VinFast ra mắt 5 mẫu xe máy điện mới, giá từ 22 đến 70 triệu đồng
VinFast Feliz S, Klara S (2022), Vento S, Theon S và Evo 200 có thể di chuyển tới gần 200 km và có giá bán từ 22 đến 70 triệu đồng.
Ngày 26/4, VinFast công bố chính thức làm chủ công nghệ sản xuất pin LFP. Trước mắt, loại pin này sẽ được sử dụng trên các mẫu xe điện VinFast gồm bản nâng cấp Feliz S, Klara S (2022), Vento S, Theon S và Evo 200 hoàn toàn mới. Giá xe không bao gồm pin từ 22 – 69,9 triệu đồng.
Các mẫu xe máy điện mới của VinFast cho khả năng di chuyển tới gần 200 km sau mỗi lần sạc đầy
Với 5 mẫu xe trên, VinFast sẽ triển khai mô hình cho thuê pin, với hai gói thuê bao Cố định và Linh hoạt. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể mua pin để sở hữu trọn đời với chi phí 19.900.000 đồng/ pin. Các đơn đặt hàng xe sớm (trừ Evo 200 sẽ công bố vào tháng 8/2022) sẽ được VinFast tặng gói thuê bao pin 12 tháng không giới hạn
Ghi chú:
- Đơn vị tính: đồng
- Giá xe chưa bao gồm pin
- Thời gian đặt hàng nhận ưu đãi (trừ Evo 200) từ 26/4 – 31/5, mức cọc 2 triệu đồng/ xe
Theo VinFast, pin LFP có ưu điểm về tuổi thọ, độ ổn định và vận hành an toàn, giúp các mẫu xe điện nói trên có khả năng di chuyển tới gần 200 km/ lần sạc đầy. Sau hơn 2.000 lần sạc/ xả, pin vẫn có thể dung nạp tới 70% năng lượng và đảm bảo khả năng chống cháy nổ trong mọi trường hợp. Đáng chú ý, pin LFP không chứa các thành phần kim loại hiếm như Coban, Niken…, giúp giảm đáng kể tác động tới môi trường
Video đang HOT
Cell pin LFP là kết quả hợp tác của VinFast với đối tác Gotion High-Tech. Sau 9 tháng phát triển, VinFast đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất pin, từ khâu nghiên cứu thị trường, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, sản xuất phần cứng cho đến phát triển phần mềm quản lý pin (BMS).
Khối pin công nghệ LFP
Trong 5 dòng sản phẩm đầu tiên sử dụng pin LFP, Evo 200 là model hoàn toàn mới của VinFast. Evo 200 được trang bị động cơ in-hub đặt tại bánh sau có vận tốc cực đại lên tới 70 km/h. Xe cho khả năng di chuyển khoảng 200 km sau một lần sạc đầy, trong điều kiện vận hành với tốc độ 30 km/h và một người lái nặng 65kg.
Trong khi đó, Feliz S là phiên bản nâng cấp của dòng xe Feliz, có khả năng di chuyển tới 198km sau một lần sạc đầy. Tốc độ tối đa đạt khoảng 80 km/h, thể tích cốp mở rộng lên tới 25L. VinFast Klara S 2022 sử dụng pin LFP cho khoảng cách di chuyển 194km sau một lần sạc đầy, tốc độ tối đa đạt khoảng 80 km/h, thể tích cốp 22L.
Thuộc phân khúc cao cấp, VinFast Vento S và Theon S cho khoảng cách di chuyển tương ứng là khoảng 160km và 150km sau một lần sạc đầy, tốc độ tối đa đạt lần lượt khoảng 90 km/h và 100 km/h. Thể tích cốp tương ứng là 25L cho Vento S và 24L cho Theon S.
Bộ đôi xe điện cao cấp Theon S và Vento S
Công nghệ PAAK (Phone As A Key) cho khả năng điều khiển xe dễ dàng bằng một chạm qua ứng dụng điện thoại không cần chìa khóa tiếp tục được trang bị trên cả hai mẫu xe này. Đặc biệt, với công suất động cơ lên tới 7.100W, VinFast Theon S có khả năng tăng tốc từ 0 – 50km/h chỉ trong 4,9 giây.
Đi kèm với các mẫu xe máy điện mới của VinFast là bộ sạc thế hệ mới 1.000W, thời gian sạc đầy trong khoảng 6 giờ cho 4 mẫu xe Feliz S, Klara S (2022), Vento S và Theon S. Riêng với mẫu Evo 200, bộ sạc đi kèm có công suất 400W, có khả năng sạc đầy pin cho xe trong khoảng 10 giờ.
Cả 5 xe đều được trang bị tính năng kết nối và điều khiển xe thông minh qua ứng dụng VinFast E-Scooter trên điện thoại, với các chức năng như tìm xe từ xa, bật/ tắt tính năng chống trộm, định vị xe, tự động chẩn đoán lỗi và hiển thị trạng thái xe.
3 ưu thế vượt trội của xe máy điện so với xe xăng
Giá xăng dầu tăng cao, người dùng có xu hướng lựa chọn xe máy điện nhằm tiết kiệm chi phí vận hành.
Ngoài ra, xe máy điện so với xe xăng còn có những ưu thế về tính năng, công nghệ ưu việt giúp cải thiện công suất hoạt động và thân thiện với môi trường.
Công nghệ an toàn và tiện nghi vượt trội
Tình trạng khó tìm phương tiện ở bãi gửi đông đúc hay hiện tượng mất trộm khiến người dùng luôn dành sự quan tâm tới tính năng tự bảo vệ khi tìm hiểu mua xe. Thực tế, các nhà sản xuất xe máy chạy xăng truyền thống đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng mất cắp như trang bị tính năng cảnh báo chống trộm, chìa khóa thông minh Smart key... Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn tồn tại yếu điểm, đặc biệt là khi khoảng cách giữa xe và người dùng quá xa hoặc bị khuất tầm nhìn.
Trong khi đó, các mẫu xe máy điện hiện nay được cải tiến, trang bị nhiều tính năng, công nghệ bảo vệ nâng cao như: Khóa động cơ, kết hợp còi báo động hay cảnh báo từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại khi xe có dấu hiệu bị tấn công.
Một trong những công nghệ chống trộm tiên tiến được ứng dụng trên xe máy điện phải kể tới là PAAK (Phone As A Key). Công nghệ này được trang bị trên nhiều xe máy điện, cho phép người dùng dễ dàng khởi động/tắt máy, mở cốp xe và bật/tắt tính năng chống trộm từ xa thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Bên cạnh đó, công nghệ eSIM cho phép kết nối điện thoại thông minh với xe máy điện, giúp kích hoạt cảnh báo chống trộm và vô hiệu hóa động cơ, định vị, hỗ trợ tìm kiếm xe khi có dấu hiệu mất cắp. Ngoài ra, công nghệ eSIM còn hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tình trạng xe, đảm bảo an toàn cho người lái.
Nhiều xe máy điện có ưu thế vượt trội so với xe xăng. Ảnh: Anh Bình
Tăng hiệu suất vận hành
Xu hướng chọn xe của người dùng hiện nay không chỉ dừng lại ở thiết kế đẹp mà còn phải có khả năng vận hành mạnh mẽ, phạm vi di chuyển lớn đồng thời tối ưu chi phí. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất xe máy và xe máy điện tham gia vào cuộc đua ứng dụng công nghệ nhằm tăng hiệu suất vận hành.
Nếu các nhà sản xuất xe xăng phải đối mặt với áp lực cải tiến động cơ thì vấn đề này ở xe máy điện lại đơn giản hơn. Theo đó, có một nhược điểm của xe xăng là dễ chết máy, hư hỏng động cơ khi bị ngập nước. Điều này rất khó khắc phục. Trong khi đó, phần lớn xe máy điện lại có khả năng chống nước tốt hơn.
Nhiều xe điện có khả năng chống nước đạt tiêu chuẩn IP67 cho phép xe hoạt động ổn định ở mực nước ngập 0,5 mét trong 30 phút. Đây là điều các dòng xe máy xăng truyền thống trên thị trường khó có thể làm được.
So với xe xăng, xe máy điện có khả năng tăng tốc tốt hơn. Trong khi động xe máy xăng cần tới 4 chu kỳ để có thể sinh công thì với động cơ điện chỉ tốn vài giây. Với khả năng nhanh chóng sản sinh công suất tối đa, mạnh mẽ, xe máy điện có thể vận hành linh hoạt trong nhiều điều kiện môi trường và địa hình khác nhau, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
Một số mẫu xe máy điện của VinFast như Feliz, Klara S, Vento hay Theon đều có khả năng vận hành tương đương hoặc vượt trội so với các mẫu xe xăng hạng trung và cao cấp có dung tích xi lanh lên tới 125-150cc.
Tiết kiệm chi phí vận hành
Thực tế, chi phí vận hành xe máy điện tiết kiệm hơn so với xe máy xăng truyền thống, đặc biệt trong thời điểm nhiên liệu hóa thạch khan hiếm, xăng dầu tăng giá như hiện nay.
Ví dụ, một mẫu xe máy điện sử dụng pin Lithium-ion có 1.200Wh và dung lượng 22AH cho phép di chuyển quãng đường 80km sau mỗi lần sạc đầy. Để sạc đầy pin sẽ mất khoảng 3 giờ đồng hồ, mức tiêu thụ điện năng là 3,6kWh. Nếu tính theo giá điện bình quân khoảng 3.000 đồng/1kWh như hiện nay, chi phí năng lượng để vận hành xe chỉ tốn khoảng hơn 135 đồng/km.
Trong khi đó, giá xăng trung bình hiện nay khoảng 29.000 đồng/lít, xe máy xăng di chuyển quãng đường 100km sẽ tốn khoảng 2,5 lít xăng, tương đương 725 đồng/km.
Như vậy, chi phí vận hành xe xăng nhiều hơn xe máy điện hơn 5 lần. Điều này cho thấy xe máy điện so với xe xăng truyền thống đang chiếm ưu thế hơn về chi phí vận hành.
Giá xăng dầu 'leo thang,' thị trường xe máy điện nhộn nhịp Phương tiện xe máy điện với nhiều lợi ích như tiết kiệm nhiên liệu, giá thành hợp lý, mẫu mã hấp dẫn... đang là sự lựa chọn thay thế của nhiều gia đình trong bối cảnh xăng tăng giá. Trước tình hình giá xăng dầu trong nước đang "leo thang," nhiều người dân đã tìm đến những sản phẩm tiết kiệm năng lượng...