Vinafor của bầu Hiển báo lãi ròng giảm 28% do nguồn lãi từ liên doanh liên kết giảm
Lãi từ liên doanh liên kết giảm phân nửa so cùng kỳ nên Vinafor báo lãi ròng trong quý 1 giảm 28% về còn 128 tỷ đồng.
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, HNX: VIF) ghi nhận doanh thu trong quý 1/2020 giảm nhẹ 2% xuống còn 462 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp thu về đạt 81 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu bán gỗ thành phẩm đóng góp 36% tổng doanh thu, đạt 166 tỷ đồng, giảm 26%. Doanh thu bán gỗ nguyên liệu lại tăng gần 42% lên trên 170 tỷ đồng. Doanh thu bán rừng trồng giảm 45% xuống còn gần 20 tỷ đồng. Còn lại là doanh thu bán ván nhân tạo, bán cây giống, cung cấp dịch vụ…
Doanh thu tài chính trong quý đạt 54,2 tỷ đồng, tăng 5,2 tỷ đồng chủ yếu do tăng lãi tiền gửi. Chi phí tài chính xấp xỉ so cùng kỳ ở mức gần 3 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay.
Phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết ghi nhận trong kỳ giảm hơn phân nửa so cùng kỳ khi chỉ còn gần 84 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinafor còn gần 131 tỷ đồng; riêng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 28% xuống còn 128 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo giải trình từ Công ty, việc giảm lợi nhuận xuất phát từ kết quả kinh doanh của các công ty liên doanh, liên kết trong quý giảm so với cùng kỳ do tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa không thuận lợi.
Vinafor được thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 10 Tổng Công ty trực thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ. Vinafor hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản với quy mô hoạt động trên toàn quốc.
Công ty chính thức cổ phần hoá vào năm 2016, theo đó Nhà nước hiện nắm giữ 51% cổ phần; Tập đoàn T&T của bầu Hiển là nhà đầu tư chiến lược với 40% vốn điều lệ Công ty.
Theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các chỉ tiêu chính về kế hoạch sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 của Công ty mẹ – Vinafor bao gồm tổng doanh thu là 1.399 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 420 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ là 12%.
Các chỉ tiêu sản xuất – kinh doanh, đầu tư phát triển này chưa tính tới các yếu tố khách quan, bất khả kháng phát sinh trong năm tài chính 2020.
Chỉ tiêu hợp nhất doanh thu năm 2020 được đặt ra cho Vinafor là 2.676 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 596 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 17% so với thực hiện năm 2019.
Lý giải về việc Công ty mẹ đặt kế hoạch đi lùi, Vinafor cho biết, do các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự kiến cổ tức từ Yamaha Motor Việt Nam giảm, đầu tư cho trồng rừng chưa đem lại lợi nhuận ngay…
350 triệu cổ phiếu Vinafor (VIF) chào sàn Hà Nội
Sáng 3/2, 350 triệu cổ phiếu VIF của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) đã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá tham chiếu 20.500 đồng/cổ phiếu, thuộc Top các doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất HNX.
Vinafor hiện có vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51% vốn, cổ đông chiến lược - Công ty cổ phần Tập đoàn T&T nắm giữ 40% vốn, còn lại 9% vốn bán ra công chúng. Sau cổ phần hóa, Tổng công ty quản lý, sử dụng khoảng 45.000 ha đất rừng.
Sau 3 năm cổ phần hóa, tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân năm trên vốn điều lệ của Tổng công ty đạt 18,7%, bằng 3,2 lần bình quân 3 năm liền kề trước khi cổ phần hóa và bằng 2,7 lần theo phương án cổ phần hóa được duyệt.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 được công bố cho biết, năm 2019, Vinafor đạt doanh thu 1.782 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 593 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến cổ tức tối thiểu 18%.
Ông Phí Mạnh Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinafor cho biết, chiến lược phát triển của Tổng công ty giai đoạn từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 là phát triển lâm nghiệp làm nòng cốt, tập trung vào mở rộng quy mô, cải tạo giống cây lâm nghiệp, đầu tư thâm canh cao, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tạo vùng nguyên liệu có chất lượng tốt phục vụ cho chế biến sâu, xây dựng các trung tâm chế biến gỗ gắn liền với vùng nguyên liệu, sản phẩm gắn kết với thị trường của khu vực và các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.
Đồng thời, tiếp tục duy trì quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư miền núi sống gần vùng sản xuất nguyên liệu và máy chế biến các nhà gỗ, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên sàn chứng khoán HNX, cổ phiếu VIF đã giảm kịch sàn xuống 18.500 đồng với chỉ 6.000 đơn vị được khớp.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Bầu Hiển kiếm tiền thế nào? Hai trụ cột kinh doanh lớn nhất của ông Đỗ Quang Hiển hiện nay chính là Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T. Trong đó, T&T là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Hà Nội. Thành lập Tập đoàn T&T từ năm 1993, ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) dần trở thành một trong những doanh nhân có tên...