Vinalines lại lùi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu vì dịch Covid -19

Theo dõi VGT trên

Thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ được lùi từ ngày 8/8/2020 sang ngày 13/8/2020.

Vinalines lại lùi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu vì dịch Covid -19 - Hình 1
Đây đã là lần thứ 4 trong vòng 1 năm qua, Vinalines phải thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ.

Chiều ngày 7/8, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines đã có thông báo gửi tới các cổ đông về việc thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ sáng ngày 8/8 sang ngày 13/8/2020.

“Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Tổng công ty cần thêm thời gian để thực hiện một số thủ tục, biện pháp cần thiết trong chuẩn bị tổ chức Đại hội nhằm đảm bảo cho Đại hội được diễn ra an toàn, tuân thủ các quy định phòng chống dịch”, Thông báo nêu rõ.

Đây đã là lần thứ 4 trong vòng 1 năm qua, Vinalines phải thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ.

Vào giữa tháng 6/2020, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 277/QĐ – UBQLV điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ – Vinalines.

Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ – Vinalines được điều chỉnh giảm chỉ còn 12.005,88 tỷ đồng so với mức 14.046 tỷ đồng được quy định tại Quyết định số 751/QĐ – TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH Công ty mẹ – Vinalines.

Do vốn điều lệ của Công ty mẹ giảm dẫn tới quy mô cổ phần phát hành lần đầu giảm tương ứng, chỉ còn 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó cổ phần Nhà nước nắm giữ 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99,469% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 392.500 cổ phần, chiếm 0,038% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 500.000 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ.

Theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh trình Đại hội đồng cổ đông lần đầu, Công ty mẹ – Vinalines đặt doanh thu 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là âm 1.024,8 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 8 tháng đầu năm 2020 – thời điểm vẫn hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV lỗ 139,73 tỷ đồng, 4 tháng cuối năm 2020 – thời điểm chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần lỗ 885,11 tỷ đồng.

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã giao người đại diện phần vốn tại Vinalines phải hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ là 51 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ đạt 0,42%; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư không quá 390 tỷ đồng.

Video đang HOT

Ngoài tác động tiêu cực do dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thanh lý các tàu biển; việc phải phân bổ, trích lập các tồn tại về tài sản, công nợ tồn đọng trong giai đoạn DNNN chưa được xử lý lên tới hơn 940 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận dự kiến năm 2020 của Công ty mẹ chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu.

Theo lãnh đạo Vinalines, thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm. Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp những vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thứ chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

“Vì vậy, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn DNNN chưa được xử lý”, lãnh đạo Vinalines cho biết.

Số phận trôi nổi của Vinalines

Đã 20 tháng sau khi IPO thành công, song cổ đông của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vẫn đang mòn mỏi đợi ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu để chính thức chuyển doanh nghiệp này sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Số phận trôi nổi của Vinalines - Hình 1
Vinalines đang lửng lơ giữa 2 trạng thái: công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và công ty cổ phần. Ảnh: Đức Thanh

Thẩm quyền thuộc về ai?

Theo thông tin của Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ vừa một lần nữa có công văn đề nghị các bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp có ý kiến về nội dung báo cáo và các kiến nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên quan đến vướng mắc khi chuyển Vinalines thành công ty cổ phần.

Trước đó, trong Công văn số 557/UBQLV-CNHT gửi Văn phòng Chính phủ vào cuối tháng 3/2020, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn điều lệ của Vinalines từ 14.046,058 tỷ đồng xuống 12.005,88 tỷ đồng, giảm hơn 2.040 tỷ đồng so với mức vốn điều lệ tại Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa công ty mẹ - Vinalines.

Căn cứ kết quả phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ ra quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng (IPO).

Cụ thể, số lượng cổ phần phát hành lần đầu của công ty mẹ - Vinalines là 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó Nhà nước nắm giữ là 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99,469% vốn điều lệ, tăng 281.219.530 cổ phần; cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 0 cổ phần, giảm 207.896.970 cổ phần; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ, giảm 275.500.260 cổ phần; phần còn lại là cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn.

Đây là sự lệch pha rất lớn cả về quy mô và cơ cấu vốn điều lệ nếu biết rằng, tại Quyết định số 751/QĐ-TTg, hình thức cổ phần hóa công ty mẹ - Vinalines được Thủ tướng ấn định là kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Sau khi cổ phần hóa, công ty mẹ - Vinalines sẽ có vốn điều lệ 14.046,058 tỷ đồng, bao gồm giá trị vốn nhà nước là 11.946,058 tỷ đồng. Cơ cấu vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu tại công ty mẹ - Vinalines là Nhà nước nắm 65% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 14,8% vốn điều lệ; bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên và tổ chức công đoàn 2% vốn điều lệ.

Nếu như lý do dẫn tới việc phải điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn là tương đối rõ ràng (do không lựa chọn được cổ đông chiến lược; bán đấu giá và bán cổ phần ưu đãi không hết), thì thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy mô vốn điều lệ công ty mẹ - Vinalines lại đang xuất hiện 2 quan điểm trái chiều.

Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên tục bảo lưu quan điểm cho rằng, việc điều chỉnh quy mô vốn điều lệ của Vinalines thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, điểm d, khoản 2, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về quyền, trách nhiệm của Thủ tướng quy định: "Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng quyết định thành lập: Thủ tướng quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động".

Dẫn một loạt quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 29/4/1995 về việc thành lập Vinalines; Quyết định số 216/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án chuyển Vinalines sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và Quyết định số 217/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 về việc thành lập công ty mẹ - Vinalines..., Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định, đến thời điểm này, chưa có quy định pháp luật và văn bản nào quy định Vinalines không phải là doanh nghiệp do Thủ tướng thành lập.

Trong khi đó, tất cả các bộ, ngành mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xin ý kiến (gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp), về cơ bản, đều có chung quan điểm về việc điều chỉnh quy mô vốn điều lệ Vinalines được điều chỉnh bởi Điều 37, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; Điều 9, Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 4/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Theo đó, việc quyết định điều chỉnh lại cơ cấu vốn điều lệ, mức vốn điều lệ sau khi thực hiện bán cổ phần lần đầu của Vinalines thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp này kể từ ngày 29/9/2018.

Lửng lơ

Cần phải nói thêm, việc không xác định được quy mô vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần đang là nút thắt chính dẫn đến việc Vinalines không thể tiến hành được đại hội đồng cổ đông lần đầu theo đúng quy định của pháp luật.

Tính đến ngày 10/4/2020, thời gian tổ chức đại hội cổ đông lần đầu của công ty mẹ - Vinalines đã kéo dài gần 20 tháng kể từ thời điểm hoàn thành bán cổ phần lần đầu (ngày 5/9/2019).

Trong khi đó, khoản 1, Điều 14, Nghị định số 126/2017/NĐ-CP quy định: "Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật".

Tại thư mời họp gần nhất được phát đi cuối tháng 6/2019, Vinalines đã chính thức công bố các thông tin liên quan đến đại hội đồng cổ đông lần đầu như dự thảo điều lệ; báo cáo quá trình cổ phần hóa công ty mẹ; tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2019 - 2020... Lý do được đưa ra là chưa đủ điều kiện tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu công ty mẹ - Vinalines theo Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.

Tuy nhiên, sau khi vỡ mốc kế hoạch đại hội đồng cổ đông vào tháng 9/2019 (lần thứ 5 dời mốc thời gian tổ chức), cho đến ngày 10/4/2020, "ông lớn" ngành vận tải biển vẫn chưa có thêm thông báo mới gửi trực tiếp các cổ đông hoặc đăng tải trên website của Tổng công ty.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Tuấn Hải, Trưởng ban Truyền thông Vinalines cho biết, do có nhiều vấn đề đang chờ các cơ quan thẩm quyền quyết định, nên đến thời điểm này, Vinalines chưa thể xác định chính xác thời điểm tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu.

Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị đại hội đồng cổ đông lần đầu của Vinalines, đã xuất hiện thêm tình huống mới. Đó là việc Tổng công ty bỏ hơn 400 tỷ đồng mua lại 75,01% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Hợp Thành để nắm chi phối Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn - đơn vị không có tên trong danh mục công ty con, công ty liên kết trong phương án cổ phần hóa. Vinalines cũng phải chờ ý kiến của các bộ, ngành liên quan đến việc xử lý chuyển giao cảng trung chuyển Vân Phong - vấn đề cũng không có trong phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt.

Cũng phải nói thêm, tại thời điểm này, ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ đồng thuận với tất cả đề xuất tháo gỡ vướng mắc do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra, thì Vinalines cũng khó có thể tiến hành tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu và chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần trong tháng 4/2019.

Việc chậm trễ trong việc tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu không chỉ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các cổ đông khi mọi giao dịch chuyển nhượng đều đang bị đóng băng, mà bản thân Vinalines cũng đang lửng lơ giữa 2 trạng thái: công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước và công ty cổ phần và không thể củng cố được bộ máy nhân sự cấp cao khi ghế Tổng giám đốc vẫn đang "treo" suốt hơn 3 năm qua.

Liên quan việc xử lý các vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa công ty mẹ - Vinalines, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục cử đại diện tham gia Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Vinalines để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ còn lại trong công tác cổ phần hóa, gồm: tổ chức đại hội cổ đông lần đầu, tổ chức quyết toán do các vướng mắc đều tồn tại, phát sinh trước khi Vinalines chuyển giao về Ủy ban.

Đây là đề xuất liên tục được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị tại các văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cũng như gửi tới Bộ GTVT trong 2 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, trong tất cả công văn phản hồi, Bộ GTVT đều cho rằng, ngày 12/11/2018, Bộ GTVT đã ký Biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Vinalines về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nên việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cổ phần hóa công ty mẹ - Vinalines Việt Nam thuộc thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó, Bộ GTVT không cử cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo cổ phần hóa công ty mẹ - Vinalines.

Theo Quyết định số 3/2020/QĐ-UBQLV phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 của công ty mẹ - Vinalines của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người đại diện phần vốn phải hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu, trong đó lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ là 51 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty mẹ đạt 0,42%; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư không quá 390 tỷ đồng.

Được biết, lợi nhuận này đã tính đến lãi quá hạn và khoản phạt chậm trả cho khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) và chi phí thanh lý 3 tổng đoạn HB02, HB03 và BV12.

Anh Minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.