Vinamilk: “Nhà giàu” vẫn thích… vay nợ
Doanh thu đạt kỷ lục trong quý II, có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gần 20.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/6 nhưng Vinamilk vẫn tận dụng vay vốn. Sau 6 tháng, lãi sau thuế Vinamilk giảm 6,9%.
Vinamilk đạt doanh thu cao kỷ lục theo quý, nhưng lãi vẫn suy giảm (Ảnh minh họa: VNM).
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên (đã soát xét) nửa đầu năm 2021 cho thấy sự đi xuống của lợi nhuận dù đạt được doanh thu kỷ lục.
Cụ thể, trong quý II, Vinamilk có doanh thu thuần tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ và tăng 19,2% so với quý I lên 15.716 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu thuần theo quý cao kỷ lục của “ông lớn” ngành sữa.
Tuy vậy, giá vốn hàng bán trong kỳ lại tăng 6% lên 8.961 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp bị sụt giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 6.854 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng được phía Vinamilk tiết giảm đáng kể, giảm 5,8% so cùng kỳ xuống 3.186 tỷ đồng, song chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4% lên 389 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần giảm 5,7% xuống 3.510 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế cũng giảm 5,9% xuống mức 3.594 tỷ đồng. Lãi sau thuế hợp nhất đạt 2.862 tỷ đồng, giảm 7,2%; lãi ròng công ty mẹ đạt 2.835 tỷ đồng, giảm tới 7,7% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Lũy kế 6 tháng đầu năm, hầu hết chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Vinamilk đều giảm sút. Trong đó, doanh thu thuần giảm 2,5% xuống 28.906 tỷ đồng. Lãi trước thuế đạt 6.648 tỷ đồng, giảm 6%. Lãi sau thuế 5.459 tỷ đồng, giảm 6,9% còn lãi ròng công ty mẹ giảm mạnh 7,3% còn 5.411 tỷ đồng.
Như vậy, trong kết thúc 6 tháng đầu năm, Vinamilk thực hiện được 46,6% chỉ tiêu doanh thu và 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Khoản mục hàng tồn kho của “ông lớn” ngành sữa tại thời điểm cuối tháng 6 tăng mạnh so với đầu năm, lên 6.843 tỷ đồng, tương ứng tăng 1.938 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6, Vinamilk ghi nhận có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 19.971 tỷ đồng, tăng 2.657 tỷ đồng so với đầu năm. Trong số này hầu hết là đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Nói cách khác, trong vòng nửa năm, khoản đầu tài chính ngắn hạn của Vinamilk đã tạm thời có lãi hơn 2.600 tỷ đồng.
Mặc dù có nguồn tiền dự trữ lớn, Vinamilk vẫn tăng vay nợ ngắn hạn. Tổng nợ phải trả tại ngày 30/6 của Vinamilk là 18.671 tỷ đồng, tăng khoảng 3.886 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong số này, thuế phải nộp ngân sách Nhà nước còn 1.609 tỷ đồng, tăng 950 tỷ đồng. Dư nợ vay ngắn hạn tăng mạnh 2.165 tỷ đồng so với đầu năm lên mức 9.482 tỷ đồng.
Chi tiết các khoản vay ngắn hạn của Vinamilk (Ảnh chụp BCTC).
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VNM đang có giá 86.100 đồng/cổ phiếu, hồi phục so với mức đáy 84.300 đồng, tuy nhiên vẫn sụt giảm gần 20% so với 1 năm trước đó và còn xa mức đỉnh 114.871 đồng (giá sau điều chỉnh) của hồi tháng 1.
Diễn biến VNM nhìn chung tiêu cực so với thị trường chung khi VN-Index thời điểm hiện tại đã vượt 1.310 điểm và Việt Nam vẫn là thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng cao thứ 2 thế giới (tăng 63,53% trong vòng một năm qua).
So với thị trường chung, VNM đang có biến động tương đối tiêu cực (Ảnh chụp màn hình Stockbiz).
Petrolimex (PLX): 6 tháng đầu năm gia tăng tồn kho và khoản phải thu dẫn tới dòng tiền âm kỷ lục 2.166,3 tỷ đồng
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán: PLX - sàn HOSE) công bố Báo cáo tài chính quý II/2021.
Theo đó, trong quý II/2021, doanh nghiệp ghi nhận đạt 46.588,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.513,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 74,4% và 35,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận giảm từ 10,2% về chỉ còn 8,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 52,1% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 1.422,4 tỷ đồng lên 4.154,2 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 18,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 389,6 tỷ đồng lên 2.452 tỷ đồng; lợi nhuận khác giảm 100,23 tỷ đồng về âm 0,33 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 84.835,8 tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.249,9 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 692,5 tỷ đồng.
Trong năm 2021, doanh nghiệp dự kiến doanh thu là 135.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 3.360 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 9,1% và 140,2% so với thực hiện trong năm 2020. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 1.728,5 tỷ đồng, PLX đã hoàn thành được 51,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Mặc dù lợi nhuận cải thiện nhưng dòng tiền trong 6 tháng đầu năm lại âm. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh chính âm 2.166,3 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 2.899,7 tỷ đồng.
Đặc biệt, đây là dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục từ năm 2013 tới nay. Nguyên nhân chính dòng tiền âm do doanh nghiệp gia tăng tồn kho và khoản phải thu trong kỳ.
Tính tới 30/6/2021, tổng tài sản của PLX tăng 11,9% so với đầu năm lên 68.380,2 tỷ đồng.Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 18.166,6 tỷ đồng, chiếm 26,6% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 15.133,7 tỷ đồng, chiếm 22,1% tổng tài sản; tồn kho đạt 12.448 tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 11.528,2 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng tài sản.
Đáng chú ý, trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn tăng 59,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 4.312,6 tỷ đồng lên 11.528,2 tỷ đồng; tồn kho tăng 32,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 3.048,5 tỷ đồng lên 12.448 tỷ đồng. Như vậy, hai khoản mục này đã tăng thêm 7.361,1 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm và đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới dòng tiền âm kỷ lục từ năm 2013 tới nay.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/7, cổ phiếu PLX tăng 300 đồng lên 51.300 đồng/cổ phiếu.
NCB bất ngờ thay Chủ tịch HĐQT, người mới là "nữ tướng" 8X đình đám Bà Bùi Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Sungroup, được đại hội đồng cổ đông bầu làm Chủ tịch HĐQT NCB thay cho ông Nguyễn Tiến Dũng tại phiên họp bất thường chiều nay (29/7). Chiều nay (29/7), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB - mã chứng khoán: NVB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung...