Vinataba: “Thương vụ 30 Nguyễn Du” không phải đầu tư ngoài ngành
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đang tiến hành các thủ tục mua lại phần vốn góp của bên nước ngoài tại Công ty TNHH Liên doanh Nguyễn Du – liên doanh giữa Vinataba và công ty Pavia Properties Ltd – để xây dựng văn phòng hoạt động của Tổng công ty và đơn vị thành viên.
Theo Vinataba, văn phòng Tổng công ty cũng như các đơn vị phụ thuộc được bố trí phân tán nhiều nơi, thậm chí có đơn vị chưa có địa điểm để thực hiện các hoạt động của mình nên đã gây khó khăn cho công tác quản trị và điều hành.
Lãnh đạo Vinataba cho biết để tiến hành việc nhận chuyển nhượng vốn góp trong liên doanh, ngày 21.12.2011, Vinataba đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương mua lại toàn bộ phần vốn góp 65% trong liên doanh Nguyễn Du.
Tiếp đó, ngày 8.3.2012, doanh nghiệp này có thêm công văn báo cáo Thủ tướng về thực trạng văn phòng làm việc của tổng công ty và đơn vị thành viên, nguồn vốn để mua lại vốn góp trong liên doanh và phương án khai thác, sử dụng tòa nhà tại số 30 Nguyễn Du.
Sau khi có ý kiến của Cục Đầu tư nước ngoài, Vinataba cũng đã có văn bản giải trình bổ sung theo đó “mục đích mua lại toàn bộ phần vốn góp trong liên doanh Nguyễn Du và chuyển thành công ty phụ thuộc” là “để làm trụ sở văn phòng tổng công ty, văn phòng giao dịch thương mại các đơn vị phụ thuộc và phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm…”.
Video đang HOT
Hiện nay, theo Vinataba, văn phòng Tổng công ty cũng như các đơn vị phụ thuộc được bố trí phân tán nhiều nơi, thậm chí có đơn vị chưa có địa điểm để thực hiện các hoạt động của mình nên đã gây khó khăn cho công tác quản trị và điều hành.
Vinataba cũng khẳng định việc mua lại vốn góp không phải là “hoạt động đầu tư ra ngoài ngành” nên đã được Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đồng ý về nguyên tắc tại Công văn số 2513 ngày 14.4.2012.
Trong khi đó, với vốn điều lệ 3.878 tỷ đồng, thương vụ chuyển nhượng tại liên doanh Nguyễn Du của Vinataba cũng được xác định là không trái với quy định “tổng mức đầu tư ra ngoài công ty không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty” như quy định.
Sau khi Cục Đầu tư nước ngoài có ý kiến, Vinataba cũng đã xin điều chỉnh ngành nghề của công ty và mục tiêu dự án là cải tạo, nâng cấp, xây dựng và vận hành một tòa nhà văn phòng cho thuê tại 30 Nguyễn Du để làm trụ sở văn phòng tổng công ty, văn phòng giao dịch thương mại của các đơn vị phụ thuộc và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động cho thuê văn phòng.
Phần diện tích văn phòng mà Vinataba và các đơn vị phụ thuộc nếu không sử dụng hết sẽ được dùng để cho các đơn vị thành viên, các công ty liên kết và đối tác của tổng công ty thuê lại nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
Là một tổng công ty nhà nước lớn với tổng doanh thu lên tới 30 nghìn tỷ đồng trong năm 2011, trụ sở cũ của Vinataba được dùng chung với Tổng công ty Giấy Việt Nam trên khu đất 230 m2 tại 25A Lý Thường Kiệt, vốn là khu đất được Hà Nội cho Tổng công ty Giấy Việt Nam thuê. Còn hiện nay, Vinataba đang thuê 4 tầng tại tòa nhà Phú Điền tại số 83 Lý Thường Kiệt để làm trụ sở chính.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản nêu ý kiến xung quanh kế hoạch chuyển nhượng này, theo đó về nguyên tắc, việc chuyển nhượng toàn bộ giá trị phần vốn góp của bên nước ngoài và chuyển đổi liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam là không trái với quy định của pháp luật.
“Việc mua lại của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam dùng vào mục đích nêu trên là có thể xem xét với điều kiện phải chứng minh được tính hiệu quả của việc mua lại làm trụ sở, đồng thời, không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam”, công văn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, và nhấn mạnh rằng trong hồ sơ xin chuyển nhượng, Vinataba đã “không có văn bản nào giải trình về tính hiệu quả của mục đích mua lại làm trụ sở, đồng thời cũng không có văn bản giải trình cụ thể về nguồn vốn dùng để mua lại phần vốn góp bên nước ngoài (4 triệu USD) và chứng minh việc sử dụng một số lượng lớn tiền mặt của doanh nghiệp như vậy mà không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh”.
Bộ này cũng yêu cầu Vinataba cần thay đổi nội dung về việc xây dựng và kinh doanh tòa nhà làm văn phòng và căn hộ cho thuê tại số 30 Nguyễn Du, Hà Nội theo quy định của pháp luật vì trước đó, trong quá trình xin phép chuyển nhượng vốn, Vinataba đã không đề cập đến ngành nghề kinh doanh cụ thể sau khi chuyển nhượng.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn cho rằng đây chính là việc đầu tư ngoài ngành. Do vậy, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Bộ chủ quản về vấn đề đầu tư ngoài ngành để báo cáo UBND thành phố Hà Nội xem xét quyết định theo thẩm quyền”, văn bản của Bộ Kế hoạch Đầu tư nhấn mạnh.
Theo laodong
Mức Thuế thu nhập cá nhân mới giúp người lao động dễ thở hơn
Với việc nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Quốc hội vừa thông qua đã nhận được sự ủng hộ của người lao động khi đưa ra quy định về việc điều chỉnh mức giảm trừ theo biến động chỉ số giá tiêu dùng.
Khoảng 2,8 triệu người nộp thuế TNCN ở bậc 1 hiện nay sẽ không thuộc diện phải nộp thuế
khi quy định mới có hiệu lực
Đỡ được vài lần đi chợ
Ngay sau khi những sửa đổi của Luật Thuế TNCN được Quốc hội thông qua, chị Hoàng Thu Hà (phó trưởng phòng kinh doanh một công ty xuất nhập khẩu) đã ngồi tính lại mức thuế TNCN mà mình phải đóng. Theo quy định hiện hành, với mức thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng và có 2 con phụ thuộc, chị Hà phải đóng 530.000 đồng tiền thuế.
"Chồng tôi làm nhà nước nên mức lương thưởng các khoản chỉ được 8 triệu đồng mỗi tháng. Do mức lương của tôi cao hơn nên trước đây vợ chồng cũng tính toán và khai người phụ thuộc theo lương của tôi. Mặc dù có tới 2 người phụ thuộc nhưng mỗi tháng tôi vẫn phải đóng 530.000 đồng tiền thuế, còn chồng phải đóng 150.000 đồng. Còn theo quy định mới cả tôi và chồng đều không phải nộp nữa. Gần 700.000 đồng tính ra không phải là lớn nhưng trong những lúc khó khăn thì tiết kiệm được chút nào mừng chút đó. Tính ra cũng được vài lần đi chợ hay mua cho con hộp sữa", chị Hà chia sẻ
Cũng hồ hởi đón nhận thông tin về việc sửa đổi Luật Thuế TNCN, anh Đặng Nhật Linh (trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp một ngân hàng thương mại) cho biết: "Ngay khi quyết định được thông qua, nhiều anh chị em trong phòng đã đặt bút tính xem giảm được bao nhiêu tiền thuế. Nhiều người trước đây mỗi tháng mất vài ba trăm nghìn đồng sẽ nằm ngoài diện phải nộp, còn tôi cũng giảm được đáng kể. Với thu nhập 20 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc, sau khi giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì tôi phải đóng thuế cho phần thu nhập là 16 triệu đồng, tương đương 1.650.000 đồng. Theo quy định mới, tính ra tôi chỉ còn phải nộp 900.000 đồng, giảm được 750.000 đồng".
Chị Nguyễn Hồng Hạnh, nhân viên cùng phòng anh Linh cho biết, với mức thu nhập 7 triệu đồng sắp tới sẽ không nằm trong diện phải nộp thuế TNCN. "Điều quan trọng nhất là mức giảm trừ gia cảnh sẽ được tính theo chỉ số lạm phát, có như vậy mới đảm bảo được đời sống của người lao động, giúp việc chi tiêu cũng đỡ phần căng thẳng. Vì giá cả tăng liên tiếp trong khi thu nhập thì không tăng, chi phí cho các nhu cầu cơ bản như nhà cửa, ăn uống, đi lại... cũng chiếm một phần lớn thu nhập. Nhất là với những người có gia đình thì còn kéo theo nhiều nhu cầu khác" - chị Hạnh nói.
Ví dụ về cách tính
Bạn đọc có thể hiểu rõ hơn cách tính thuế đối với gia đình chị Hà và anh Linh theo bảng dưới đây:
* Theo quy định hiện tại:
- Mức thuế chị Hà phải nộp sẽ được tính như sau:
Mức thu nhập chịu thuế của chị Hà: 15 triệu đồng - 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) - 1,6 triệu đồng x 2 (cho 2 con phụ thuộc) = 7,8 triệu đồng.
Mức thuế phải nộp theo biểu thuế lũy tiến: 5 triệu đồng đầu tiên x 5% = 250.000 đồng 2,8 triệu đồng tiếp theo x 10% = 280.000 đồng. Tổng cộng mức thuế phải nộp là 530.000 đồng.
- Mức thuế chồng chị Hà phải nộp được tính như sau:
Mức thu nhập chịu thuế của chồng chị Hà: 8 triệu đồng - 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 4 triệu đồng.
Mức thuế phải đóng: 4 triệu x 5% = 200.000 đồng.
- Mức thuế anh Linh phải nộp được tính như sau:
Mức thu nhập chịu thuế: 20 triệu đồng - 4 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 16 triệu đồng.
Mức thuế phải đóng theo biểu thuế lũy tiến: 5 triệu đồng đầu tiên x 5% = 250.000 đồng 5 triệu đồng tiếp theo x 10% = 500.000 đồng 6 triệu đồng tiếp theo x 15% = 900.000 đồng. Như vậy tổng cộng phải đóng là 1.650.000 đồng.
* Theo quy định mới (áp dụng từ 1-7-2013) khi mức giảm trừ gia cảnh tăng lên 9 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc tăng lên 3,6 triệu đồng/người:
- Mức giảm trừ cho bản thân và 2 người phụ thuộc của chị Hà là:
15 triệu đồng - 9 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) - 3,6 triệu đồng x 2 (cho 2 con phụ thuộc). Với mức giảm trừ mới thì thu nhập của chị Hà không thuộc diện phải nộp thuế TNCN.
- Thu nhập của chồng chị Hà là 8 triệu đồng/tháng, thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh mới là 9 triệu nên cũng không phải nộp thuế TNCN.
- Mức thuế anh Linh phải nộp được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế: 20 triệu đồng - 9 triệu đồng (giảm trừ gia cảnh cho bản thân) = 11 triệu đồng.
Mức thuế phải nộp: 5 triệu đồng đầu tiên x 5% = 250.000 đồng 5 triệu đồng tiếp theo x 10% = 500.000 đồng 1 triệu đồng tiếp theo x 15% = 150.000 đồng. Như vậy mức thuế phải nộp là 900.000 đồng.
Theo VNE
Trung Quốc 'không lùi bước' trong tranh chấp đảo với Nhật Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản rằng nước này sẽ không lùi bước trong cuộc tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông, vốn đang leo thang sau thông tin chính phủ Nhật Bản mua lại quần đảo tranh chấp. Các nhà hoạt động cắm cờ Nhật trên đảo Uotsuri, thuộc chuỗi Senkaku/Điếu Ngư hôm 19/8. Ảnh:AFP Trung Quốc quyết tâm "bảo vệ...