Vinafood2 lỗ “tới chân” nhưng vẫn đặt kế hoạch năm 2019 có lãi
Trong tháng 10 này, Tổng công ty Lương thực miền Nam ( Vinafood2, VSF) sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên để bàn về một trong những kế hoạch năm 2019 là có lãi.
Năm 2018, Vinafood2 ghi nhận 17.849 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ ròng tới 1.363 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ khủng của đại gia lúa gạo miền Nam chỉ trong thời gian ngắn sau khi cổ phần hóa.
Theo Vinafood2, nguyên nhân thua lỗ do Tổng công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hơn 655 tỷ đồng; trích lập dự phòng tổn thất tài sản tại Công ty Lương thực Trà Vinh gần 662 tỷ đồng; trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính 425 tỷ đồng; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 41 tỷ đồng.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 9/10-31/12/2018 cũng thua lỗ tới hơn 51 tỷ đồng.
Vinafood2 chính thức chuyển thành công ty cổ phần vào tháng 10/2018. Theo Vinafood2, công tác xử lý tài chính, quyết toán vốn Nhà nước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đến nay còn nhiều vấn đề chưa được xử lý như tài sản không cần dùng, chờ thanh lý tồn đọng lớn; các khoản nợ tồn đọng, thiếu hụt hàng tồn kho làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn lưu động của Tổng công ty trước và sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
Hay các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm tháng 10/2018 được xác định lại giá trị đầu tư tài chính là 1.281 tỷ đồng, nhưng các đơn vị kinh doanh thua lỗ làm giảm vốn Vinafood2 khiến Tổng công ty phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn tương đương 425,5 tỷ đồng (trong đó 10 công ty cổ phần đã mất hết vốn với giá trị 324 tỷ đồng).
Video đang HOT
Do trong giai đoạn cổ phần hóa từ 01/4/2015 đến 8/10/2018, các khoản lập dự phòng đã được hoàn nhập tăng vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nên khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Vinafood2 phải trích lập dự phòng đầy đủ cho các giai đoạn trước đó, tương ứng số tiền 1.728 tỷ đồng đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau cổ phần hóa.
Cụ thể là lợi nhuận sau thuế từ 9/10/2018 đến 31/12/2018 âm hơn 1.834 tỷ đồng, chiếm gần 37% vốn điều lệ.
Ngoài ra, kho hàng, nhà xưởng, thiết bị của Vinafood2 rất lớn nhưng hoạt động không hết công suất làm tăng giá thành sản phẩm. Đây là bài toán khó, tiếp tục gây áp lực về tăng định phí, giảm hiệu quả kinh doanh chung của Tổng công ty.
Kế hoạch cho năm 2019, Vinafood2 đặt mục tiêu doanh thu tăng 19%, lên mức 21.287 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 53 tỷ đồng.
Trong đó riêng công ty mẹ, Vinafood2 đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 319,6 triệu USD, doanh thu 13.826 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 50,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, 6 tháng 2019, doanh thu của Vinafood2 đạt 8.652 tỷ đồng và tiếp tục thua lỗ hơn 76 tỷ đồng. Như vậy liệu rằng kế hoạch cả năm có lãi 53 tỷ đồng của Vinafood2 có khả thi?
Tính đến cuối tháng 6/2019, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của Vinafood2 ghi nhận tới 1.277 tỷ đồng. Vay nợ tài chính ngắn hạn hơn 3.853 tỷ đồng.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Phát hành xong 4.000 tỷ đồng trái phiếu, VietinBank dự tính huy động tiếp ngay đầu tháng 10
4.000 tỷ đồng là số lượng trái phiếu nằm trong đợt mở bán ra công chúng đầu tiên của VietinBank trong năm 2019.
Ảnh minh họa.
Thông tin từ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (mã CTG) cho biết, ngày 27/9, ngân hàng đã đóng sổ phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp năm 2019 ra công chúng.
Đây là số lượng trái phiếu nằm trong đợt mở bán ra công chúng đầu tiên của ngân hàng trong năm 2019 và nằm trong kế hoạch 5.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt.
Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành và không bị hạn chế về đối tượng chuyển nhượng.
VietinBank cho biết, số tiền phát hành thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động cung ứng tín dụng cho nền kinh tế và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
VietinBank dự kiến mở bán trái phiếu ra công chúng đợt 2 vào đầu tháng 10/2019 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Được biết, trong năm 2019, VietinBank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phát hành trái phiếu ra công chúng với tổng mệnh giá phát hành là 10.000 tỷ đồng.
Lãi suất trái phiếu do VietinBank quyết định nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động ngân hàng.
Theo phương án được chấp thuận, đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đáng chú ý, đối tượng mua trái phiếu do VietinBank phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của VietinBank và công ty con của các tổ chức tín dụng khác.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Biến động lớn tại Ninh Vân Bay (NVT): Thay máu lãnh đạo, quỹ ngoại rút vốn - nội bộ gom hàng Ning Vân Bay ghi nhận lỗ luỹ kế tính đến ngày 30/6 ở mức 678,7 tỷ đồng. Do chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, HoSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu NVT và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu NVT sau khi...