Vinamilk tăng hơn 10.000 đồng, VnIndex bật tăng hơn 11 điểm trong phiên đầu tuần
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu cơ bản tốt với thanh khoản không quá cao tiếp tục thu hút tiền và nhiều mã tăng rất mạnh như PNJ, VCS, NKG, HAX, PVI, CVT, PTB…, thậm chí PNJ còn tăng kịch trần.
Phiên giao dịch buổi chiều tiếp tục diễn ra bùng nổ với sự dẫn dắt của các Bluechips, tiêu biểu là VNM (tăng 10.700 đồng), VRE (tăng trần), VIC (tăng 2.600 đồng), GAS, PVD, các cổ phiếu ngân hàng BID, VCB. Bên cạnh đó, các cổ phiếu có khả năng sẽ được SCIC thoái vốn trong thời gian tới như FPT, VCG, NTP, BMP, DMC cũng tăng khá mạnh và không ít cổ phiếu tăng kịch trần.
Đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex tăng vọt 11,13 điểm (1,28%) lên 879,34 điểm; Hnx-Index tăng 0,41 điểm (0,39%) lên 106,79 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,37 điểm (0,7%) xuống 52,47 điểm. Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường tiếp tục ở mức rất cao với 350 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 14.277 tỷ đồng. Trong đó, riêng VNM đã thỏa thuận hơn 6.600 tỷ đồng, MSN thỏa thuận 428 tỷ đồng, VIC thỏa thuận 385 tỷ đồng, VRE thỏa thuận hơn 100 tỷ đồng.
Mặc dù thị trường tăng mạnh nhưng phân hóa cũng khá rõ rệt và sắc xanh không dành cho tất cả. Tính trên cả 3 sàn, số mã tăng điểm chỉ là 262, trong khi số mã giảm lên tới 370.
Các cổ phiếu có tính thị trường cao như bất động sản, xây dựng nhìn chung không thu hút dòng tiền trong phiên hôm nay và sắc đỏ chiếm ưu thế. Bộ đôi AAA, HII sau những phiên giao dịch ổn định gần đây đã chịu áp lực bán mạnh, thậm chí AAA giảm sàn.
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu cơ bản tốt với thanh khoản không quá cao tiếp tục thu hút tiền và nhiều mã tăng rất mạnh như PNJ, VCS, NKG, HAX, PVI, CVT, PTB…, thậm chí PNJ còn tăng kịch trần.
Nhìn chung trong phiên sáng nay, các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí…hầu hết đều giảm điểm. Tuy nhiên, một vài nhóm ngành như săm lốp, hàng không hay các cổ phiếu trong danh mục thoái vốn của SCIC vẫn tăng khá tích cực.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng, VnIndex chỉ còn tăng 4,79 điểm (0,55%) lên 873 điểm nhờ sự hỗ trợ của VNM, VRE, VIC, SAB, FPT cùng một vài cổ phiếu ngân hàng như VCB, BID. Trong đó, VRE tiếp tục giữ vững đà tăng trần lên 46.350 đồng, VNM tăng 6.400 đồng lên 180.200 đồng.
Tuy nhiên, xu hướng thị trường chung không thực sự tích cực với số mã giảm điểm áp đảo và 2 chỉ số Hnx-Index và Upcom-Index đều giảm điểm.
Video đang HOT
Số mã giảm điểm trên 3 sàn hiện là 286 mã, trong khi số mã tăng điểm chỉ vỏn vẹn 186. Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt 201 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 10.000 tỷ đồng. Việc giá trị giao dịch tăng vọt chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận VNM (hơn 6.000 tỷ đồng).
Cổ phiếu sữa VNM đã tăng mạnh mẽ trong giai đoạn SCIC thoái vốn lần thứ 2. Cổ phiếu sữa GTNfoods (sở hữu chi phối Sữa Mộc Châu) đứng giá.
Nhìn chung trong phiên sáng nay, các nhóm cổ phiếu có tính thị trường cao như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí…hầu hết đều giảm điểm. Tuy nhiên, một vài nhóm ngành như săm lốp (CSM, DRC, SRC), hàng không (NCT, SAS, MAS, ACV, HVN, SCS) vẫn tăng khá tích cực.
Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu có cơ bản tốt với thanh khoản không quá lớn như CMG, PNJ, VCS, HAX…vẫn tăng điểm khá tốt. Bên cạnh đó, các cổ phiếu dự kiến trong danh sách thoái vốn của SCIC những tháng cuối năm như VCG, FPT, DMC, NTP, BMP cũng tăng mạnh.
Ở nhóm khoáng sản, những cổ phiếu penny như KSA, KSH, KSK,…đồng loạt giảm sàn trắng bên mua.
Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra với những tín hiệu tích cực ngay từ những phút mở cửa. VNM tiếp tục là tâm điểm của thị trường với những thỏa thuận đột biến gần 5.000 tỷ đồng của khối ngoại. Cổ phiếu này cũng giao dịch khá tích cực và có thời điểm tăng hơn 7.000 đồng.
VRE cũng tiếp tục thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư khi tăng trần lên 46.350 đồng với dư mua trần hơn 12 triệu cổ phiếu. Tương tự VRE, VIC cũng tăng 1.200 đồng. Trong khi đó, SDI lại giảm hơn 4.000 đồng sau chuỗi phiên tăng nóng.
Bên cạnh đó, nhóm Bluechips cũng xuất hiện một vài cổ phiếu giao dịch khá sôi động như SAB, FPT, BVH hay các cổ phiếu ngân hàng VCB, CTG, BID…giúp thị trường chung tăng khá mạnh.
Tại thời điểm 10h, chỉ số VnIndex tăng 8,36 điểm (0,96%) lên 876,57 điểm; Hnx-Index tăng 0,14 điểm (0,13%) lên 106,51 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,07 điểm (0,13%) xuống 52,77 điểm.
Nhóm cổ phiếu săm lốp CSM, DRC, SRC sau phiên bùng nổ cuối tuần trước tiếp tục duy trì sắc xanh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, nhóm dệt may TCM, TNG sau những phút tăng điểm đầu phiên đã chịu áp lực bán mạnh và đồng loạt đảo chiều.
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 250 tỷ đồng trên toàn thị trường, VnIndex tăng hơn 11 điểm trong phiên đầu tuần
Lực mua ròng của khối ngoại trên HSX tập trung chủ yếu tạo VNM với 186 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, VNM tiếp tục giao dịch khá bùng nổ và đóng cửa tăng 10.700 đồng (6,2%) lên 184.500 đồng. Đây cũng là cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VnIndex ngày hôm nay.
Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra với sự bùng nổ của thị trường. Theo đó, đóng cửa phiên giao dịch, VnIndex tăng 11,13 điểm (1,28%) lên 879,34 điểm; Hnx-Index tăng 0,41 điểm (0,39%) lên 106,79 điểm và chỉ có Upcom-Index giảm nhẹ 0,37 điểm (0,7%) xuống 52,47 điểm.
Trên HSX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 13 liên tiếp với 226 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 243,76 tỷ đồng.
Lực mua ròng của khối ngoại trên HSX tập trung chủ yếu tạo VNM với 186 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, VNM tiếp tục giao dịch khá bùng nổ và đóng cửa tăng 10.700 đồng (6,2%) lên 184.500 đồng. Đây cũng là cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VnIndex ngày hôm nay.
Top 5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất còn có VJC (28,88 tỷ đồng), BMP (28,22 tỷ đồng), HSG (15,44 tỷ đồng), VRE (15,13 tỷ đồng). Trong đó, BMP, VRE đóng cửa đều tăng trần.
Ở chiều ngược lại, MSN đứng đầu danh sách bán ròng với 91,72 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là CII (29,23 tỷ đồng), DHG (19,51 tỷ đồng), SAB (13,9 tỷ đồng), HPG (6,85 tỷ đồng).
Trên HNX, khối ngoại đã mua ròng 392 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 3,75 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
PVS là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất HNX với 3,19 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, PVS tăng nhẹ 200 đồng (1,2%) lên 16.300 đồng.
Các cổ phiếu khác trong top mua ròng của khối ngoại còn có HUT (2,12 tỷ đồng), MAS (0,48 tỷ đồng), HHG (0,28 tỷ đồng), KVC (0,26 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, VGC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với 1,62 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là NTP (1,58 tỷ đồng), KLF (0,48 tỷ đồng), PGS (0,35 tỷ đồng), INN (0,16 tỷ đồng). Trong đó, NTP là cái tên đáng chú ý nhất khi tăng kịch trần lên 80.500 đồng nhờ kỳ vọng SCIC thoái vốn.
Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 78 liên tiếp với 518 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 8,76 tỷ đồng.
LPB là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất Upcom với giá trị 6,51 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là SCS (1,59 tỷ đồng), KDF (1,39 tỷ đồng), MCH (0,53 tỷ đồng), SAS (0,22 tỷ đồng). Trong đó, SCS là cổ phiếu giao dịch tích cực nhất khi tăng 3.200 đồng (2,7%) lên 123.000 đồng.
Phía bán ròng, áp lực tập trung chủ yếu ở VGG với 1,22 tỷ đồng. Ngoài VGG, khối ngoại không bán ròng cổ phiếu nào trên Upcom quá 1 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
Theo Trí thức trẻ
Nhiều chuyên gia tin rằng VnIndex sẽ tiếp tục tăng điểm Nhiều công ty chứng khoán cho rằng kinh tế vĩ mô ổn định cùng yếu tố dòng tiền luân chuyển trên thị trường sẽ giúp VnIndex có cơ hội tăng điểm tiếp dù đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay. VnIndex lọt top 5 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế giới trong tuần lễ APEC và với thành quả này,...