Vinamilk thận trọng về triển vọng quý 4/2020 do Covid-19 và lũ lụt
Ban lãnh đạo Vinamilk thận trọng về triển vọng quý 4/2020 trong bối cảnh chịu tác động kép từ dịch COVID-19 và lũ lụt tại miền Trung.
Theo thông tin của Chứng khoán Rồng Việt (VCSC) tại cuộc họp với các nhà đầu tư của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) ngày 6/11/2020, mức tăng trưởng 5%-9% của VNM trong trung hạn bất chấp các thách thức ngắn hạn đến từ dịch COVID-19 và đợt lũ lụt gần đây tại miền Trung.
Ban lãnh đạo Vinamilk thận trọng về triển vọng quý 4/2020 trong bối cảnh chịu tác động kép từ dịch COVID-19 và lũ lụt tại miền Trung.
Vinamilk duy trì thị phần trong 9 tháng năm 2020, trong đó 60% sản lượng và 54% giá trị.
Về đợt phát hành riêng lẻ của Mộc Châu Milk (MCM – công ty con gián tiếp của VNM thông qua GTN) cho VNM và GTN đang đợi phê duyệt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trước đó, Vinamilk công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 với doanh thu thuần đạt 45,2 nghìn tỷ đồng ( 7%) và lợi nhuận sau thuế đạt 8,9 nghìn tỷ đồng ( 6%). Trong quý 3/2020, doanh thu đạt 15,6 nghìn tỷ đồng trong khi LNST đạt 3,1 nghìn tỷ đồng ( 14%).
Video đang HOT
Sữa Mộc Châu đóng góp 5% trong tổng doanh thu 9 tháng năm 2020. Tính theo cơ sở độc lập, doanh thu của MCM tăng 10% YoY đạt 2,1 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020 trong khi LNST tăng 69% đạt 209 tỷ đồng.
Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu chung từ các công ty con nước ngoài – bao gồm Driftwood và Angkor Milk – giảm 7% chủ yếu do tình hình đóng cửa trường học kéo dài (kênh bán hàng chính của Driftwood) tại Mỹ. Mặt khác, doanh thu của Angkor Milk tăng hơn 20% trong quý 3/2020 (tương tự quý 2/2020) nhờ nhu cầu sữa gia tăng tại Cambodia.
Lũ lụt lịch sử tại Trung Quốc, cổ phiếu nông nghiệp HNG, LTG bứt phá mạnh trong phiên 7/9
Trên sàn chứng khoán, HAGL Agrico, Vinamilk, Lộc Trời đều là những doanh nghiệp nông nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc. Với tình hình giá nông sản có xu hướng tăng, cùng nhu cầu tại Trung Quốc gia tăng sau đợt lũ lịch sử này đã khiến giới đầu tư "đặt cược" vào nhóm cổ phiếu nông nghiệp.
Trái với diễn biến có phần tiêu cực của thị trường chung trong phiên giao dịch 7/9, nhóm cổ phiếu nông nghiệp đã ngược dòng bứt phá mạnh, có thể kể tới HAGL Agrico (HNG) tăng gần 5%, Lộc Trời (LTG) tăng 5,2% hay Vinamilk (VNM) tăng 0,8%.
Theo nhận định của một số nhà đầu tư trên thị trường, câu chuyện lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc là một trong những yếu tố khiến nhóm cổ phiếu nông nghiệp tăng mạnh trong phiên giao dịch.
Cổ phiếu nông nghiệp ngược dòng thị trường bứt phá
Kể từ đầu tháng 6 tới nay, lũ lụt tại các khu vực miền trung và tây nam Trung Quốc đã gây thiệt hại nặng nề với nền kinh tế nước này. Theo ước tính, trận lũ lụt này gây thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 29 tỷ USD) và được đánh giá là trận lũ tồi tệ nhất tại Trung Quốc từ năm 1998 tới nay. Trung Quốc cũng phải sơ tán khoảng 4,69 triệu người đến nơi an toàn, con số cao nhất trong những năm gần đây.
Trong khi người dân Trung Quốc vừa trải qua không ít khó khăn bởi cuộc khủng hoảng Covid-19 thì đợt lũ lịch sử lại ập đến, kéo theo không ít hệ lụy về cả kinh tế lẫn an ninh lương thực. Theo ước tính của Shenwan Hongyuan, Trung Quốc có thể mất 11,2 triệu tấn nông sản so với năm ngoái do nhiều diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng bởi lũ, con số này tương đương 5% sản lượng gạo Trung Quốc.
Dữ liệu từ Investing cho biết giá các loại nông sản như ngô, đậu tương đều tăng khoảng 10% trong vòng 1 tháng qua và điều này có nguyên nhân không nhỏ từ đợt lũ lụt tại Trung Quốc.
Giá ngô tăng mạnh trong hơn 1 tháng qua
Trên sàn chứng khoán, HAGL Agrico, Vinamilk, Lộc Trời đều là những doanh nghiệp nông nghiệp có hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc. Với tình hình giá nông sản có xu hướng tăng, cùng nhu cầu tại Trung Quốc gia tăng sau đợt lũ lịch sử này đã khiến giới đầu tư "đặt cược" vào nhóm cổ phiếu nông nghiệp.
Hoạt động kinh doanh tích cực
Bên cạnh kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ cũng như giá nông sản sẽ gia tăng sau cơn "đại hồng thủy" tại Trung Quốc, việc cổ phiếu nông nghiệp trong nước tăng mạnh trong phiên 7/9 còn đến từ kỳ vọng vào hoạt động kinh doanh khởi sắc của doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm, HAGL Agrico đạt doanh thu 1.166 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ doanh thu cây ăn trái. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 lỗ ròng hơn 751 tỷ đồng.
Sau thời gian tái cấu trúc quyết liệt với sự hỗ trợ của THACO, HAGL Agrico cũng như công ty mẹ đang phát đi nhiều tín hiệu khả quan, đặc biệt là việc xuất khẩu sản phẩm ăn quả ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Chiến lược của HAGL Agrico là tập trung vào các loại cây trồng như chuối, xoài và Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu trọng điểm.
Vinamilk cũng ghi nhận những con số tích cực trong hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 29.648 tỷ đồng, tăng gần 7% và lợi nhuận sau thuế 5.861 tỷ đồng, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, hoạt động xuất khẩu tiếp tục được giữ vững với doanh thu 4.192 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2019 trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong tháng 4 vừa qua, Vinamilk đã chính thức xuất khẩu sữa đặc sang thị trường Trung Quốc.
Mới đây, Vinamilk đã hoàn tất thâu tóm GTN, đơn vị sở hữu Mộc Châu Milk và điều này sẽ giúp Vinamilk chiếm lĩnh thêm thị phần ngành sữa.
Với Lộc Trời, trong nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp chỉ đạt 116 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 54% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, Lộc Trời đang tiến hành tái cấu trúc hoạt động doanh nghiệp, định hướng trở thành nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp, không chỉ đơn thuần cung ứng vật tư nông nghiệp như trước và đây là yếu tố đang được giới đầu tư kỳ vọng.
Doanh nghiệp sữa nội tăng độ phủ Ngành sữa đã có những thay đổi lớn về cấu trúc với các thương vụ Vinamilk mua lại Mộc Châu Milk, Blue Point và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mua lại Sữa Quốc tế (IDP)... Nhu cầu các sản phẩm sữa trong nước ít chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. CTCP Đường Quảng Ngãi (mã QNS) vừa thông báo tạm ứng cổ tức đợt...