VinGroup đề xuất giãn thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn tiền thuê đất năm 2020 với cơ sở lưu trú
Đại diện Tập đoàn Vingroup cũng nêu khó khăn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy dẫn đến thiếu linh kiện để sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy… Về du lịch, dịch làm ảnh hưởng việc làm của hơn 18.000 cán bộ nhân viên tại các khu nghỉ dưỡng
Chiều 16/4, Thành ủy – HĐND – UBND thành phố Hà Nội tổ chức “Đối thoại với doanh nghiệp” để lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy cũng đề nghị các doanh nghiệp nêu khó khăn và hiến kế giúp thành phố vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, nhanh chóng khôi phục, duy trì đà tăng trưởng.
Theo đại diện Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề và các ngành đều bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19. Chưa kể, tập đoàn cũng bị ảnh hưởng khi giải đua xe F1 tạm dừng, phải hoàn lại 100% tiền vé cho khách.
Đại diện Tập đoàn Vingroup cũng nêu khó khăn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy dẫn đến thiếu linh kiện để sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy… Về du lịch, dịch làm ảnh hưởng việc làm của hơn 18.000 cán bộ nhân viên tại các khu nghỉ dưỡng nhưng vẫn phải duy trì lương cho số lượng người này, lỗ khoảng 3.000 tỷ. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản, giáo dục của Tập đoàn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.
Với những khó khăn hiện tại, Tập đoàn Vingroup kiến nghị Trung ương kéo dài thời gian gia hạn thuế là 1 năm thay vì 5 tháng như hiện nay bởi ảnh hưởng của dịch bệnh còn kéo dài; đồng thời thực hiện giãn thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn tiền thuê đất năm 2020 với cơ sở lưu trú.
Video đang HOT
Tại Hà Nội, Tập đoàn xin hỗ trợ các thủ tục hành chính như sớm cho phép các doanh nghiệp, điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; sớm phê duyệt các danh mục sử dụng đất…
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Hội DN Vừa và nhỏ Hà Nội, ông Đỗ Quang Hiển kiến nghị thành phố xem xét giải pháp giảm các loại thuế, không chỉ trong thời gian này mà có thể kéo dài hơn để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp, giúp các doanh nghiệp nhỏ có mặt bằng sản xuất.
Còn đại diện Tập đoàn FLC cho biết ảnh hưởng của dịch Covid-19 còn kéo dài, trong khi chính sách ưu đãi chỉ trong 5-6 tháng, vì vậy doanh nghiệp đề xuất kéo dài thời gian hỗ trợ, cũng như có thêm chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho cộng đồng doanh nghiệp. Đại diện Tập đoàn bán lẻ Central Retail mong muốn thành phố tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp FDI, giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp…
Thanh Ngà
Chứng khoán 16/4: VN-Index vượt qua nhịp rung lắc, trở lại mức 777 điểm
Thêm nhiều cổ phiếu thoát khỏi tâm lý chốt lời để tăng về cuối phiên sáng. Tổng số mã tăng tại HOSE lên 178 mã trong đó 22 mã tăng trần.
Nhiều cổ phiếu đã nhanh chóng vượt qua tâm lý chốt lời của phe bán. Nhóm tăng trần có thêm một số mã như BMI, ITA, BFC, PVT bên cạnh mã tăng từ sớm là FRT. Cùng với đó là nhiều mã tăng trên 2% như AAA ( 2,6%), CII ( 5,6%), CSV ( 4,5%), TDH ( 4,2%), HDC ( 4,14%), LIX ( 4,77%), HDG ( 4,6%), HHS ( 4,72%), KSB ( 3,3%).
Nhóm vốn hóa thấp và trung bình rõ ràng đang có phần khá tự tin bởi thị trường cho thấy sự điều chỉnh đã diễn ra không đồng loạt. Nhóm trụ vẫn có GAS ( 1,1%), SAB ( 5,2%), PLX ( 3,13%) có ý đồ bình ổn cho thị trường. Được biết, quý I, PV Gas ước đạt trên 17.500 tỷ đồng doanh thu và 2.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng giảm 6,6% và 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, các mã có thể gây ảnh hướng xấu như Ngân hàng hay các mã Vingroup thực tế cũng chưa cho phép bên bán chốt lời mạnh. VCB (-0,8%) ,BID (-1,2%), CTG (-1%), VNM (0%) cùng VIC (-0,6%) tiếp tục giảm có kiềm chế.
Kể cả khối ngoại hiện cũng không bán mạnh các cổ phiếu này như VNM (-15,25 tỷ đồng), VIC (-15 tỷ đồng) đều ở mức bán ra không cao.
VN-Index cuối phiên sáng đã ngoi dần lên, tăng 0,01 điểm về lại mức 777 điểm. Thanh khoản sàn đạt 133,67 triệu đơn vị, tương đương 1.923 tỷ đồng.
Còn HNX-Index cũng ở trạng thái tương tự khi VCS ( 1,72%), PVS ( 1,7%) cùng giữ nhịp cho sàn. Chỉ số tăng 0,1 điểm lên 108,44 điểm. Thanh khoản đạt 22,37 triệu đơn vị, tương đương 257 tỷ đồng.
=========
Ngân hàng với các mã giao dịch lớn và có ảnh hưởng tới chỉ số từ đầu phiên sáng đều giảm giá. VCB (-1,3%), BID (-1,2%), CTG (-0,5%) đều giảm nhẹ.
Kể cả mã có giá trị giao dịch cao nhất hôm qua là MBB có lúc cũng giảm hơn 1%. Tuy nhiên, MBB thực tế cho thấy bên mua chưa có dấu hiệu đầu hàng nên đang gượng dậy kéo lại về sát tham chiếu, tạm thời chỉ giảm 0,6% xuống 16.250 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, STB ( 1,4%) còn đảo chiều chỉ sau ít phút xuất hiện trong sắc đỏ. Tạm thời, STB đã tăng lên 9.850 đồng/cổ phiếu. Nhìn chung, phản ứng của Ngân hàng là vẫn chưa xấu.
Ngoài ra, SAB ( 4,6%) lại đang thể hiện rõ ý đồ chặn ảnh hướng xấu của tâm lý chốt lời lên thị trường khi tăng lên 160.100 đồng/cổ phiếu. Nhờ đó, sau hơn nửa tiếng giao dịch, VN-Index chạm 770 điểm rồi lại bật lên. Tính đến 9h45, chỉ số giảm 0,4% xuống 774,11 điểm.
Trên diện rộng, thị trường vẫn có nhiều mã tăng giá như PLX ( 2,51%), AAA ( 2,6%), DBC ( 3,27%), CSV ( 4,5%), HSG ( 3,25%), CTD ( 5,82%), LIX ( 2,1%). Thậm chí FRT ( 6,8%) vẫn tăng trần. Tổng cộng số mã tăng vẫn đang đạt trên 100 mã.
Trong khi đó, tại HNX, chỉ số giảm 0,42% xuống 107,88 điểm. Tạm thời, VCS ( 2,03%) vẫn đang là một đầu tàu quan trọng giúp sàn điều chỉnh không đáng kể.
MAI HƯƠNG
Loạt ông lớn VinGroup, SunGroup, FLC, T&T, BRG, Him Lam, Geleximco...tham gia đối thoại với thành phố Hà Nội tháo gỡ khó khăn mùa dịch Covid-19 Vào chiều nay (16/4), Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ sẽ chủ trì hội nghị "Đối thoại với doanh nghiệp" để tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó với dịch bệnh COVID-19, phục hồi kinh tế Thủ đô. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 , trong quý I/2020 tình...