Vinalines báo lãi 365 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ
Ban lãnh đạo Vinalines cho biết, kết quả kinh doanh tích cực đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, tập trung phát triển khách hàng.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho biết đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chính năm 2018. Theo đó, san lương vân tai biên đat hơn 26,7 triêu tân vượt 24,5% kê hoach, san lương hang thông qua cang đat gân 97 triêu tân tăng trưởng gần 10% so với năm 2017.
Vinalines ghi nhận doanh thu gần 14.000 ty đông đạt 102,6% kế hoạch, lơi nhuân trươc thuê đat 365 ty đông. Kết quả này đến sau những nỗ lực tác tái cơ cấu tài chính, xử lý tài sản, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, tập trung phát triển khách hàng.
Năm nay Vinalines đặt mục tiêu san lương vân tai biên đat khoang 18 triêu tân, hang thông qua cang khoang 107 triêu tân. Đồng thời doanh thu đạt khoang 12.714 ty đông và lơi nhuân trươc thuê hơn 710 ty đông.
Vinalines là doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về năng lực cung ứng trong chuỗi dịch vụ hàng hải tại Việt Nam. Công ty sở hữu hệ thống cảng biển trên khắp cả nước với chiều dài cảng chiếm 20% toàn ngành. Đồng thời đội tàu biển 82 chiếc với năng lực vận chuyển chiếm 25% tổng trọng tải đội tàu cả nước. Ngoài ra hàng triệu m2 kho bãi và nhiều phương tiện vận tải, chuyên chở hàng hóa khác.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trước đây của Vinalines không hiệu quả. Theo báo cáo tài chính gần nhất (Q3/2018), công ty đang lỗ lũy kế 3.434 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho là khi thị trường vận tải biển bùng nổ công ty đã vay ngoại tệ ngân hàng để đầu tư rất nhiều tàu biển. Nhưng khi kinh tế thế giới suy thoái từ năm 2009, giá cước tàu biển sụt giảm mạnh, trong khi giá nhiên liệu tăng, lạm pháy và chênh lệch tỷ giá lớn. Kết quả là doanh thu không đủ bù đắp chi phí khấu hao và lãi vay, chênh lệch tỷ giá.
Video đang HOT
Trong một văn bản giải trình ý kiến kiểm toán công bố gần đây, Ban lãnh đạo Vinalines cho biết công ty đang thực hiện thoái bớt vốn của các doanh nghiệp thành viên như Công ty Vận tải và thuê tàu biển VN, Công ty Vận tải biển VN, Công ty Vận tài biển Vinaship, Công ty Vinnalines Nha Trang.
Ngoài ra Vinalines và các công ty con đang thực hiện tái cơ cấu nợ với các ngân hàng nhằm xóa dần nợ gốc và lãi vay, từng bước làm lành mạnh tình hình tài chính, ổn định sản xuất và hoạt động có lãi.
Những khoản lãi gần đây được kỳ vọng sẽ giúp giảm lỗ của Vinalines. Kê hoach năm 2019, Vinalines đặt mục tiêu doanh thu khoang 12.714 ty đông và lơi nhuân trươc thuê hơn 710 ty đông dựa trên việc san lương vân tai biên đat khoang 18 triêu tân, hang thông qua cang khoang 107 triêu tân.
Hồi tháng 9 năm ngoái, công ty đã thực hiện IPO nhưng chỉ bán được 0,38% vốn cổ phần trong kế hoạch chào bán 34,8%. Chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vinalines là SK Securities nhưng không được lựa chọn. Hiện nhà nước vẫn nắm gần 100% cổ phần của công ty dù cổ phiếu đã được đưa vào giao dịch trên sàn UpCOM.
Theo Trí Thức Trẻ
Vẫn cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản
Sau giai đoạn khủng hoảng 2011-2013, thị trường bất động sản (BĐS) đã từng bước hồi phục. Tuy nhiên, do hậu quả của đợt khủng hoảng này, nhiều dự án BĐS vẫn trở thành món nợ xấu cực kỳ khó giải quyết với nhiều ngân hàng trong khi đến nay nhiều người dân vẫn mòn mỏi chờ đợi để có thể nhận nhà. Do vậy, dù có những tác động không mong muốn đến thị trường BĐS, song để bảo đảm an toàn cho sự phát triển của từng thị trường và nền kinh tế, việc siết chặt tín dụng đối với thị trường BĐS là yêu cầu bắt buộc.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng của các ngân hàng vào BĐS đang được duy trì trong khoảng dưới 10% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, giảm rất nhiều so với ngưỡng xấp xỉ 30% giai đoạn 2010-2011. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như cho vay đầu tư kinh doanh BĐS được kiểm soát chặt chẽ.
Thời gian qua, trước dấu hiệu tăng trưởng nóng, NHNN đã lên tiếng phải cảnh báo và yêu cầu các ngân hàng phải rất thận trọng khi cho vay đối với lĩnh vực này với yêu cầu thủ tục, điều kiện vay chặt chẽ, đảm bảo khâu đầu vào tốt để hạn chế rủi ro. Theo đó, các ngân hàng cần phải kiểm soát dòng vốn này để đảm bảo người vay vốn sử dụng đúng mục đích.
Thực ra, chủ trương tăng cường kiểm soát lĩnh vực rủi ro, thắt chặt tín dụng vào các lĩnh vực này đã xuất hiện từ vài năm trước, khi thị trường BĐS vẫn đang phát triển mãnh mẽ, và đến đầu năm 2018 thì được triển khai rộng trên thực tế.
Ngay từ đầu năm 2018, có nhiều văn bản liên quan đến tín dụng dành cho BĐS đã được ban hành. Cụ thể, ngày 1/1/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Cuối tháng 1/2018, NHNN cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, xây dựng; Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án BĐS, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp... Đồng thời yêu cầu các ngân hàng giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn; Tăng hệ số rủi ro cho vay BĐS...
Đồng tình với chủ trương của Chính phủ, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng cần siết chặt tín dụng đối với thị trường BĐS dù có những tác động không mong muốn đến thị trường này. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng, dù chủ trương trên có thể khiến thị trường BĐS bị co hẹp lại, nhưng mức độ ảnh hưởng là không nhiều thậm chí vẫn có thể hỗ trợ hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng tích cực hơn.
Rõ ràng, việc thắt chặt tín dụng BĐS là cần thiết để giảm bớt rủi ro cho tất cả các bên tham gia thị trường. Bởi khi chủ đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nhiều, nếu dự án hoặc thị trường có biến động tiêu cực sẽ khó tránh khỏi khủng hoảng, đổ vỡ.
Ngoài ra, việc thắt chặt tín dụng còn giúp thúc đẩy tính chuyên nghiệp của các chủ đầu tư bởi họ sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường cũng như phương án đầu tư, thực hiện tái cơ cấu hoạt động... trước khi triển khai dự án để đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.
Hiện nay, NHNN không cấm cho vay BĐS, những dự án tốt ngân hàng vẫn cho vay. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực BĐS cần có lựa chọn, tăng cường nguồn vốn cho các dự án hoàn thành nhanh và phát huy hiệu quả, trì hoãn đối với các dự án đắp chiếu kéo dài.
Theo tapchitaichinh.vn
Tín dụng vào chứng khoán chỉ chiếm 0,36% tổng dư nợ Con số này vừa được Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết trong phiên chất vấn chiều ngày 1/11. Bên cạnh chứng khoán, các lĩnh vực kinh doanh BĐS, BT và BOT, theo Thống đốc, đều đã được kiểm soát chặt chẽ. Đã kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Văn...