Vinamilk đạt tăng trưởng doanh thu ngay trong dịch bệnh Covid-19
Việc M&A GTNfoods và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của người dân tăng trong bối cảnh dịch bệnh giúp Vimamilk đạt tăng trưởng doanh thu.
Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk-mã chứng khoán VNM) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1 năm 2020. Theo đó, Vinamilk vẫn đạt tăng trưởng doanh thu kể cả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Tăng trưởng doanh thu nhờ M&A GTNfoods
Quý 1/2020, Vinamilk đạt 14.153 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,3% so với cùng kỳ trong đó doanh thu trong nước đạt hơn 12 nghìn tỷ và đáng chú ý là doanh thu từ nước ngoài tiếp tục tăng trưởng 4,2% lên 2.061 tỷ đồng.
Nguyên nhân tăng trưởng doanh thu trong quý 1/2020 một phần là nhờ công ty bắt đầu hợp nhất kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP GTNFoods (mã chứng khoán GTN) mà Vinamilk đang sở hữu 75% vốn từ Q1/2020. Trong Q1/2020, GTNfoods đã ghi nhận doanh thu thuần 633 tỉ đồng và đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng 7,9% của toàn tập đoàn.
Theo Vinamilk, dịch cúm Covid-19 khiến doanh thu của một số kênh bán hàng đã bị ảnh hưởng. Việc các trường học trên cả nước đã đóng cửa từ cuối tháng 1/2020, các chuyến bay quốc tế đã bị tạm ngưng và các chuyến bay nội địa cũng bị cắt giảm từ cuối tháng 3/2020 để phòng ngừa sự lây lan của dịch cúm…đã ảnh hưởng đến công ty. Tuy nhiên, ở mặt tích cực, các kênh phân phối truyền thống, hiện đại và cửa hàng riêng của Vinamilk vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu dương, trong đó kênh hiện đại ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số, nhờ hoạt động thị trường hiệu quả và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của người dân tăng trong bối cảnh dịch bệnh.
Xuất khẩu tăng trưởng nhờ thị trường Trung Đông
Đáng chú ý là tình hình dịch bệnh Covid-19 leo thang toàn cầu nhưng mảng xuất khẩu trực tiếp của Vinạmilk tiếp tục ghi nhận doanh thu thuần 1.081 tỉ đồng, tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 7,6% vào doanh thu thuần hợp nhất dẫn dắt bởi các thị trường xuất khẩu chủ lực tại Trung Đông. Tiêu biểu, trong tháng 2/2020, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu sữa trị giá 20 triệu đô la Mĩ tại hội chợ Gulfood Dubai 2020.
Mảng chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 980 tỉ đồng, tăng trưởng 0,8% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 6,9% vào doanh thu thuần hợp nhất. Mức tăng trưởng thấp một chữ số do hoạt động kinh doanh của công ty con Driftwood tại Mĩ (Vinamilk sở hữu 100% vốn) bị ảnh hưởng, dù không đáng kể, khi các trường học tại bang California – nhóm khách hàng chính của Driftwood – đã đóng cửa từ giữa tháng 3/2020 khi dịch cúm Covid-19 bắt đầu bùng phát tại khu vực này. Doanh thu của công ty con Angkor Milk tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100% vốn) vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Đặc biệt, doanh thu nội địa của Angkor Milk ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số nhờ mức tiêu thụ sản phẩm sữa còn thấp tại thị trường này.
Lợi nhuận giảm nhẹ do hỗ trợ chi phí bán hàng cho công ty con vừa hợp nhất
Video đang HOT
Theo báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2020 của Vinamilk đạt 2.777 tỉ đồng, giảm 0,7% so với cùng kỳ 2019 do các chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng.
Nguyên nhân tăng chi phí trong kỳ là do Vinamilk hợp nhất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của GTNfoods cũng như chi phí hỗ trợ bán hàng tăng thêm trong giai đoạn dịch cúm Covid-19.
Thực thi hàng loạt biện pháp ổn định sản xuất kinh doanh
Theo Vinamilk, trong bối cảnh dịch cúm Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Vinamilk đã thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và chuẩn bị cho các biến động có thể xảy ra. Ngoài việc chủ động thực thi các quy định, chỉ thị của Chính phủ và việc sắp xếp nhân sự đảm bảo ngừa khả năng lây nhiễm Covid-19 trong công ty thì Vinamilk còn có kế hoạch hoãn hoặc giãn một số dự án đầu tư tài sản cố định để đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn tài chính. Tại thời điểm kết thúc quý 1/2020, Vinamilk có số dư tiền ròng (tiền & tương đương tiền trừ tiền vay) là gần 9.500 tỉ đồng, tương đương 20% tổng tài sản, trong đó số dư tiền ròng tại Công ty Mẹ là gần 7.000 tỉ đồng.
Vinamilk cũng đã có kế hoạch cân đối và duy trì mức tồn kho nguyên vật liệu hợp lý. Đối với các nguyên vật liệu chính, tiếp tục theo dõi biến động thị trường để có thể chọn thời điểm mua được với mức giá tốt nhất, góp phần cải thiện biên lợi nhuận gộp cho những tháng còn lại của năm.
ỦNG HỘ GẦN 30 TỶ ĐỒNG HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Hỗ trợ cộng đồng cũng là mảng hoạt động nổi bật trong Q1/2020, theo đó Vinamilk ưu tiên tập trung đẩy mạnh thực hiện các hoạt động này nhằm đối phó với các diễn biến phức tạp của dịch cúm Covid-19 và đồng hành cùng Chính phủ và lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng như chăm sóc các đối tượng yếu thế như trẻ em trong đại dịch. Tính đến nay, Vinamilk đã ủng hộ gần 30 tỉ đồng thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng khác nhau. Cụ thể:
Vinamilk đã tiếp sức cho hơn 4.000 cán bộ, y bác sĩ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch của Trung ương và các tỉnh, thành trên cả nước bằng việc tài trợ các sản phẩm dinh dưỡng. Trước đó, Vinamilk có gói hỗ trợ 10 tỉ đồng để mua thiết bị sinh phẩm y tế giúp phát hiện nhanh virus SARS-COV-2.
Đặc biệt, đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong đại dịch, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã thực hiện chương trình trao tặng 1,7 triệu ly sữa tương đương 12,5 tỉ đồng để hỗ trợ dinh dưỡng cho các em.
Tập thể CB-CNV Vinamilk tự nguyện đóng góp 1 ngày lương cho các hoạt động cộng đồng và đi bộ gây quỹ để tặng khẩu trang, nước rửa tay, sữa cho hơn 6.000 trẻ em khó khăn trên cả nước.
Khối ngoại xả hàng 500 tỷ trong ngày chứng khoán Việt hồi phục
Nhom bluechip trên thị trường chứng khoán vân chiu ap lưc ban khi dong tiên tiêp tuc dich chuyên sang nhom cô phiêu vưa va nho.
Thị trường chứng khoán trong nước chốt phiên cuối tháng 4 bằng phiên tăng điểm sau 2 phiên giảm liên tiếp. VN-Index giữ sắc xanh trong suốt phiên 29/4. Nhưng lực bán mạnh phiên ATC khiến VN-Index đóng cửa ở vùng gần thấp nhất trong ngày tại mốc 769 điểm, tăng 0,3%.
Độ rộng thị trường theo hướng tích cực. Trên sàn TP.HCM (HoSE), 207 mã chốt phiên trong sắc xanh trong khi 147 mã giảm điểm. Trong danh mục VN30, số lượng mã tăng giá so với giảm là 20-10.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay tiếp tục đóng vai trò động lực giúp thị trường hồi phục. Ba mã tác động tích cực nhất kéo VN-Index tăng là VCB (Vietcombank), BID (BIDV) tăng 1% và CTG (Vietinbank) tăng 5%. CTG cũng đứng đầu về thanh khoản trên sàn HoSE với 9,3 triệu cổ phiếu được sang tay.
Với việc Bộ Giao thông Vận tải cho phép các hãng hàng không tăng tần suất khai thác các chặng bay nội địa với lộ trình 3 giai đoạn, cổ phiếu hàng không VJC (Vietjet), HVN (Vietnam Airlines) tăng mạnh 2-3%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí như PVD (PV Drilling) tăng 5%, PVS (PTSC) tăng 3% khi giá dầu thế giới có xu hướng hồi phục trở lại.
Diễn biến của VN-Index và VN30-Index trong phiên giao dịch 29/4. Ảnh: SSI.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh 3.300 tỷ đồng trên sàn HoSE. Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn chịu áp lực bán khi dòng tiền tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm cơ hội. VN30-Index giảm 0,1% trong khi chỉ số đại diện nhóm smallcap và midcap tăng 0,2%-0,7%.
Khối ngoại tiếp tục duy trì áp lực lên thị trường với giá trị bán ròng ở mức cao gần 500 tỷ. Lực bán của nhà đầu tư nước ngoài tập trung ở các mã như VGC - Viglacera (283 tỷ), VNM - Vinamilk (76 tỷ), VCB (60 tỷ).
"Áp lực bán ròng của khối ngoại đang là yếu tố tác động tới tâm lý của nhà đầu tư khi giá trị mỗi phiên từ 300 đến 500 tỷ đồng. Điều này sẽ tạo áp lực đặc biệt tại nhóm vốn hóa lớn", Mirae Asset nhận định.
Sau phiên trầm lắng với biên độ dao động khá hẹp của VN-Index, KBSV đánh giá thị trường đang tạm thời nằm trong vùng trung tính. Chuyên gia công ty cho rằng cơ hội cho một nhịp hồi chớm vượt đỉnh hoặc giảm về vùng hỗ trợ 74x đang khá cân bằng.
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm khi giới đầu tư kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ kinh tế mới của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến công bố vào hôm nay (giờ Mỹ). Các chỉ số đại diện thị trường Hong Kong, Trung Quốc và Hàn Quốc đồng loạt tăng 0,1-0,7%.
Nhom bluechip trên thị trường chứng khoán vân chiu ap lưc ban khi dong tiên tiêp tuc dich chuyên sang nhom cô phiêu vưa va nho.
Thị trường chứng khoán trong nước chốt phiên cuối tháng 4 bằng phiên tăng điểm sau 2 phiên giảm liên tiếp. VN-Index giữ sắc xanh trong suốt phiên 29/4. Nhưng lực bán mạnh phiên ATC khiến VN-Index đóng cửa ở vùng gần thấp nhất trong ngày tại mốc 769 điểm, tăng 0,3%.
Độ rộng thị trường theo hướng tích cực. Trên sàn TP.HCM (HoSE), 207 mã chốt phiên trong sắc xanh trong khi 147 mã giảm điểm. Trong danh mục VN30, số lượng mã tăng giá so với giảm là 20-10.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay tiếp tục đóng vai trò động lực giúp thị trường hồi phục. Ba mã tác động tích cực nhất kéo VN-Index tăng là VCB (Vietcombank), BID (BIDV) tăng 1% và CTG (Vietinbank) tăng 5%. CTG cũng đứng đầu về thanh khoản trên sàn HoSE với 9,3 triệu cổ phiếu được sang tay.
Với việc Bộ Giao thông Vận tải cho phép các hãng hàng không tăng tần suất khai thác các chặng bay nội địa với lộ trình 3 giai đoạn, cổ phiếu hàng không VJC (Vietjet), HVN (Vietnam Airlines) tăng mạnh 2-3%.
Nhóm cổ phiếu dầu khí như PVD (PV Drilling) tăng 5%, PVS (PTSC) tăng 3% khi giá dầu thế giới có xu hướng hồi phục trở lại.
Diễn biến của VN-Index và VN30-Index trong phiên giao dịch 29/4. Ảnh: SSI.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh 3.300 tỷ đồng trên sàn HoSE. Nhóm cổ phiếu bluechip vẫn chịu áp lực bán khi dòng tiền tiếp tục dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tìm cơ hội. VN30-Index giảm 0,1% trong khi chỉ số đại diện nhóm smallcap và midcap tăng 0,2%-0,7%.
Khối ngoại tiếp tục duy trì áp lực lên thị trường với giá trị bán ròng ở mức cao gần 500 tỷ. Lực bán của nhà đầu tư nước ngoài tập trung ở các mã như VGC - Viglacera (283 tỷ), VNM - Vinamilk (76 tỷ), VCB (60 tỷ).
"Áp lực bán ròng của khối ngoại đang là yếu tố tác động tới tâm lý của nhà đầu tư khi giá trị mỗi phiên từ 300 đến 500 tỷ đồng. Điều này sẽ tạo áp lực đặc biệt tại nhóm vốn hóa lớn", Mirae Asset nhận định.
Sau phiên trầm lắng với biên độ dao động khá hẹp của VN-Index, KBSV đánh giá thị trường đang tạm thời nằm trong vùng trung tính. Chuyên gia công ty cho rằng cơ hội cho một nhịp hồi chớm vượt đỉnh hoặc giảm về vùng hỗ trợ 74x đang khá cân bằng.
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm khi giới đầu tư kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ kinh tế mới của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến công bố vào hôm nay (giờ Mỹ). Các chỉ số đại diện thị trường Hong Kong, Trung Quốc và Hàn Quốc đồng loạt tăng 0,1-0,7%.
Sếp Vinamilk, MWG dự chi trăm tỷ mua cổ phiếu nhưng bất thành Đăng ký mua số lượng cổ phiếu doanh nghiệp với giá thị trường hàng trăm tỷ nhưng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không gom đủ cổ phiếu với lý do thay đổi kế hoạch hay giá biến động. Trong tháng 3, khi thị trường chứng khoán trong nước giảm mạnh về vùng đáy 660 điểm, một loạt lãnh đạo doanh nghiệp lớn cùng...