Vinalines muốn bán 22% vốn tại ‘chúa chổm’ Vitranschart
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty TNHH MTV (Vinalines, HNX: MVN) vừa thông báo sẽ bán đấu giá 13.440.239 cổ phiếu VST của Công ty Cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart, HNX: VST).
Vinalines muốn bán 22% vốn tại ‘chúa chổm’ Vitranschart
Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào 8h30 ngày 5/12/2018 tại HNX. Giá khởi điểm là 1.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn thị giá của VST hiện tại (700 đồng/cổ phiếu).
Trên thực tế, VST đã duy trì mức giá dưới giá 1.200 đồng/cổ phiếu (giá khởi điểm phiên đấu giá) từ hơn 1 năm nay, trong đó đã có lúc xuống 600 đồng/cổ phiếu.
Khoảng giữa năm 2016, cổ phiếu VST đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Trước đó, trong báo báo gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, VST cho hay để khắc phục, công ty sẽ tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh: Chấm dứt hoạt động kinh doanh kém hiệu quả như dịch vụ sửa chữa tàu, cho thuê kho bãi… đồng thời mở rọng dịch vụ quản lý khai thác tàu.
Video đang HOT
Tái cơ cấu tài chính cũng được VST đề cập nhằm tìm giải pháp phù hợp để thực hiện tái cơ cấu nợ vay tại các tổ chức tín dụng, tiến tới giảm âm vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, VST thừa nhận “thị trường vận tải biển suy thoái kéo dài hơn 7 năm chưa có dấu hiệu hồi phục”.
Vinalines hiện là cổ đông mẹ nắm giữ tổng cộng 35,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 58% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Vitranschart.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2018, Vitranschart ghi nhận doanh thu hơn 408 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ hoạt động vận tải biển đạt 273,4 tỷ đồng, đóng góp 67% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Tuy nhiên, tất cả các mảng kinh doanh của Vitranschart đều lỗ. Luỹ kế 9 tháng, Vitranschart lỗ 182 tỷ đồng.
Hồi tháng 5/2018, Vietcombank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thông báo chọn tổ chức bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của Vitranschart với giá khởi điểm đưa ta là 32% dư nợ gốc.
Cẩm Thư
Theo vietnamfinance.vn
Lần thứ ba hạ giá, số phận khoản nợ 2.400 tỷ của 'bông hồng vàng Phú Yên' sẽ ra sao?
Khoản nợ liên quan đến "bông hồng vàng Phú Yên" tiếp tục được chủ nợ hạ giá khởi điểm trong lần đấu giá thứ 3.
Tính tới thời điểm này, toàn bộ khoản nợ của 1 khách hàng doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân với tổng dư nợ là 2.378 tỷ đồng đã 3 lần được Công ty Cổ phần Đấu giá Lam Sơn mang ra thông báo đấu giá.
Đây là các khoản nợ thuộc sở hữu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Bà Võ Thị Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thuận Thảo, người được mệnh danh là "bông hồng vàng Phú Yên".
Lần đấu giá này, chủ nợ (VAMC và BIDV) hạ giá khởi điểm xuống 984 tỷ đồng, thấp hơn hai phiên đấu giá trước. Theo đó, tại phiên đấu giá ngày 29/9, toàn bộ khoản nợ của Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân, với tổng dư nợ là 2.378 tỷ đồng sẽ được rao bán với giá khởi điểm 1.090 tỷ đồng; ngày 24/8 là 1.208 tỷ đồng.
Đối với khoản nợ tại BIDV, tại thời điểm 30/6, tổng nợ bao gồm các khoản nợ của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 3 khách hàng cá nhân là 473 tỷ đồng; trong đó dư nợ gốc là 269 tỷ đồng, dư nợ lãi là 204 tỷ đồng.
Với khoản nợ tại VAMC, thời điểm 30/6, tổng dư nợ của 92 khách hàng cá nhân lên đến 1.905 tỷ đồng; trong đó, dư nợ gốc là 939 tỷ đồng, dư nợ lãi là 966 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo khoản nợ gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (tại 100B Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM với diện tích đất 275,04 m2, trụ sở chính của Công ty Thuận Thảo Nam Sài Gòn; đất tại KP.2 và KP.4, TT.Tân Túc, H.Bình Chánh, TP.HCM với tổng diện tích 22 ha) và 5,2 triệu cổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo (GTT) thuộc sở hữu của "bông hồng vàng Phú Yên" Võ Thị Thanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc GTT.
Thuận Thảo Nam Sài Gòn là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản do bà Võ Thị Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty Thuận Thảo sở hữu. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh bất động sản không "béo bở" như "bông hồng vàng Phú Yên" nghĩ khiến công ty này liên tục chìm trong thua lỗ.
Mảng bất động sản khó khăn khiến công ty mẹ Thuận Thảo vướng vào những khoản nợ vay tài chính và thuế. Với vốn chủ sở hữu 450 tỷ nhưng đến cuối năm 2016, chỉ số này đã âm hơn 420 tỷ đồng. Tới cuối tháng 2/2017, Cục thuế tỉnh Phú Yên đã hủy bỏ giá trị sử dụng toàn bộ hóa đơn, bao gồm cả tem, vé và thẻ do doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỷ đồng mà không thanh toán được.
Nguyễn Huệ (T/h)
Theo vietq.vn
Không kỷ luật được lãnh đạo HUD, Bộ Xây dựng nói vướng quy định Từ năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra những sai phạm tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) nhưng đến nay, Bộ Xây dựng vẫn chưa thi hành kỷ luật những cán bộ vi phạm của doanh nghiệp này. Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về...