu đồng. Khách hàng có thể sử dụng kết hợp với các chương trình ưu đãi khác như hỗ trợ lãi suất, khuyến mãi nếu không vay ngân hàng. Voucher cũng có tính linh hoạt cao khi không bị giới hạn việc chuyển nhượng. Bên cạnh đó, VinFast đồng loạt khai trương 18 showroom/ xưởng dịch vụ tại chuỗi trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc, trở thành một trong 3 hãng xe có hệ thống xưởng dịch vụ lớn nhất Việt Nam chỉ sau chưa đầy một năm có mặt trên thị trường. Đầu năm 2020, VinSmart ra mắt ba mẫu điện thoại mới là Active 3, Joy 3 và Star 3, vươn lên top 3 thương hiệu bán chạy nhất tháng 3 với 16,7% thị phần điện thoại thông minh.
Trong tháng 4, Vingroup đã sản xuất thành công 2 mẫu máy thở xâm nhập đầu tiên, góp phần đảm bảo sự chủ động cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Hai mẫu máy thở này sẽ tiếp tục được kiểm thử bởi các bệnh viện và các chuyên gia hàng đầu cũng như sẽ được các cấp Hội đồng ngành Y đánh giá để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trước khi lưu hành. Dự kiến lô sản phẩm đầu tiên sẽ xuất xưởng vào ngày 15/5.
Thu Hằng
Chứng khoán 'rực lửa', loạt mã lớn 'đo sàn'
Phiên giao dịch sáng 28/4, thị trường chứng khoán rực lửa, chỉ số VN-Index giảm 5,62 điểm, HNX giảm 0,5 điểm, nhiều mã lớn ngập sâu trong sắc đỏ.
Không giống ngày giao dịch liền trước, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index rơi ngay từ đầu phiên. Theo đó, chốt phiên sáng, VN-Index dừng mức 765,1 điểm, giảm 5,62 điểm, tương đương mất 0,7%. Toàn sàn có 211 mã giảm, trong đó 4 mã nằm sàn. Khối lượng giao dịch đạt 125 triệu đơn vị, thanh khoản hơn 2.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu PVOil lao dốc sau khi thông tin lỗ 530 tỷ đồng trong quý I được công bố.
Rổ VN30 đa số kết phiên trong sắc đỏ. VRE của Vincom Retail là mã giảm sâu nhất với 950 đồng mỗi cổ phiếu, về 22.550 đồng/cổ phiếu , tức "bay" 4,04%. Một cổ phiếu khác trong "họ" Vingroup là VIC cũng giảm 0,4% về 91.000 đồng/cổ phiếu.
Trái ngược với VRE và VIC, một cổ phiếu khác là VHM của Vinhomes tăng 0,6% lên 64.900 đồng. Nguyên nhân do VHM vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 với kết quả cực kỳ ấn tượng. Thương hiệu bất động sản do Tập đoàn Vingroup nắm trên 70% vốn sở hữu đạt lãi trước và sau thuế lần lượt 10.124 tỷ đồng và 7.654 tỷ đồng.
VN30 sáng nay cũng chứng kiến sự lao dốc của nhóm cổ phiếu dầu khí. PLX mất 2,4% về 39.250 đồng/cổ phiếu. GAS đang giao dịch mức 62.800 đồng/cổ phiếu, giảm 2,2%.
Tương tự, sau khi công bố kết quả kinh doanh lỗ 530 tỷ đồng trong quý I, mã Oil của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) giảm 5,4% về 7.000 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm dầu khí, mã POW là điểm sáng khi tăng 1% lên chẵn 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tương tự, nhóm ngân hàng cũng phân hoá trong biên độ hẹp. Nổi bật nhất là CTG tăng 0,5% lên 18.850 đồng, trong khi hầu hết các mã khác giảm nhẹ.
Khối phân tích Vndirect cho rằng tâm lý lo ngại của nhà đầu tư về ảnh hưởng của COVID-19 khiến giá cổ phiếu của các ngân hàng giảm trung bình 18,4% từ cuối 2019. Tất cả các ngân hàng trong danh mục theo dõi đang giao dịch với mức P/B và P/E dự phóng năm nay khá thấp.
HNX-Index chốt phiên ở mức 105,8 điểm, giảm 0,47%. Toàn sàn có 77 mã giảm, trong đó 21 mã "đo sàn". Thanh khoản đạt 163,7 tỷ đồng.
HNX30 cũng giảm 1,69 điểm về 200 điểm.
UpCom giảm nhẹ hơn khi mất 0,05 điểm, về 51,2 điểm.
Hòa Bình
Giao dịch khối ngoại ngày 27/4: Đua bán cổ phiếu ngân hàng, khối ngoại rút ròng tới 470 tỷ đồng Nhà đầu tư nước ngoài có cuộc đua xả mạnh cổ phiếu ngân hàng, tạo sức ép lớn lên diễn biến giá cổ phiếu, đặc biệt là mã VCB. Qua đó, khối này đã rút ròng tới 470 tỷ đồng, tiếp tục tăng hơn 20% so với phiên cuối tuần trước. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng...