VinFast sẽ bán được gần 30.000 xe trong năm 2020
Đây là tính toán của Công ty chứng khoán Bản Việt khi cho rằng hãng xe thương hiệu Việt Nam có khả năng chiếm đến 7% thị phần xe hơi trong nước.
Bản Việt đánh giá doanh số xe hơi VinFast tính từ đầu năm đến nay cao hơn dự kiến. Doanh số bán ra trong năm 2019 là 20.200 xe, dự kiến năm 2020 sẽ đạt 27.000 xe (khoảng 7% thị phần). Mặc dù vậy, sản lượng bán tăng cũng sẽ khiến Vingroup tăng lỗ, do tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến dịch khuyến mãi.
Xe ô tô VinFast đang được bán dưới giá thành
Các tính toán này của Bản Việt khá phù hợp với tham vọng của VinFast. Vì khi trả lời hãng tin Bloomberg mới đây, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đơn vị sở hữu thương hiệu VinFast cho biết, vì khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế, nên chấp nhận trong vài năm đến, Vingroup sẽ phải chi hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm để bù lỗ cho VinFast. Ước tính con số này lên đến khoảng 18.000 tỉ đồng (777 triệu USD).
Những khoản lỗ này bao gồm chi phí tài chính, chi phí khấu hao…, ước tính khoảng 7 ngàn tỉ đồng mỗi năm cho việc bán xe dưới giá thành.
PHƯƠNG MINH
Theo PLO.vn
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á
Năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á với sự tăng trưởng trên nhiều khía cạnh.
Năm 2019, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt 4.659 tỷ đồng/phiên.
Tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng
Năm vừa qua, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế diễn biến phức tạp nhưng được hỗ trợ bởi sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2019 vẫn duy trì sự tăng trưởng trên nhiều khía cạnh và vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), kết thúc phiên giao dịch năm, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm 2018, cao hơn các nước trong khu vực. Quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh và đạt 4.384 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019.
"Chỉ trong vòng 5 năm, từ con số 1 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD thì đến nay con số này đã trên 30 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở Giao dịch Chứng khoán. Với quy mô vốn hóa như hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế", UBCKNN nhận định.
Thông kê cho thấy, năm 2019, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt 4.659 tỷ đồng/phiên, giảm 28,8% so với bình quân năm 2018. Thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp do những lo ngại về bất ổn thương mại quốc tế, đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang đã làm cho tâm lý các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc giao dịch trên thị trường cổ phiếu.
Cùng với đó, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng đạt hơn 2,36 triệu tài khoản, tăng 8,1% so với cuối năm 2018, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng 12,8%.
Tính đến cuối tháng 11, tổng số lượng mã số giao dịch hiện đang hoạt động là 32.762 mã số giao dịch, trong đó, có 28.239 mã số giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân và 4.523 mã số giao dịch cho nhà đầu tư tổ chức, tăng 11,2 % về số tổ chức và 14,2% về số cá nhân so với cùng kỳ năm 2018.
Về hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong 9 tháng đầu năm 2019 có sự cải thiện cả về doanh thu và lợi nhuận, tăng lần lượt 11,1% và 13,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, chi phí lãi vay trong quý 3/2019 tăng 15% và chi phí tài chính tăng 2,1%, trong đó ngành Bất động sản có chi phí lãi vay và chi phí tài chính tăng cao nhất. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty giữa các ngành và trong cùng một ngành đang có sự khác biệt lớn về doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, những doanh nghiệp đầu ngành thuộc nhóm bất động sản, Tài chính, bảo hiểm, ngân hàng đạt kết quả tốt hơn so với các công ty thuộc các ngành nghề khác. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất đang có dấu hiệu chững lại một phần do bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như nền kinh thế giới suy giảm, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kéo dài.
Đáng chú ý, năm vừa qua, thị trường trái phiếu năm 2019 tiếp tục tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho Chính phủ, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Theo UBCKNN, mặc dù thị trường chứng khoán phái sinh mới chính thức đi vào hoạt động được 2 năm nhưng đã có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định. Đến nay, thị trường chứng khoán phái sinh đã có 2 sản phẩm là Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đến cuối năm 2019 đã đạt 90.860 tài khoản, tăng 58% so với cuối năm 2018.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật
Điểm sáng trong năm qua chính là việc cơ quan quản lý đã hoàn thiện đáng kể thể chế chính sách pháp luật. UBCKNN đã chủ động, tích cực xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường chứng khoán, tiêu biểu là Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc Hội chính thức thông qua.
UBCKNN cũng đã trình Bộ trình Chính phủ Đề án tái trúc thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; trình Bộ đưa vào giao dịch 2 sản phẩm mới.
UBCKNN cũng tiếp tục triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng và các tổ chức trung gian. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh và nghiêm khắc hơn trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp...
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển, phát huy vị trí, vai trò của thị trường chứng khoán trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả trong nền kinh tế, UBCKNN mong muốn các đơn vị tăng cường phối hợp và hỗ trợ UBCKNN trong việc hoàn thiện các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật chứng khoán năm 2019; hoàn thiện phương án tổ chức hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; đẩy mạnh quá trình hợp nhất 2 Sở Giao dịch Chứng khoán, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; triển khai kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước...
Năm 2020, UBCKNN cũng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán; Thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Xây dựng một nền tảng cơ sở hạ tầng, hệ thống hiện đại, đồng bộ và tích hợp cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thùy Linh
Theo Haiquanonline.vn
[Sổ tay kinh tế] Được, mất khi nâng trần khống chế chi phí lãi vay Cuối cùng thì Bộ Tài chính cũng đã có những động thái đầu tiên sau hàng loạt chỉ đạo của Chính phủ khi đề xuất nâng mức trần chi phí lãi vay lên 30%, thay vì mức 20% theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, câu chuyện sửa đổi theo hướng nào, những được, mất với đề xuất nâng trần chi...