Vinamilk, Habeco là mục tiêu cho dòng vốn M&A
Hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản là những ngành thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Những công ty lớn như Vinamilk là mục tiêu thu hút vốn đầu tư ngoại
VNM
Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 với chủ đề “Thay đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức chiều 6.8, ban tổ chức thông báo trong 7 tháng đầu năm nay, tổng giá trị các thương vụ M&A được công bố tại Việt Nam đạt gần 5,43 tỉ USD, bằng 53% cùng kỳ năm 2018 (3,55 tỉ USD). Dự báo năm 2019, giá trị M&A có thể đạt mốc 7,6 tỉ USD, bằng 88,16% so với 2018.
Theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF) và Trung tâm nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC), thời gian tới các thương vụ sẽ tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dụcđược kỳ vọng cũng đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam.
Video đang HOT
Cụ thể, ngành bán lẻ là mục tiêu của các nhà đầu tư bởi tốc độ tăng trưởng và nhu cầu tiêu dùng cao của thị trường. Các thương vụ có thể bao gồm chuyển nhượng các công ty sở hữu những thương hiệu địa phương lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo là thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa. Những doanh nghiệpcó tiếng trong nước như Habeco, Vinamilk vẫn có chỗ trống cho các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các tập đoàn lớn từ Mỹ, châu Âu và Thái Lan.
Hay lĩnh vực bất động sản cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư ngoại điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đang trong cuộc đua tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất. Trong lĩnh vực này, hình thức mua lại để liên doanh được thực hiện chủ yếu giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn tại địa phương. Dòng vốn đầu tư chảy vào hầu hết các phân khúc, từ nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn đến khu công nghiệp…
Báo cáo này cũng nhận định rằng các nhà đầu tư từ châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore tiếp tục chiếm ưu thế. Hiện nay thị trường cũng đang chứng kiến xu hướng đầu tư từ Hồng Kông và Trung Quốc tại một số ngành, lĩnh vực. Giai đoạn tới thị trường có thể trông đợi các thương vụ quy mô lớn hơn, nhất là các thương vụ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước lớn và thu hút sự tham gia của khối ngoại.
Theo thanhnien.vn
Bia Hà Nội lãi 241 tỷ đồng trong quý 2, ghi nhận kết quả tốt nhất kể từ quý 4/2017 tới nay
Lợi nhuận sau thuế quý 2/2019 của Habeco tăng 12% lên 240,86 tỷ đồng. Đây là quý có lợi nhuận tốt nhất kể từ quý 4/2017 tới nay.
Tổng CTCP Bia rượu NGK Hà Nội - Habeco (Mã CK: BHN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2019 với doanh thu thuần 2.432 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng 12% lên 240,86 tỷ đồng. Đây là quý có lợi nhuận tốt nhất của Habeco kể từ quý 4/2017 tới nay.
Việc lợi nhuận quý 2 của Habeco tăng trưởng, bất chấp sự sụt giảm doanh thu đến từ sự cải thiện biên lãi gộp. Trong quý 2/2019, lãi gộp Habeco đạt 664,2 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp 27,3%, tăng mạnh so với biên lãi gộp 24% cùng kỳ năm trước.
Cùng với sự cải thiện biên lãi gộp, các chi phí phát sinh trong kỳ của Habeco cũng được tiết giảm đáng kể. Theo đó, chi phí tài chính quý 2 chỉ là 8,3 tỷ đồng, giảm 34%; chi phí bán hàng 310 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp không có nhiều biến động, ở mức 117 tỷ đồng.
Trong quý 2, chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ của Habeco là 150 tỷ đồng. Công ty đã thay đổi bộ nhận dạng thương hiệu và ra mắt sản phẩm bia mới, hướng tới giới trẻ.
Cũng trong quý 2, doanh thu tài chính Habeco tăng 28% lên 43,38 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lãi tiền gửi. Hiện tại, số dư tiền và tương đương (bao gồm tiền gửi ngân hàng) của Habeco lên tới 3.826 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản công ty.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Habeco ghi nhận doanh thu 3.996 tỷ đồng, giảm 8%; Lợi nhuận sau thuế 304,6 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đạt 1.447 đồng.
Theo đại diện Habeco, với nền tảng thương hiệu vững mạnh sau hơn 100 năm phát triển, chiến lược kinh doanh, quản trị được đầu tư theo chiều sâu và đang từng bước đem lại hiệu quả, Habeco kỳ vọng sẽ không chỉ sớm hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong năm nay mà còn tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu.
Biến động cổ phiếu BHN từ đầu năm tới nay
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Habeco thông qua việc chốt quyền trả cổ tức nằm 2017 bằng tiền tỷ lệ hơn 75%, cổ phiếu bất ngờ tăng vọt Tương ứng Habeco sẽ dành 1.752 tỷ đồng chia cổ tức cho cổ đông. Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - mã chứng khoán BHN) đã thống nhất thông qua nội dung tờ trình của Tổng Giám đốc công ty đề ngày 9/7/2019 về việc thực chiện chi trả cổ tức năm 2017 cho cổ đông theo...