Vinalines lên kế hoạch lỗ ‘khủng’ 1.025 tỷ đồng năm 2020
Vinalines lên kế hoạch lỗ tới 1.025 tỷ đồng trong năm 2020 trong khi năm 2019 vẫn có lãi hợp nhất 687 tỷ đồng.
Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức ngày 8/8 sắp tới, năm 2020, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đặt kế hoạch doanh thu 1.526 tỷ đồng, nhưng lỗ ròng tới gần 1.025 tỷ đồng. Sản lượng vận tải biển là 5,16 triệu tấn.
Kế hoạch kinh doanh 2020 của Vinalines
Trong khi đó, năm 2019, doanh thu hợp nhất của Vinalines tới 12.238 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 687 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lại báo lỗ tới 613 tỷ đồng.
Như vậy, kế hoạch 2020 của Vinalines lao dốc 87% về doanh thu và lợi nhuận chuyển từ lãi sang lỗ nặng so với năm 2019.
Kế hoạch này của Vinalines đặt ra trong bối cảnh 8 tháng đầu hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, còn 4 tháng sau theo mô hình công ty cổ phần. Trong khi đó, kế hoạch mà Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước đặt ra cho Vinalines là 1.555 tỷ đồng doanh thu và có lợi nhuận trước thuế 51 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Vinalines, kết quả kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 và sự suy giảm thương mại toàn cầu. Cụ thể, diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19, việc tìm nguồn hàng cho các tàu vô cùng khó khăn.
Đặc biệt, giai đoạn cuối tháng 3 và 4/2020, hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á đã có các biện pháp ứng phó chặt chẽ với dịch Covid-19, áp dụng biện pháp phong toả toàn quốc, không tiếp nhận tàu làm hàng như Ấn Độ, Malaysia, Phillipines.
Một số lô hà ng đang giao dịch như bentonite, sắt từ Ấn Độ về Đông Nam á, xi măng xuất khẩu đi Philipines, gạo từ Thái Lan đi Phillipines đều bị huỷ hợp đồng vận chuyển do các hợp đồng mua bán bị dừng lại.
Kết quả khai thác đội tàu năm 2020 thuộc công ty mẹ của Vinalines giảm mạnh. Thêm vào đó, việc thanh lý các tàu biển theo kế hoạch cũng bị ảnh hưởng do vào thời điểm hiện nay, giá mua bán tàu trên thị trường giảm sút dẫn tới việc giá trị dự kiến thu hồi khi bán tàu V.Freedom và tàu V.Green giảm so với kế hoạch.
Ngoài ra, kế hoạch 2020 còn ảnh hưởng bởi chi phí phân bổ, trích lập khi cổ phần hoá. Cụ thể, các yếu tố chi phí cần phân bổ, trích lập bổ sung gồm chi phí lợi thế kinh doanh khi xác định giá trị doanh nghiệp, trích lập các khoản dự phòng như nợ phải thu khó đòi, đầu tư tài chính dài hạn, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng chi phí các dự án dở dang tồn đọng tại Cảng Vân Phong, Cảng Lạch Huyện.
Theo đó, tổng giá trị phân bổ, trích lập bổ sung 4 tháng cuối năm 2020 dự kiến là gần 941 tỷ đồng.
Điểm danh 13 doanh nghiệp Vinalines thực hiện thoái vốn trong năm 2020
Vinalines lên kế hoạch thoái vốn tại 13 doanh nghiệp trong và ngoài lĩnh vực hàng hải trong năm 2020.
Năm 2020, Vinalines sẽ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp thành viên trong và ngoài lĩnh vực hàng hải - Ảnh minh họa
Đại diện Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) cho biết, theo kế hoạch được phê duyệt, trong năm 2020, Công ty mẹ - Tổng công ty sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp (DN) thành viên.
Các DN Vinalines sẽ giảm tỷ lệ sở hữu, gồm: Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) giảm từ 51% xuống 49% (2,8 triệu cổ phần); Công ty CP Vận tải biển Vinaship từ 51% xuống 36% (3 triệu cổ phần); Công ty CP Cảng Cái Lân giảm từ 56,58% xuống 51% (hơn 2 triệu cổ phần); Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao từ 56% xuống 51%.
Cùng đó, Vinalines sẽ thoái vốn toàn bộ tại 7 DN, gồm: Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển VN (49%), Công ty CP Vận tải biển Hải Âu (26,46%), Công ty CP Hợp tác lao động với nước ngoài (24,9%), Công ty CP Đầu tư và Thương mại hàng hải (12,94%); Công ty CP Hàng hải Đông Đô (48,97%), Công ty CP Vận tải biển và thương mại Phương Đông (49%) và Công ty CP Vinalines Nha Trang (98,34%).
Ngoài ra, Công ty mẹ - Vinalines cũng dự kiến thoái 300.000 cổ phần tại Công ty CP phát triển KCN Tín Nghĩa và hơn 47.800 cổ phần tại TCT Thương mại kỹ thuật và Đầu tư (Petec).
"Với kế hoạch thực hiện thoái vốn trên cộng với việc thanh lý tàu và ảnh hưởng giảm thị phần dịch vụ tạm nhập tái xuất của khách hàng nên năm 2020, dự kiến doanh thu hợp nhất của Tổng công ty khoảng 10.315 tỷ đồng, giảm 14,5% so với năm 2019", đại diện Vinalines thông tin.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, tính từ năm 2013 (giai đoạn Vinalines bắt đầu tái cơ cấu), Tổng công ty Hàng hải VN đã thực hiện thoái vốn rất nhiều DN. Số lượng DN của Vinalines giảm từ 73 DN xuống còn 35 DN ở thời điểm hiện tại (bao gồm cả Công ty CP Cảng Quy Nhơn mới được Vinalines tiếp nhận lại từ tháng 6/2019).
Đặc biệt, vốn đầu tư tại các DN kinh doanh ngoài ngành như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,... cũng đã được Vinalines rút toàn bộ để tập trung trong 3 ngành nghề
Việc thoái vốn tại DN thành viên kinh doanh kém hiệu quả đã góp phần đưa tổng số nợ phải trả của toàn Tổng công ty hàng hải VN giảm mạnh từ hơn 67.500 tỷ đồng (trước thời điểm tái cơ cấu) xuống còn hơn 17.000 tỷ đồng.
Theo baogiaothong.vn
Gilimex (GIL): Quý 2 lãi 60 tỷ đồng tăng 102% so với cùng kỳ Lũy kế 6 tháng Gilimex (GIL) lãi ròng hơn 103 tỷ đồng tăng 65% so với cùng kỳ và cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu lãi cả năm 2020. Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã CK: GIL) đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó...