Vinatex (VGT): Kế hoạch lợi nhuận năm 2020 giảm 1 nửa do ảnh hưởng Covid 19, dự chi 250 tỷ đồng trả cổ tức năm 2019
Về chỉ tiêu kinh doanh, VGT dự kiến doanh thu năm 2020 đạt gần 14.641 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 381,6 tỷ đồng, giảm lần lượt 27% và 50% so với thực hiện năm trước.
Theo tài liệu ĐHCĐ được công bố, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Viantex, VGT) cho biết năm 2019 là năm khó khăn đối với ngành dệt may, đặc biệt với ngành sản xuất sợi do ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Các đơn vị Sợi trong Tập đoàn cũng không ngoại lệ do thị trường bị thu hẹp, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Giá bông, sợi biến động thất thường, giá bán nhiều khi giảm hơn giá thành dẫn đến lợi nhuận của các đơn vị sợi sụt giảm so với năm trước, nhiều đơn vị lỗ.
Tuy nhiên kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may vẫn tốt, đạt kế hoạch giao và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đã bù đắp được phần nào sự sụt giảm của ngành sợi.
Theo đó, VGT ghi nhận cả doanh thu và LNTT năm 2019 đều đi ngang so với năm trước, và cũng đều hoàn thành được 91% mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, lần lượt đạt 20.139 tỷ đồng và 765,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 2% so với cùng kỳ, lên mức 716,3 tỷ đồng, trong đó LNST Công ty mẹ ghi nhận 518,7 tỷ đồng.
Với kết quả đạt được, HĐQT công ty trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, trong đó dành 250 tỷ đồng chia cổ tức tỷ lệ 5% cho cổ đông, trích quỹ khen thưởng phúc lợi hơn 8,8 tỷ đồng và trích quỹ khen thưởng người quản lý gần 1,2 tỷ đồng.
Lên kế hoạch kinh doanh năm 2020, VGT ước doanh thu và lãi trước thuế hợp nhất lần lượt đạt gần 14.641 tỷ đồng và 381,6 tỷ đồng, giảm 27% và 50% so với thực hiện năm trước. Được biết, kế hoạch lần này mà VGT đưa ra nằm ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Video đang HOT
VGT cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm kết quả các đơn vị hợp nhất sụt giảm. Ngoài ra, do giảm một số đơn vị hợp nhất so với 2019 do đã thoái vốn hoặc chuyển liên kết trong năm 2019 nên 2020 không còn hợp nhất các đơn vị này nên giảm doanh thu và lợi nhuận.
Nhận thức thấy trong giai đoạn 2020 – 2025 không chỉ có những áp lực cạnh tranh về giá như những năm trước nữa mà là cạnh tranh bằng công nghệ dẫn tới người không theo kịp sẽ bị bỏ lại như những công nhân dệt thủ công trước áp lực của máy dệt hơi nước của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 thế kỷ 18.
Theo đó HĐQT của Vinatex đã đưa ra quan điểm chiến lược cho nhiệm kỳ 2020 – 2025 là sáng tạo, phát triển bền vững, mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Với các đặc điểm tình hình mới, mô hình sản xuất kinh doanh hiện nay của Tập đoàn sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát huy, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới. Do đó, VGT đã yêu cầu sáng tạo trong mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm.
Trong giai đoạn mới này, quá trình tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp của VGT cần đặt trên cơ sở chiến lược phát triển bao gồm không chỉ thoái vốn mà còn cả mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư doanh nghiệp mới vào những khâu còn thiếu trong chiến lược phát triển. Danh mục tái cấu trúc sẽ phải xác định từ tiêu chuẩn chiến lược các đơn vị cần thoái, các lĩnh vực cần mua vốn, mua thêm doanh nghiệp.
Bóng đèn Điện Quang (DQC): Đặt kế hoạch thua lỗ do lo ngại Covid-19, tái cấu trúc sang công ty cung cấp giải pháp công nghệ
Năm 2019, lợi nhuận Bóng đèn Điện Quang (DQC) về đáy 10 năm với vỏn vẹn 27 tỷ đồng. So với kế hoạch thận trọng (chấp nhận đi chậm lại 1-2 năm), DQC vẫn chỉ mới thực hiện chưa đến 50% chỉ tiêu.
Bóng đèn Điện Quang (DQC) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên. Ghi nhận tại biên bản họp, đánh giá dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp DQC chia kế hoạch kinh doanh 2020 thành 2 kịch bản. Chi tiết:
Kịch bản 1: Dịch Covid-19 được kiểm soát và Công ty hoạt động bình thường trở lại vào quý 3, DQC đặt kế hoạch doanh thu 610 tỷ - giảm 26% và lợi nhuận trước thuế 1,86 tỷ - giảm mạnh đến 95% so với thực hiện năm 2019.
Kịch bản 2: Dịch Covid-19 kéo dài và ảnh hưởng quá độ đến quý 3, Công ty hoạt động bình thường trở lại vào quý 4, doanh thu dự giảm 35% về 543 tỷ, lỗ trước thuế 9,6 tỷ đồng.
Song song, bên cạnh việc tích cực gia tăng nguồn thu, Công ty dự rà soát, cắt giảm tối thiểu 20% chi phí. Công ty dự không chia cổ tức trong năm 2020.
Kết thúc quý 1/2020, doanh thu thuần DQC đạt 191 tỷ, giảm 15% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, LNST Công ty chỉ còn hơn 3 tỷ, giảm mạnh 65%. Theo giải trình từ phía Công ty doanh thu giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lợi nhuận giảm do chi phí tài chính tăng cao do giá cổ phiếu bị giảm mạnh bởi đại dịch Covid-19 nên Công ty phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn theo quy định. Chi phí quản lý tăng do công ty phân bổ chi phí bản quyền phần mềm ERP cũng như phát sinh thêm chi phí phòng dịch bệnh Covid-19.
Thành lập từ năm 1973, DQC là một trong những đơn vị sản xuất, kinh doanh các loại bóng đèn, thiết bị chiếu sáng lớn nhất cả nước. Với vị thế dẫn đầu về năng lực sản xuất, thương hiệu tên tuổi, DQC nhận được rất nhiều kỳ vọng khi kinh tế trong nước duy trì mức tăng trưởng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện khiến nhu cầu thiết bị chiếu sáng tăng theo.
Tuy nhiên, những năm gần đây, DQC liên tục giảm sút kinh doanh. Nguyên nhân do cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt trước sự giảm sút nặng nề của tiêu thụ sản phẩm truyền thống, thay thế bằng xu thế chuyển sang led, bộ đèn luminare, sản phẩm thông minh (giảm dùng bóng). Chưa kể, trước đây đèn truyền thống chỉ chịu thuế nhập khẩu 25%, trong khi đèn led là thuế 0%; trong khi không thể giảm giá bán nhằm đảm bảo thương hiệu, DQC đối mặt với cạnh tranh gay gắt về giá cả.
Năm 2019, lợi nhuận DQC về đáy 10 năm với vỏn vẹn 27 tỷ đồng. So với kế hoạch thận trọng (chấp nhận đi chậm lại 1-2 năm), DQC vẫn chỉ mới thực hiện chưa đến 50% chỉ tiêu.
Tại Đại hội năm nay, trả lời cổ đông về chiến lược kinh doanh thời gian tới, lãnh đạo DQC cho hay từ năm 2016, trong khi xu thế phát triển của chiếu sáng LED đang thể hiện ưu thế thì HĐQT Công ty đã nhận xét là mức độ cạnh tranh trong ngành chiếu sáng LED sẽ rất lớn khi rào cản kỹ thuật và thuế quan tham gia ngành là rất thấp (trước đây đối với đèn compact và đèn huỳnh quang thì công nghệ sản xuất khó tham gia hơn và có hàng rào thuế quan nên cả nước chỉ có ít đơn vị sản xuất còn lại đều nhập từ Trung Quốc với mức thuế là 25% nên Công ty có lợi thế cạnh tranh hơn). Cho nên mặc dù doanh thu đèn LED vẫn tăng trưởng nhưng lợi nhuận ngày càng giảm dần do cạnh tranh khốc liệt về giá.
Vì vậy, Công ty đã xác định chiến lược kinh doanh mới, theo đó ngoài mảng chiếu sáng LED, Công ty cần tìm ra các hướng đi mới để khai thác các thế mạnh của mình. Đó là lý do mà Công ty xây dựng chiến lược chuyển đổi từ một công ty sản xuất sản phẩm thuần túy thành đơn vị cung cấp giải pháp tổng thể và từ một công ty cung cấp sản phẩm thông thường sang cung cấp giải pháp công nghệ thông minh.
Để thực hiện chiến lược này, Công ty đã tiến hành nhiều công tác đầu tư: từ xây dựng nhà máy Điện Quang công nghệ cao đến việc tái cấu trúc hệ thống phân phối để phù hợp với định hướng mới, cũng như đầu tư mạnh cho NCPT với việc thành lập các khối công nghệ như IOT và Homcare.
VietinBank muốn giữ lại toàn bộ lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu, dự kiến tăng trưởng tín dụng 4-8,5% trong năm 2020 VietinBank cũng cho biết, hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao hiện nay là 8,5% Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - CTG) vừa công bố các tài liệu tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2020, Hội đồng quản trị VietinBank nhận định, năm 2020, dịch Covid-19 đã...