Vinatex (VGT) báo lãi quý 3 đạt 137 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Vinatex đạt 428 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 12% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex – mã chứng khoán VGT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút so với cùng kỳ.
Cụ thể, tính riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 3.307 tỷ đồng, giảm 20% so với quý 3 năm ngoái. Trừ chi phí giá vốn, Vinatex lãi gộp 275 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 8,3%.
Vinatex cho biết, quý 3 vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn Thế giới khiến sản xuất kinh doanh của nhiều ngành nghề, bao gồm cả dệt may bị ảnh hưởng khiến cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty sụt giảm.
Trong quý 3, doanh thu tài chính đạt hơn 40 tỷ đồng, giảm 63 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí tài chính, mà chủ yếu là chi phí lãi vay cũng giảm được 63 tỷ đồng, xuống còn 81 tỷ đồng.
Video đang HOT
Doanh thu giảm cũng kéo theo chi phí bán hàng giảm được 24 tỷ đồng, xuống còn 105 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được 53 tỷ đồng, xuống còn 145 tỷ đồng. Lãi từ các công ty liên doanh liên kết đưa về cũng giảm từ 210 tỷ đồng quý 3 năm ngoái xuống còn 132 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 78 tỷ đồng.
Những yếu tố trên tác động, khiến cho lợi nhuận trước thuế quý 3 còn 143 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 137,1 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 68 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 doanh thu Vinatex đạt 10.335 tỷ đồng, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu bán hàng hóa đạt 9.939 tỷ đồng, chiếm trên 96% tổng doanh thu. Doanh thu từ dịch vụ gia công hàng hóa đạt hơn 370 tỷ đồng, còn lại là doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư đạt gần 52 tỷ đồng.
Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 188 tỷ đồng, giảm 57 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm được 123 tỷ đồng chủ yếu giảm chi phí lãi vay. BCTC ghi nhận ngoài khoản tiền gửi không kỳ hạn 261 tỷ đồng và tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng hơn 211 tỷ đồng, thì Vinatex còn khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.062 tỷ đồng, giảm 655 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Công ty cũng còn ghi nhận khoản dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 3.232 tỷ đồng (giảm 1.300 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm) và vay, trái phiếu phát hành và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 3.831 tỷ đồng (giảm 190 tỷ đồng so với đầu năm).
Phần lãi từ các công ty liên doanh liên kết đạt 422 tỷ đồng, giảm 157 tỷ đồng so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng 329 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp 461 tỷ đồng, giảm được 119 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Những nguyên nhân trên khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2020 của Vinatex còn lại 428 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ nhưng vẫn đủ giúp Vinatex vượt 12,3% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 409 tỷ đồng, giảm sút hơn 23% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm 2019, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 202 tỷ đồng.
Lượng hàng tồn kho đến cuối quý 3 còn gần 2.800 tỷ đồng, giảm 860 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm chủ yếu do giảm giá trị tồn kho nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Vinatex tính chuyện mua thêm doanh nghiệp
Trong giai đoạn phát triển 5 năm tới, Vinatex dự kiến mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn. Anh: Đức Thanh
Hạ chỉ tiêu
Chiều 29/6, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã VGT) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại Hà Nội. Theo tài liệu dự kiến công bố tại sự kiện, đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của ngành xuất khẩu hơn 40 tỷ USD này. Do đó, đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng trong bối cảnh khó khăn về đầu ra, đơn hàng giảm là điều tất yếu doanh nghiệp dệt may phải làm.
Cụ thể, năm 2020, một loạt chỉ tiêu kinh doanh, từ doanh thu đến lợi nhuận được Vinatex xây dựng đều hụt rất xa so với thực hiện năm 2019. Cụ thể, Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 14.641 tỷ đồng, giảm 27%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất giảm gần 50% so với thực hiện năm 2019, xuống còn 382 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi thấp nhất 4 năm trở lại đây của Tập đoàn.
Được biết, doanh thu hợp nhất năm 2019 của Vinatex đạt 20.139 tỷ đồng, bằng 90,8% kế hoạch; lợi nhuận hợp nhất tăng 0,5% so với năm 2018, đạt 765 tỷ đồng, nhưng chỉ đạt 91,2% kế hoạch. Năm 2019 là năm khó khăn với ngành dệt may, nhất là ngành sợi do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm thị trường bị thu hẹp, giá bông biến động bất thường, có thời điểm giá thành cao hơn giá bán.
Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, doanh thu và lợi nhuận năm 2020 của Tập đoàn đều sụt giảm mạnh do doanh thu từ cổ tức của các doanh nghiệp thành viên giảm 42% so với năm trước. Ngoài ra, hoạt động thoái vốn hoặc chuyển liên kết trong năm 2019 dẫn đến năm nay sẽ không còn hợp nhất kết quả kinh doanh của các đơn vị này.
Đáng lưu ý, mục tiêu năm 2020 của công ty mẹ cũng hạ sốc, khi doanh thu là 1.327 tỷ đồng, bằng 95% so với năm 2019 (đạt 1.397 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 130,4 tỷ đồng, chỉ bằng 44,4% so với năm 2019.
Theo nhận định của Ban lãnh đạo Vinatex, giai đoạn 2020-2025, thế giới trở nên bất định hơn với xu thế toàn cầu hóa đan xen với bảo hộ trong nước. Tuy nhiên, với ngành dệt may Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực sẽ là động lực trong dài hạn (trong 5-7 năm, thuế quan sẽ giảm hết về 0%) cho sự tăng trưởng căn cơ, trong đó có yếu tố đầu tư sản xuất nguyên liệu. Với riêng Vinatex, các dự án đầu tư mới trong giai đoạn tới tiếp tục nhắm vào khâu thượng nguồn, nhằm tiến tới chủ động nguyên phụ liệu ở mức cao nhất, tận dụng cơ hội giảm thuế từ các hiệp định thương mại.
Lên kế hoạch mua thêm doanh nghiệp
Trong lộ trình hành động giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex sẽ mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp. Nhận định rằng, với đặc điểm của tình hình mới, mô hình sản xuất - kinh doanh hiện tại sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát huy, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn.
Về công tác tái cấu trúc hệ thống, Tập đoàn không chỉ thoái vốn, mà còn mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu trong chiến lược phát triển. "Danh mục tái cấu trúc sẽ phải được xác định từ tiêu chuẩn chiến lược các đơn vị cần thoái vốn, các lĩnh vực cần mua vốn, mua thêm doanh nghiệp hoặc đầu tư hình thành doanh nghiệp mới", ông Trần Quang Nghị thông tin.
Trong giai đoạn thị trường có sự thay đổi, Vinatex cũng phải ứng biến, chuyển đổi theo xu hướng này. Thực tế, từ năm 2019, đã có những dự án mới được đầu tư, nhưng đã phải tạm dừng để bảo toàn vốn, do Tập đoàn nhận thấy thị trường biến động. Đơn cử, Dự án Đầu tư mới nhà máy sợi II tại Chi nhánh sợi Nam Định đang phải tạm dừng do thị trường tiêu thụ giảm sút từ tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Quan điểm của Vinatex là đầu tư trong giai đoạn tới phải bao hàm cả hoạt động nghiên cứu - phát triển. Đây sẽ là đột phá nhằm tạo sự khác biệt và là sự điều chỉnh chiến lược, từ lấy ngành may làm trung tâm sang lấy công nghệ làm trung tâm, chuyển từ sở hữu vốn thông thường sang tập đoàn sở hữu công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, thị trường.
Vinatex: Ủng hộ cộng đồng 2,5 triệu khẩu trang vải, dự tăng công suất lên 100 triệu cái/tháng Sau hai tháng 2-3/2020 Vinatex cùng các đơn vị thành viên đã phát triển hai dòng khẩu trang vải phòng dịch trong cộng đồng. Số lượng cung ứng cho thị trường nội địa cho đến ngày 9/4/2020 là 60 triệu chiếc. Ngay từ khi xuất hiện những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã...