Vinatex chủ động định hướng kinh doanh trong bất định
2 yêu tô rui ro co tac đông manh nhât lên “sưc khoe” cua Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex) va toan nganh dệt may trong thời gian quan la cuôc chiên thương mai My-Trung va đai dich Covid-19.
Vinatex không thê lâp kê hoach dai hơi như trươc. Ảnh: Nguyễn Thanh
Sợi, may điêu đứng
Theo Vinatex, tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn này đã trải qua hơn 5 năm hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (Vinatex hoàn thành cổ phần hóa ngày 29/1/2015).
Trong giai đoạn 2015-2020, Vinatex đạt doanh thu hàng năm tăng trưởng trung bình 12,6%, lợi nhuận tăng 2,5%, cổ tức chia trung bình 5%, riêng năm 2018 chia cổ tức 6%.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, vơi viêc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không thưc hiên đươc, phai dich chuyên thanh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU ( EVFTA) bị chậm thực thi đã khiên cho nhưng thuân lơi mà Vinatex cung như cac doanh nghiệp khac trong nganh kỳ vọng không trở thành hiện thực.
Đăc biêt, 2 yêu tô rui ro co tac đông manh nhât lên “sưc khoe” cua Vinatex va toan nganh dệt may Việt Nam la cuôc chiên thương mai My-Trung va đai dich Covid-19.
Vinatex nêu rõ, tư giữa năm 2019, anh hương xâu cua cuôc chiên thương mai My-Trung đa phat tac, khiên doanh thu sut giam nhiêu, nhât là trong nganh sơi.
Việc đai dich Covid-19 bùng phát buộc Trung Quôc “đóng băng” san xuât vao đâu năm 2020. Vôn xuât khâu nhiêu sang Trung Quôc nên động thái trên của Trung Quốc đã đẩy nganh sơi của Viêt Nam vào cảnh điêu đưng.
“Trong vong 2 thâp niên qua, có thể nói 2019-2020 la 2 năm kho khăn nhât đôi vơi nganh sơi. Tinh đên hêt năm 2020, nganh sợi phai gông minh chiu lô trong suôt 30 thang. Đây la môt cuôc chiên cưc ky cam go va sẽ con tiêp diên đôi vơi nganh sơi”, đại diện Vinatex nhấn mạnh.
Nganh may tuy không rơi vao tinh canh khó khăn như sơi, nhưng cung anh hương sưc tăng trương trong năm 2019 va sut giam doanh thu tư 20%-25% trong 2 quy đâu năm 2020.
Video đang HOT
Cho tơi quy 3, quy 4/2020, vơi tinh hinh căng thăng My – Trung Quôc, đai dich Covid-19 vân chưa thê đươc kiêm soat hoan toan, ngươi tiêu dung trên toan thê giơi thăt chăt chi tiêu, cung như co nhưng đoi hoi cao hơn, khắt khe hơn vê măt hang thơi trang, Vinatex đánh giá nhiêu kha năng cac đơn hang may măc sẽ tiêp tuc bi huy, hoan, hoăc phai thay đôi.
Thực tế hiện tại khiến kho co thê dư đoan chinh xac doanh thu nganh may se sut giam tơi đâu.
Kinh doanh trong bất định
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Vinatex chia sẻ, trong bối cảnh hiện tại, Vinatex buôc phai xac đinh kinh doanh trong môt thi trương bât đinh, kho co thê dư bao chinh xac va không thê lâp kê hoach dai hơi như trươc.
“Trong giai đoan 5 năm lân thư 2 sau cổ phần hóa (2020-2025), Tâp đoan cân liên tuc câp nhât tinh hinh biên đôi cua thi trương, đưa ra phương an mơi va xoay chuyên san xuât kip thơi”, ông Lê Tiến Trường nói.
Về mục tiêu cụ thể, vơi tinh hinh thi trương suy giam sâu, bât đinh va kho lương, kho dư đoan, Vinatex đăt muc tiêu vao giưa nhiêm ky 2020-2025 se đat môc kêt qua sản xuất kinh doanh băng năm 2019, tư đo co đa tăng trương cao hơn mưc tăng trương GDP.
Giai phap cho giai đoan tơi được ông Lê Tiến Trường nhắc tới la quan tri tinh gon, hiên đai, tăng năng lưc canh tranh cua Vinatex, xây dưng chuôi cung ưng hoan chinh vơi tiêu chi san xuât xanh, bên vưng, tân dung công nghê 4.0 trong quan tri va san xuât kinh doanh…
Chia sẻ thêm tiếng nói liên quan tới góc độ Vinatex vượt khó, ông Đăng Vu Hung, Tông Giam đôc Vinatex nêu rõ, thời gian tới để nâng cao vi thê, Tập đoàn sẽ tập trung vào một số cụm giải pháp.
Điển hình là tai câu truc chuôi cung ưng toan diên tư sơi-dêt-nhuộm hoan tât – may đê thoa man yêu cầu xuất xứ của Hiệp định CPTPP cũng như EVFTA; đâu tư cac trung tâm phat triên san xuât trên nên tang y tương sang tao Viêt Nam đê phuc vu thi trương thê giơi.
Bên cạnh đó, thanh lâp cac trung tâm xuc tiên thương mai thu hut manh me cac tô hơp san xuât hang thơi trang; đâu tư logistic chuyên nghiêp nhằm giam chi phi; đâu tư phat triên nguôn lưc chât lương cao đê co đu năng lưc đap ưng nhanh sư thay đôi cua môi trương kinh doanh hang may măc trong nươc va quôc tê…
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2020, sản xuất dệt tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất trang phục giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo đà sụt giảm, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mạnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4%.
Kinh doanh buồn của doanh nghiệp dệt may
Việc các doanh nghiệp "anh cả" ngành dệt may phải giảm mạnh chỉ tiêu kinh doanh cho thấy, ngành này khó đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay.
Dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt khoảng 32,5 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2019.
Kinh doanh buồn
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đầu tư Đức Quân vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với khoản lỗ ròng 56,6 tỷ đồng, ghi nhận quý thua lỗ thứ 6 liên tiếp. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Đức Quân chỉ đạt 39,6 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 450 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái và lỗ 101,2 tỷ đồng.
Sau khi báo lỗ gần 94 tỷ đồng trong năm 2019, năm 2020, Đức Quân đặt mục tiêu doanh thu 798,6 tỷ đồng và lãi ròng 4,48 tỷ đồng. Nhưng đến nay, tình hình không dễ dàng và chỉ tiêu phải hạ xuống rất thấp.
Kinh doanh đi xuống khiến Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu FTM của Đức Quân vào diện cảnh báo kể từ cuối tháng 4/2020. Hiện giá cổ phiếu FTM chỉ còn 1.530 đồng/cổ phiếu, giảm sâu so với mức đỉnh gần 25.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 8/2019.
Đóng góp trên 3 tỷ USD doanh thu xuất khẩu trong năm 2019, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng công bố kết quả kinh doanh sụt giảm chưa từng thấy trong 10 năm trở lại đây.
Do tác động của dịch bệnh, cầu hàng hóa sụt giảm đã tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh doanh của hầu hết các đơn vị thành viên. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu toàn Tập đoàn giảm 24,5% so với cùng kỳ, đạt 7.046 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 276 tỷ đồng, giảm 20,7% so với nửa đầu năm 2019.
Một số mã cổ phiếu nổi trội trước đây của các đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn như Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (VGG), Công ty cổ phần Sợi Phú Bài (mã chứng khoán SPB) đồng loạt giảm từ 25% đến 50% giá trị.
"Hiện nay, các công ty ngành sợi đều đồng loạt báo cáo lỗ và điểm sáng duy nhất trong 6 tháng đầu năm 2020 là lượng tiền mặt cuối kỳ của Tập đoàn chỉ giảm khoảng 10% nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí", ông Cao Hữu Hiếu, Phó tổng giám đốc Vinatex thông tin.
Dự liệu thị trường còn ảm đạm, tại Đại hội đồng cổ đông vừa diễn ra trung tuần tháng 8, Vinatex đã đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2020 là 14.640,6 tỷ đồng, giảm 4.500 tỷ đồng so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 381,6 tỷ đồng, so với 765,5 tỷ đồng của năm 2019; doanh thu công ty mẹ đạt 1.327 tỷ đồng, giảm 70 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế công ty mẹ là 130,43 tỷ đồng, giảm 164 tỷ đồng so với năm 2019.
Chưa thấy cửa sáng
Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến cả hai phía cung và cầu của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động dự trữ, giãn cách xã hội, tâm lý không chắc chắn về diễn biến trong tương lai cùng những chính sách thắt lưng buộc bụng của các hộ gia đình và hành động dè dặt trong đầu tư, chi tiêu của các doanh nghiệp.
Đối với Đức Quân, để tìm đường vượt khó, Công ty đã phải chủ động tạm dừng sản xuất sợi cotton và chuyển đổi 50% sản lượng cotton sang mặt hàng sợi 100% polyester và sợi pha để đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời tìm kiếm thêm các thị trường ngách trong nước.
Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Sinh, Tổng giám đốc Đức Quân, việc tìm về nội địa cũng không dễ dàng, bởi hàng loạt doanh nghiệp sợi cũng quay sang thị trường nội địa, khiến cạnh tranh bán hàng vô cùng khốc liệt.
Giá sợi xuất khẩu giảm mạnh, chỉ còn 2,2 USD/kg, trong khi thị trường nội địa quá nhỏ so với quy mô toàn ngành sợi, khiến Công ty chỉ duy trì sản xuất ở mức cầm chừng.
Trong 7 tháng qua, xuất khẩu sợi đạt 1,896 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ (giảm gần 500 triệu USD). Cần phải nói thêm, doanh nghiệp ngành sợi đã chịu ảnh hưởng quá nặng nề từ năm 2019, do đơn giá xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường chiếm 60% xuất khẩu của ngành sợi) giảm trên 15%.
Bên cạnh tổng cầu giảm, khó khăn lớn hơn là xu thế kinh doanh ngắn hạn, phòng thủ trước các diễn biến khó lường về chính sách thương mại quốc tế, nên đơn hàng đặt ngắn hạn, khó tối ưu kế hoạch và chi phí, dẫn tới hiệu quả giảm, khó có tăng trưởng về doanh thu.
Điều này càng dễ hiểu khi nhìn vào số liệu nhập khẩu dệt may của Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu dệt may trong 4 tháng đầu năm của Mỹ chỉ đạt 28,7 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, điều chưa từng thấy trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, hàng loạt hãng thời trang đệ đơn xin phá sản, như trường hợp của JCPenny với 850 cửa hàng phải đóng cửa trước sức ép của dịch bệnh.
Nhiều nhãn hàng rơi vào tình trạng rất khó khăn do vẫn phải chi trả các chi phí quản lý vận hành, trả tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên, kho bãi, tiền lãi vay, trong khi hoạt động đình trệ do giãn cách xã hội, chi tiêu của người tiêu dùng giảm.
Cuối tháng 7/2020, Tập đoàn bán lẻ Ascena Retail Group (chủ sở hữu các thương hiệu Ann Taylor, Justice, Lou & Grey và Lane Bryant) là cái tên tiếp theo nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Thành lập năm 1962, có trụ sở tại New Jersey (Mỹ) với 53.000 nhân viên, Ascena đã tạm thời đóng cửa toàn bộ cửa hàng từ trung tuần tháng 3/2020 do dịch bệnh, sau đó đã cho mở cửa trở lại khoảng 95% trong số đó. Tuy nhiên, lượng khách mua sắm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, kéo doanh số giảm 30 - 80% trong vòng 3 tuần cuối tháng 5. Ascena đã tuyên bố đóng cửa 1.600 trong tổng số 2.800 cửa hàng.
Mới đây nhất, ngày 2/8, Tailored Brands, nhà bán lẻ chuyên về quần áo nam, sở hữu các thương hiệu Men's Wearhouse, JoS. A. Bank, K&G và Moores, có trụ sở tại California (Mỹ) cũng đã phải tuyên bố phá sản.
Với những thông tin xấu về thị trường, dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2020 chỉ đạt khoảng 32,5 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2019.
Các chuyên gia tư vấn về dệt may toàn cầu thuộc dự án của Wazir Advisors dự báo, tiêu thụ hàng dệt may năm 2020 tại Mỹ và EU sẽ giảm khoảng 30%, do người tiêu dùng lo lắng về tương lai. Dự kiến từ quý III/2021, tiêu thụ mới có thể hồi phục lại mức bình thường.
ĐHCĐ Vinatex: Lợi nhuận mục tiêu giảm một nửa, ông Lê Tiến Trường làm chủ tịch HĐQT Ngày 18/8/2020, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) tổ chức đại hội cổ đông năm 2020 sau 2 lần hoãn lại vào cuối tháng 6 và cuối tháng 7. ĐHCĐ Vinatex được tổ chức ngày 18/8 sau 2 lần hoãn. Báo cáo tại đại hội, ban lãnh đạo Vinatex cho biết năm 2019, tập đoàn này ghi nhận doanh thu...