VinFast Fadil độ thêm 400 triệu đồng tại Việt Nam
Một chiếc VinFast Fadil bản tiêu chuẩn được chủ xe nâng cấp “đồ chơi” từ ngoài vào trong với chi phí gần bằng tiền mua một chiếc xe mới.
Một chiếc VinFast Fadil vừa được một xưởng độ tại Hà Nội thực hiện với chi phí hàng trăm triệu đồng. “Nhân vật chính” là chiếc Fadil thuộc phiên bản tiêu chuẩn có giá niêm yết trên thị trường 425 triệu đồng. Thay vì “tậu” bản cao cấp nhất, chủ xe đã chọn phiên bản tiêu chuẩn để có thể nâng cấp nhiều phụ kiện theo ý thích cá nhân.
Chiếc VinFast Fadil độ thêm 400 triệu đồng, gần bằng số tiền mua một chiếc xe mới CNT TECH
Ngoại hình xe trở nên cá tính hơn với màu ngoại thất chuyển từ nền sơn trắng sang màu vàng bằng cách dán decal. Một số chi tiết như tay nắm cửa, gương và cánh gió, kính chiếu hậu được chuyển sang màu đen. Cụm lưới tản nhiệt thiết kế lại bằng các nan kim loại đặt dọc giống như trên mẫu xe Maserati. Trong khi đó, phần mui xe trang bị thêm giá nóc với phụ kiện có thể chở thêm hộp hành lý khi cần.
Hệ thống chiếu sáng halogen nguyên bản được nâng cấp lên dạng bi-LED. Ngoài ra, cụm đèn xi-nhan thiết kế lại điệu đà hơn và cũng hiển thị dạng LED hiện đại. Cụm đèn hậu phía sau cũng được làm lại toàn bộ với tạo hình nổi khối 3D LED. Bộ mâm nguyên bản 15 inch không được thay thế mà “biến tấu” lại bằng phương pháp phay xước 2 tông màu.
Chiếc VinFast Fadil đổi màu sơn bằng cách dán decal, chi phí gần tương đương sơn mới CNT TECH
Video đang HOT
Bên trong xe được nâng cấp gần như toàn bộ, chuyển sang màu đen – nâu sang trọng hơn. Cụ thể, ghế ngồi được bọc lại bằng da với chất liệu “xịn” và họa tiết như xe Bentley, 2 ghế trước nguyên bản chỉnh tay, nay được thay thế sang loại chỉnh điện, nhớ vị trí, tích hợp làm mát, sưởi ấm và massage. Tạo hình bộ ghế cũng khác biệt với phần tựa đầu dính liền lưng ghế kiểu xe thể thao, có vẻ như đây là ghế hoàn toàn khác chứ không còn ghế nguyên bản trên chiếc VinFast Fadil.
Nội thất xe bọc lại da “xịn”, ghế ngồi thể thao và nhiều chức năng chỉnh điện CNT TECH
Cụm vô-lăng trên chiếc VinFast Fadil này cũng được “chế” lại trông thể thao và ốp carbon, có trang bị thêm hệ thống nút bấm ga tự động (cruise control). Cột A cũng được thiết kế lại để phù hợp với bộ loa “độ”. Chủ cơ sở độ chia sẻ, chi phí thiết kế lại màu sắc cũng như tiện ích khoang nội thất bằng một chiếc Honda SH 150.
Hệ thống giải trí nguyên bản vốn đơn giản trên chiếc VinFast Fadil nguyên bản cũng được nâng cấp với màn hình Android trung tâm, hiển thị cả camera 360 độ. Hệ thống âm thanh nâng cấp lên dàn loa MTS. Để có được trải nghiệm tốt về âm thanh, phần cách âm trên chiếc VinFast Fadil này cũng được cải thiện và gia cố thêm.
Chiếc VinFast Fadil này còn được trang bị thêm hệ thống loa chất lượng cao CNT TECH
Về an toàn, chiếc VinFast Fadil này bố trí thêm hệ thống camera 360 độ và cảm biến áp suất lốp. Về bảo mật, xe được gắn thêm bộ mở khóa bằng mật mã gắn phía trên kính chắn gió.
Chủ cơ sở độ này cho biết, tổng chi phí nâng cấp cho hơn 20 hạng mục đủ để tậu thêm 1 chiếc VinFast Fadil mới, tức là lên tới khoảng 400 triệu đồng.
Bên trong xe cứu hộ pin di động của VinFast có gì?
Trạm sạc di động Mobile Charging Station của VinFast vừa triển khai chở theo bộ pin vốn sẽ được lắp trên xe VF8 hoặc VF9 trong tương lai.
VinFast vừa công bố chính thức triển khai Dịch vụ cứu hộ pin ô tô điện 24/7. Để thực hiện dịch vụ này, những chiếc xe van màu xanh có sơn dòng chữ Mobile Charging Station (trạm sạc di động) của VinFast sẽ là phương tiện được sử dụng để di chuyển đến các địa điểm cần cứu hộ pin cho ô tô điện.
Xe cứu hộ pin di động của VinFast sơn màu xanh
Nền tảng của trạm sạc di động này là dòng xe van mang nhãn hiệu GAZ nhập khẩu từ Nga, trước đây được hoán cải rất đa dạng từ xe buýt đến xe mobilhome của dân phượt. Đây là mẫu xe có khoang cabin rất rộng và được thiết kế "vuông thành sắc cạnh", có thể lắp từ 17 - 19 chỗ ngồi nếu dùng làm xe minibus.
Trong vai trò trạm sạc di động của VinFast, khoang sau của chiếc xe được làm vách kim loại, che kín từ sau lưng hàng ghế thứ hai. Phía trên cabin vẫn là 2 chỗ ngồi cho lái và phụ, ngay sau đó là 3 ghế ngồi cho kỹ thuật viên của VinFast.
Trạm biến áp cỡ nhỏ (bên trái) và trụ sạc đơn (bên phải), phía trong là cụm pin dự phòng
Sau 2 cánh cửa hậu là một trụ sạc đơn gồm 1 súng sạc, phía trong là một quả pin, kích cỡ tương tự viên pin của xe VF8 hoặc VF9. Bên trái là một trạm biến áp cỡ nhỏ để điều chỉnh điện áp từ pin ra súng sạc (khi sạc cho xe hết pin) và cấp điện nạp lại vào pin khi khối pin cứu hộ cũng cạn kiệt.
Theo chuyên viên kỹ thuật của VinFast, cụm pin sạc dự phòng này cũng sẽ được cắm sạc tại trạm của VinFast như ô tô điện thông thường, thông qua một lỗ sạc được "độ" lại, có thể nhìn thấy ở bên ngoài thân xe.
Đây chính là cụm pin sẽ được sử dụng trên xe VinFast VF8 trong thời gian tới
Không gian bên trong của trạm sạc di động cũng khá đơn giản, được hàn nối chắc chắn trên thùng xe van để di chuyển xa. Với dung lượng pin "khủng", xe cứu hộ di động này có khả năng sạc đầy pin cho 2 xe VinFast VF e34. Tuy nhiên, VinFast cung cấp dịch vụ sạc cứu hộ theo khung thời gian tối đa 15 phút/lần sạc, với mức phí "3 không" (không chi phí khấu hao, không chi phí tài chính, không lợi nhuận) cho mỗi lần sạc 300.000 đồng. Người dùng có thể lựa chọn sạc nhiều lần để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Chi phí cho mỗi lần cứu hộ pin cho xe điện VinFast là 300.000 đồng
Trong giai đoạn đầu, Dịch vụ cứu hộ pin ô tô điện 24/7 của VinFast sẽ triển khai tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và các tỉnh lân cận nằm trong bán kính 100 km tính từ cửa ngõ 3 thành phố này.
Hơn 500 ô tô điện VinFast VF e34 đã bàn giao đến khách hàng Giải quyết được khó khăn về nguồn cung, ô tô điện VinFast VF e34 góp phần vào doanh số tăng gấp 3 lần của hãng xe Việt trong tháng 3.2022 so với tháng trước đó. Trong tháng 3.2022, VinFast đã bàn giao đến tay khách hàng 2.567 xe Fadil, 309 xe Lux A2.0, 183 xe Lux SA2.0 và 412 xe điện VF e34....