VinFast, Toyota và những công nghệ ‘xe xanh’ tại Việt Nam
Trước khi ôtô điện được quan tâm và đầu tư phát triển tại Việt Nam, thị trường xe trong nước đã có các dòng xe lai thân thiện với môi trường.
Dù chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ như các thị trường khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang đón nhận “làn sóng” điện hóa của ôtô trong những năm vừa qua.
Bên cạnh những mẫu xe điện chuẩn bị được giới thiệu trong thời gian tới, khách hàng trong nước đã có thể tiếp cận với những mẫu xe xanh khác có ứng dụng động cơ điện để giảm thiểu ô nhiễm, tăng hiệu năng vận hành.
Mild-hybrid
Ởkiểu xe mild-hybrid (MHEV, hay lai nhẹ – PV), động cơ điện chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho động cơ đốt trong chứ không trực tiếp vào việc dẫn động. Động cơ điện thường được bố trí nằm giữa động cơ và hộp số.
Khi đề-pa, động cơ điện sử dụng năng lượng từ cụm pin nhỏ để “thúc đẩy” quá trình tăng tốc của xe tốt hơn. Bên cạnh đó, ở chế độ chạy trớn (coasting mode), động cơ điện có thể gián tiếp “kéo” chiếc xe trôi đi mà không cần động cơ đốt trong hoạt động, giúp tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, động cơ điện này còn hoạt động như một bộ tái tạo năng lượng phanh, sạc lại ắc-quy và pin khi xe giảm tốc.
So với 2 nhóm xe full-hybrid hay plug-in hybrid thì mild-hybrid có kết cấu đơn giản hơn nên giá thành thấp hơn, việc bảo trì hay sửa chữa cũng không quá phức tạp. Đổi lại, hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm là thấp hơn. Tại Việt Nam hiện công nghệ này hầu như chỉ xuất hiện trên số ít mẫu xe hạng sang của Audi, Mercedes-Benz hay Land Rover.
Full-hybrid
Thuần hybrid (full-hybrid) là khái niệm khá quen thuộc với người dùng ôtô Việt Nam. Công nghệ này bắt đầu trở nên phổ biến trong hơn một thập kỷ qua, bắt đầu từ các dòng sedan đắt tiền của Lexus hay Mercedes-Benz trang bị động cơ xăng lai điện. Ngoài ra, các dòng xe hybrid của Toyota cũng được nhập tư nhân về nước với giá bán đắt đỏ.
So với mild-hybrid, mức độ can thiệp vào vận hành của động cơ điện trên xe thuần hybrid nhiều hơn khi có thể tham gia dẫn động trực tiếp cùng với động cơ đốt trong. Tùy theo cách bố trí của hệ thống hybrid là song song hoặc nối tiếp, hiệu quả tiết kiệm sẽ có sự khác biệt.
Video đang HOT
Với động cơ điện và cụm pin có kết cấu phức tạp nên giá thành của xe hybrid đắt hơn đáng kể so với xe trang bị động cơ xăng hoặc dầu. Đổi lại, động cơ điện mang đến khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng kể giúp giảm chi phí sử dụng cho chủ xe.
Đến nay, công nghệ hybrid đã đến gần hơn với những khách hàng phổ thông khi xuất hiện trên mẫu SUV đô thị Toyota Corolla Cross. Dù vậy, lo ngại về độ bền, tuổi thọ của cụm pin khi vận hành tại điều kiện giao thông Việt Nam vẫn là vấn đề được người dùng đắn đo cân nhắc.
Plug-in hybrid
Xe hybrid cắm sạc (PHEV) có thể xem là công nghệ gần nhất với ôtô điện khi xe vừa có thể dùng điện để sạc cho pin, vừa có khả năng chạy thuần điện trong quãng đường vài chục km.
Dù vậy, do cụm pin có dung lượng không đáng kể nên xe hybrid cắm sạc vẫn phụ thuộc vào động cơ đốt trong để vận hành. Đặt cạnh mild-hybrid hay thuần hybrid, hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm cũng như tính hữu dụng của hybrid cắm sạc là tốt hơn, tuy nhiên đi kèm với đó là giá thành cao.
Tại thị trường Việt Nam, công nghệ hybrid cắm sạc rất hiếm gặp và chỉ có mặt trên một vài dòng xe sang của Porsche hay Volvo. Mitsubishi cũng từng đưa mẫu Outlander PHEV về Việt Nam nhưng chỉ để phục vụ việc nghiên cứu thị trường chứ không bán thương mại.
Ôtô điện
Với xe điện (EV), động cơ đốt trong được loại bỏ hoàn toàn và phương tiện sử dụng hoàn toàn năng lượng từ pin để hoạt động, không tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chi phí vận hành của xe điện cũng thấp hơn đáng kể so với các công nghệ hybrid kể trên và ôtô truyền thống.
Bên cạnh một vài model Tesla nhập khẩu tư nhân thì Porsche cũng đã bán mẫu xe điện Taycan đến khách hàng trong nước. Dù vậy, giá bán đắt đỏ và số lượng trạm sạc ít được xem là rào cản cần giải quyết để xe điện bùng nổ tại Việt Nam.
VinFast VF e34 là dòng ôtô điện phù hợp cho nhu cầu sử dụng hàng ngày ở đô thị. Ảnh: VinFast.
Trong tương lai gần, vấn đề này có thể sớm được giải quyết khi mẫu xe điện VinFast VF e34. Nằm ở nhóm SUV hạng C, VF e34 có giá bán hợp lý, khoảng 600 triệu đồng, để thu hút khách hàng quan tâm đến xe điện và muốn tối ưu chi phí sử dụng với chính sách thuê pin. Đi cùng với đó là kế hoạch xây dựng mạng lưới trạm sạc rộng khắp của VinFast sẽ đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dùng VF e34.
Theo hãng xe Việt Nam công bố, VF e34 có động cơ điện mạnh 148 mã lực và trang bị cụm pin dung lượng 42 kWh, khi sạc đầy cho phạm vi di chuyển 300 km. Bên cạnh đó, xe cũng có thể sạc nhanh với 15 phút cho quãng đường 180 km. Dự kiến, VinFast VF e34 được bàn giao đến khách hàng vào quý IV năm nay.
Những 'bức tường' ôtô điện cần vượt qua tại Việt Nam
Ngoài pin và các vấn đề về sạc thì việc bảo dưỡng hay nguồn cung điện và các cơ sở hạ tầng mềm cũng là những thách thức dành cho ôtô điện.
Đây là những vấn đề mà đại diện của Bộ Công thương, Cục Đăng kiểm cũng như các chuyên gia từ Đại học Bách Khoa và hãng Toyota đưa ra trong một toạ đàm về xe điện hóa mới đây tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó phòng chất lượng xe cơ giới, Cục Đăng kiểm cho biết số lượng xe điện hóa (hybrid, pulg-in hybrid và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện còn rất ít. Năm 2019 là 140 xe, tới 2020 tăng lên 900 xe và hết Quý I năm nay là 600 xe, tất cả đều là xe nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, hiếm có xe điện. Số lượng này quá ít để tính tỷ lệ trong tổng doanh số ôtô bán ra trên 300.000 xe.
Hệ thống trạm sạc, thời gian sạc là vấn đề lớn với xe điện. Ảnh: Electrive
Các hãng bắt đầu hiện thực hóa việc bán xe điện hóa như Toyota với chiếc Corolla Cross hybrid hay VinFast với 3 mẫu xe gầm cao chạy điện. Trên con đường hướng tới một thị trường xe xanh, các hãng sẽ còn gặp nhiều thách thức, cần nhiều thời gian để giải quyết.
Vấn đề đầu tiên ảnh hưởng đến quyền lợi sát sườn nhất của người dùng xe điện là quãng đường di chuyển mỗi lần sạc và thời gian sạc - những yếu tố phát sinh từ pin. Với mỗi lần sạc đầy, xe điện thường đi được ít hơn nhiều so với bình xăng, chưa kể gặp các điều kiện khắc nghiệt về thời tiết thì quãng đường thực tế còn giảm xuống đáng kể.
Bên cạnh đó là thời gian sạc. Nếu sạc bằng bộ sạc thông thường, tài xế sẽ phải mất cả đêm 8-10 tiếng để làm đầy pin. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng bộ sạc nhanh, ví dụ bộ sạc nhanh của VinFast có thể đạt 180 km trong 15 phút, theo hãng công bố. Tuy nhiên, nỗi lo về việc sạc nhanh có thể ảnh hưởng chất lượng pin cũng là một vấn đề cần giải quyết. Hình thức thuê pin chứ không mua cũng là cách chuyển rủi ro từ người dùng sang người bán.
Ngay cả khi công nghệ pin và sạc đã tiên tiến, nhưng mạng lưới trạm sạc không sẵn thì người dùng vẫn phải nhận lấy những bất tiện. Nếu hầm chung cư không có cổng sạc và trạm sạc gần nhà nhất cách 1 km thì sẽ là cả một thách thức. Tài xế lại cần thêm một chiếc xe máy để di chuyển giữa nhà và nơi sạc. Hãng xe Việt đang cố gắng tạo độ phủ của hệ thống trạm sạc nhằm giảm bất tiện cho khách.
Một vấn đề khác liên quan đến sự phát triển của xe điện là nguồn cung điện có đủ đáp ứng hay không. Tuy đây là câu chuyện vĩ mô, nhưng theo các chuyên gia, nếu vĩ mô không giải quyết được vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dùng.
Chuyên gia của Toyota lấy ví dụ, Việt Nam hiện có 20.000 trạm xăng, dầu, với mỗi trạm trung bình 2 vòi bơm, mỗi xe bơm trong 5 phút, như vậy một tiếng sẽ phục vụ được 480.000 xe. Trong khi đó, một chiếc Tesla Model 3 có dung lượng pin 80,5 kWh. Nếu dùng trạm sạc nhanh 250 kW thì cần khoảng 20 phút để đầy bình. Công suất thủy điện Hòa Bình là 1.920 MW, cứ một tiếng sẽ sạc đầy cho 23.040 chiếc Tesla 3. Như vậy, hiệu quả sẽ chỉ bằng 5% so với xe xăng.
Một cổng sạc của VinFast ở Hà Nội. Ảnh: VinFast
Một bất tiện khác liên quan tới việc sạc điện tại nhà. Chuyên gia Toyota cho biết ví dụ tính tất cả các thiết bị điện trong một gia đình phổ thông là khoảng 18 kW, trong khi bộ sạc gia đình của Tesla Model 3 là khoảng 11,5 kW, thời gian sạc đầy là khoảng 7 tiếng. Như vậy, nếu sạc xe ở gia đình thì nhiều thiết bị khác sẽ không thể sử dụng vì không đủ công suất. Lúc này, cần phải thay đổi trạm biến áp cho cả khu chung cư. Đây là vấn đề liên quan tới ngành điện, không phải thứ hãng xe hay người dùng có thể giải quyết ngay theo ý muốn.
Cuối cùng, một vị đại diện Bộ Công thương cho rằng, cơ sở hạ tầng "mềm" - các chính sách, cũng là vấn đề lớn để làm rõ nếu muốn phát triển thị trường xe điện. Hiện nay các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia đều đã có các chính sách đặc trưng cho các dòng xe hybrid, plug-in hybrid, thuần điện theo các mức khác nhau, hoặc tính theo mức khí thải CO2. Trong khi Việt Nam chưa có một chính sách nào cụ thể dành riêng cho các dòng xe điện hóa.
Thuế TTĐB là thứ duy nhất hiện áp dụng cho xe điện, vào khoảng 15% là ưu đãi so với xe động cơ đốt trong, vào khoảng 30-150% tùy theo dung tích động cơ. Xe lai được tính bằng 70% xe động cơ đốt trong nhưng với điều kiện tỷ trong xăng trong động cơ đó sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng - một quy định được đánh giá là khá khó để áp dụng và tính toán chính xác.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, trưởng ban hoạch định chiến lược Toyota Việt Nam cho rằng xe điện không chỉ là câu chuyện cạnh tranh giữa các hãng, mà là cạnh tranh quốc gia. Hiện Thái Lan và Indonesia đều đang gấp rút hoàn thiện các khung chính sách để thu hút các hãng đầu tư vào sản xuất xe điện. Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu đưa xe điện chiếm 30% sản lượng tới 2030 như một phần giải quyết ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, để có thể phát triển thị trường xe điện và mục tiêu to lớn hơn là ngành công nghiệp xe điện, các chuyên gia đồng quan điểm rằng thứ cần có ngay là một hệ khung chính sách ưu đãi cho người sử dụng xe điện, cho hãng sản xuất và cả cơ sở hạ tầng của các ngành liên quan như điện, điện tử. Có như vậy, Việt Nam mới kịp "dọn ổ đón đại bàng".
Xe xanh: Toyota và 4 hãng xe Nhật Bản khác bắt tay nhau cùng sản xuất xe điện Toyota cùng 4 hãng xe bao gồm Suzuki, Daihatsu, Isuzu và Hino Motor sẽ bắt tay nhau tạo ra liên minh nhằm nghiên cứu và phát triển các mẫu xe điện thông minh trong tương lai. Theo thông báo mới đây thì 2 hãng xe Suzuki và Daihatsu sẽ là 2 thành viên mới nhất đầu tư vào liên doanh do Hino Motor,...