Vinalines tiếp tục chào bán hơn 480 triệu cổ phần đợt 2
Vinalines tiếp tục chào bán hơn 480 triệu cổ phần chưa bán hết ở đợt đấu giá công khai đến các nhà đầu tư.
Với lợi thế sở hữu 3 lĩnh vực cốt lõi: Vận tải biển, cảng biển và dịch vụ hàng hải, Vinalines kỳ vọng sẽ bứt phá sau CPH –
Ảnh minh họa
Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) vừa công bố thông tin chào bán thỏa thuận cổ phần Công ty mẹ – Tổng công ty đợt 2.
Ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban truyền thông Vinalines cho biết, số lượng cổ phần chào bán đợt này là toàn bộ số cổ phần chưa bán hết tại đợt bán đấu giá công khai (483.397.230 cổ phần) và số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn chưa bán hết.
“Đối tượng tham gia mua cổ phần trong đợt này là các nhà đầu tư đã trúng giá tại phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ – Tổng công ty diễn ra ngày 5/9 vừa qua”, ông Hải nói và cho biết, giá bán cổ phần đợt 2 là giá bán đã đặt mua tại phiên đấu giá của nhà đầu tư. Thời hạn đăng ký mua cổ phần từ ngày 20/9 đến 16h00 ngày 30/9/2018.
Q.Tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, hiện một hãng tàu lớn của Hàn Quốc đang gấp rút đánh giá cơ hội đầu tư vào Vinalines để kịp tham gia vào đợt chào bán cổ phần kế tiếp. Nếu thuận lợi, 5-6% cổ phần sẽ được mua bởi đơn vị này.
Video đang HOT
Trước đó, phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng diễn ra tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hồi đầu tháng 9/2018 của Vinalines đã thu hút 42 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng 5.439.800 cổ phần, chỉ nhỉnh hơn 1,1% trên tổng số gần 490 triệu cổ phần đưa ra đấu giá. Trong đó, các cá nhân đăng ký mua 5.139.800 cổ phiếu, các tổ chức gom 300.000 cổ phiếu. Với mức giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần, các nhà đầu tư đặt mua trúng giá cao nhất là 13.000 đồng/cổ phần; Giá đấu thành công bình quân đạt 10.002 đồng/cổ phần.
N.Khánh
Theo baogiaothong.vn
Tài chính 24h: Tiềm ẩn nguy cơ tín dụng bất động sản "núp bóng" cho vay tiêu dùng
Trước đà tăng trưởng rất mạnh của tín dụng tiêu dùng gần đây mà chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua nhà, sửa nhà, không ít ý kiến cho rằng hoạt động này đang tiềm ẩn nguy cơ tín dụng lại chảy vào bất động sản nhưng "núp bóng" cho vay tiêu dùng.
Nhiều ý kiến cho rằng cần tách bạch các phân khúc khác nhau trong hoạt động cho vay bất động sản để xác định trọng số rủi ro riêng.
Mối lo tín dụng bất động sản núp bóng vay tiêu dùng
Theo quy định hiện hành, các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động sản và sinh lợi trên bất động sản đó sẽ được xếp vào nhóm tín dụng bất động sản. Trong khi đó, một mảng cho vay cũng liên quan đến nhà đất là mua nhà, sửa nhà để ở đang được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng của người dân.
Tuy nhiên, trước đà tăng trưởng rất mạnh của tín dụng tiêu dùng gần đây mà chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua nhà, sửa nhà, không ít ý kiến cho rằng hoạt động này đang tiềm ẩn nguy cơ tín dụng lại chảy vào bất động sản nhưng "núp bóng" cho vay tiêu dùng.
Có "Siêu Uỷ ban", SCIC thành đơn vị "đưa vốn mồi"
Thông tin về mối quan hệ giữa SCIC và Siêu Ủy ban, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, các cơ chế chính sách của các Bộ ngành ban hành hiện nay đã đủ các khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban thực hiện. Theo đó, Ủy ban với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các Bộ ngành.
Theo ông Tiến, việc SCIC trực thuộc Ủy ban được coi là công cụ của Ủy ban về đầu tư, kinh doanh vốn nghĩa là trong 18 tập đoàn, tổng công ty còn lại khi triển khai các dự án lớn, thiếu vốn thì SCIC phải là "đơn vị đưa nguồn vốn mồi".
Tín dụng vào mùa, lãi suất nhích tăng
Chia sẻ với PV, phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, nhu cầu vốn của khách hàng đang dần tăng trong những tháng cuối năm, không chỉ với doanh nghiệp, mà cả khách hàng cá nhân cũng muốn vay để mua nhà, xe, tiêu dùng...
Vì thế, ngân hàng của ông đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn tương đối dồi dào để cung ứng. Ngoài các khoản vay thông thường, theo vị này, các ngân hàng còn tham gia cho vay bình ổn thị trường dịp Tết.
Gần 20 năm quy định tội rửa tiền: Số vụ xét xử mới đếm trên đầu ngón tay
Hai bị cáo trong vụ án đánh bạc ngàn tỷ vừa bị đưa ra truy tố, xét xử về tội danh rửa tiền. Đây là vụ án thứ hai tòa án nước ta xét xử tội danh này. Giới luật sư khuyến nghị, thời gian tới, cần đưa nhiều trường hợp rửa tiền ra xét xử, nếu không Việt Nam sẽ có nguy cơ lọt vào "danh sách đen" của Cơ quan Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
Kiều hối và niềm tin
"Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước", UNDP cho biết. Quả vậy, với tổng giá trị lên tới 13,8 tỷ USD, chẳng thua kém bao nhiêu so với lượng vốn FDI giải ngân trong năm 2017 (17,5 tỷ USD), kiều hối là một nguồn lực quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt với một quốc gia đang phát triển cần rất nhiều vốn như Việt Nam.
Hàng chục người điêu đứng vì chủ hụi U70 chiếm đoạt gần 4,6 tỷ
Theo kết quả điều tra, năm 2006, bà Yến đứng ra làm chủ hụi. Lúc đầu là các dây hụi ngày, hụi tháng có giá trị 500.000 đồng. Đến năm 2017, bà Yến tiếp tục mở nhiều dây hụi tháng có giá trị từ 1-3 triệu đồng.
Ngày 15/5 vừa qua, nhiều hụi viên chưng hửng khi bà Yến tuyên bố vỡ hụi. Tại thời điểm này, bà Yến còn 69 dây hụi chưa kết thúc với 1.035 phần hụi. Trong số các dây hụi đã kết thúc, bà Yến đã kê tên khống 33 phần hụi và tự ý lấy tên hụi viên để hốt 124 phần hụi, tổng số tiền chiếm đoạt gần 4,6 tỷ đồng.
HOÀNG HÀ
Theo Trí Thức Trẻ
Liên tục bán cổ phần, Vietcombank kiếm được bao nhiêu tiền? Với giá khởi điểm 14.497 đồng/cổ phần, dự kiến Vietcombank có thể thu về ít nhất 661 tỉ đồng từ thương vụ thoái bớt vốn cổ phần tại Eximbank. Vietcombank sẽ bán đấu giá 45,6 triệu cổ phần của Eximbank, dự kiến thu về ít nhất 661 tỉ đồng. Ảnh: NLĐ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo...