Vinatex thoái vốn tại 2 doanh nghiệp kinh doanh èo uột
Kế hoạch thoái vốn tại 2 đơn vị là CTCP Bông Việt Nam và CTCP Len Việt Nam đã được HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex, UPCoM: VGT) thông qua, theo đó, Vinatex thoái vốn tại Len Việt Nam vào quý VI năm nay.
Vinatex sẽ tiến hành thoái vốn tại 2 đơn vị kinh doanh không mấy sáng sủa là Công ty cổ phần Len Việt Nam và Công ty cổ phần Bông Việt Nam.
Vinatex vừa quyết định chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, tương ứng chiếm 67,15% vốn tại Công ty cổ phần Len Việt Nam.
Giá khởi điểm mà Vinatex đưa ra là 10.500 đồng/ cổ phiếu. Nếu bán được toàn bộ cổ phần trên, số tiền tập đoàn này thu về trên 28 tỷ đồng.
Theo đó, Vinatex sẽ chào bán cạnh tranh trong phạm vi 100 nhà đầu tư. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý VI này.
Đồng thời, Vinatex cũng quyết định chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, tương ứng 55% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bông Việt Nam. Thời gian thực hiện thoái vốn vào quý IV/2019 và quý I/2020.
Video đang HOT
Phương thức thoái vốn tại Công ty cổ phần Bông Việt Nam là chào bán cổ phiếu ra công chúng của cổ đông lớn theo hình thức bán đấu giá công khai, với giá khởi điểm 22.500 đồng/cổ phiếu.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh của Len Việt Nam, 3 năm trở lại đây (2016 – 2018), Công ty này liên tục thua lỗ. Năm 2018, Len Việt Nam ghi nhận doanh thu thuân đat 24 ty đông, giam gân 22% so vơi năm 2017, lô gân 4,8 ty đông, nâng lỗ lũy lên gần 50 tỷ đồng, vượt vượt vốn điều lệ hiện có 41 tỷ đồng. Do đó, vốn chủ sở hữu của Len Việt Nam âm gần 9 tỷ đồng.
Năm 2019, Len Việt Nam đăt kê hoach tông doanh thu đat hơn 33,7 ty đông, tăng hơn 29% so năm 2018. Trong đo mưc tăng doanh thu dư kiên chu yêu đên tư thanh ly hang tôn kho, tai san vơi mưc tăng gân 7,4 ty đông.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Bông Việt Nam cũng không mấy sáng sủa. Năm 2018, Công ty đặt mục tiêu doanh thu 270 tỷ đồng nhưng chỉ hoàn thành gần 65% kế hoạch, với 175 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 50% kế hoạch, với 3,5 tỷ đồng. Năm 2019, Bông Việt Nam đặt mục tiêu doanh thu 190 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo Công ty, năm 2019, bất lợi trong kinh doanh với Công ty vẫn chưa hề giảm. Do không phát triển được bông, Luật đất dai liên tục bổ sung, điều chỉnh, gây bất lợi cho Công ty trong việc cho đối tác thuê mở cơ sở sản xuất tại các khu đất hiện nay Công ty thuê nhà nước theo phương thức trả tiền hành năm. Các nhà máy cán bông không có nguồn thu khấu hao, tiếp tục lấy lãi kinh doanh các sản phẩm khác để trả nợ vốn vay.
Vinatex cũng đang chịu những ảnh hưởng không thuận từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 13.482 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 564 tỷ đồng, hoàn thành 67,2% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 534 tỷ đồng, giảm 22,8% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm 2018. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ giảm 16,8% so với cùng kỳ 2018, chỉ còn 340 tỷ đồng (cùng kỳ 2018 là 409 tỷ đồng).
Việc thoái vốn tại 2 đơn vị kinh doanh èo uột trong bối cảnh ngành dệt may, đặc biệt là xơ sợi chịu không ít bất lợi từ thương chiến Mỹ-Trung được cho là sẽ không dễ dàng với Vinatex.
Thế Hoàng
Theo Baodautu.vn
Thua lỗ liên tiếp khiến vốn âm, ai sẽ chịu mua Len Việt Nam từ tay Vinatex?
Vinatex đang nắm giữ 67,15% vốn Len Việt Nam và trích lập dự phòng hơn 28 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) vừa quyết định chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cổ phần, tương ứng chiếm 67,15% vốn tại CTCP Len Việt Nam.
Giá khởi điểm mà Vinatex đưa ra là 10.500 đồng/cp. Nếu bán được toàn bộ cổ phần trên, số tiền tập đoàn này thu về trên 28 tỷ đồng.
Theo đó, Vinatex sẽ chào bán cạnh tranh trong phạm vi 100 nhà đầu tư. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4 này.
Tính đến 30/9, Vinatex nắm giữ 67,15% vốn Len Việt Nam với giá gốc đầu tư là 28,3 tỷ đồng và cũng đang trích lập dự phòng đúng 28,3 tỷ đồng.
Len Việt Nam được thành lập năm 1999 từ việc sáp nhập 3 nhà máy Len Biên Hòa, Dệt Chăn Len Bình Lợi và Len Vĩnh Thịnh. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng sợi len, áo len, sản phẩm đan dệt... cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi EU, Nhật, Hong Kong, Canada... Thương hiệu nổi bật là mền Hai Con Cừu, sản phẩm đan dệt Len Việt và sợi len Kim Phượng.
Về hoạt động kinh doanh, năm 2018, Len Việt Nam lỗ 5 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 50 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ hiện có 41 tỷ đồng. Do đó, vốn chủ sở hữu của Len Việt Nam âm gần 9 tỷ đồng.
Năm 2019, Len Việt Nam đăt kê hoach tông doanh thu đat hơn 33.7 ty đông, tăng hơn 29% so năm 2018. Trong đo mưc tăng doanh thu dư kiên chu yêu đên tư thanh ly hang tôn kho, tai san vơi mưc tăng gân 7.4 ty đông.
Len Việt Nam ươc tinh tông chi phi cho hoat đông san xuât kinh doanh năm 2019 chiếm đên 43 ty đông, tăng hơn 40% so vơi năm 2018. Đang chu y la Len Việt Nam vân đang duy tri chi phi hoat đông ơ mưc cao so vơi lơi nhuân gôp, đăc biêt la chi phi lai vay va chi phi quan ly doanh nghiêp, đây la nguyên nhân chinh dân đên viêc Công ty phai bao lô liên tuc tư năm 2016 đên nay.
Theo đo năm 2019, Len Việt Nam dư kiên lô gân 9.6 ty đông, gâp đôi sô lô trong năm 2018.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Dệt may Việt Nam muốn thoái hết vốn khỏi Len Việt Nam Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (UPCoM: VGT) đã thông qua Nghị quyết về việc thoái hết vốn khỏi CTCP Len Việt Nam. Dệt may Việt Nam muốn thoái hết vốn khỏi Len Việt Nam. VGT sẽ thoái lượng cổ phần này với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phần trong quý IV này theo phương thức đấu giá....