Vinaconex (VCG): Quý 2 lãi 322 tỷ đồng tăng 51% so với cùng kỳ nhờ hoàn nhập dự phòng
Lũy kế 6 tháng, LNST của Vinaconex tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 385 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex (mã CK: VCG) đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 với lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ mặc dù doanh thu sụt giảm mạnh.
Theo đó riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 1.590 tỷ đồng giảm 30% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán giảm ít hơn mức giảm của doanh thu nên lãi gộp đạt 185 tỷ đồng giảm 38,7% so với quý 2/2019.
Đáng chú ý là trong kỳ công ty đã hoàn nhập khoảng 287 dự phòng phải thu khó đòi (quý 1 trích lập 495 tỷ đồng) dẫn tới chi phí quản lý quý 2 được ghi nhận -222 tỷ đồng. Đây nguyên nhân chính giúp LNST quý 2 đạt 321,6 tỷ đồng, tăng 51,3% so với quý 2/2019 trong đó LNST công ty mẹ đạt gần 302 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Vinaconex đạt 2.590 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 34,3% so với cùng kỳ do giảm mạnh doanh thu hoạt động xây lắp và doanh thu kinh doanh bất động sản, LNST đạt 385 tỷ đồng tăng 23,4% so với nửa đầu năm 2019, LNST công ty mẹ là gần 369 tỷ đồng tương đương EPS đạt 835 đồng.
Năm 2020 Vinaconex dự kiến đạt doanh thu là 9.530 tỷ đồng, bằng 96% so với thực hiện 2029 và lợi nhuận sau thuế 820 tỷ đồng, bằng 104% so với năm trước. Như vậy kết thúc nửa đầu năm 2020 VCG đã hoàn thành được 27% mục tiêu về doanh thu và 47% mục tiêu về lợi nhuận.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020 trong cơ cấu chi phí của VCG chi phí QLDN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất chủ yếu do phải trích lập tới 208 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Tính đến 30/6/2020 VCG có 18.644 tỷ đồng tổng tài sản trong đó 11.469 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn đang tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu ngắn hạn (7.314 tỷ đồng) khiến doanh nghiệp đang phải trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên tới 551 tỷ đồng.
Vận tải SAFI (SFI) đăng ký mua lại gần 1,5 triệu cổ phiếu quỹ
Công ty cổ phần Đại lý Vận tải SAFI (SFI - sàn HOSE) vừa thông qua phương án mua lại 1,48 triệu cổ phiếu quỹ nhằm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành và tăng giá trị cổ phiếu.
Phương thức giao dịch là khớp lệnh theo quy định pháp luật, thời gian dự kiến từ ngày 5/8 đến ngày 4/9/2020. Nguồn vốn thực hiện là từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty tại thời điểm 31/12/2019.
Mới đây, Vận tải SAFI cũng đã thông báo về việc mua lại 30.000 cổ phiếu quỹ theo quy chế của chương trình phát hành cổ phiếu cho nhân viên do nhân viên nghỉ việc khi chưa hết thời hạn chương trình. Thời gian dự kiến thu hồi từ ngày 27/7 đến ngày 26/8/2020.
Giá mua lại theo đúng bằng giá phát hành ban đầu là 10.000 đồng/CP theo quy chế phát hành cổ phiếu ESOP. Nguồn vốn thực hiện cũng từ thặng dư vốn cổ phần của Công ty tại thời điểm 31/12/2019.
Tính đến cuối năm 2019, SFI ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 80 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty có 41,82 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 42,34 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.
Năm nay, Vận tải SAFI đặt mục tiêu tổng doanh thu 900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 43,5 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 15% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Hiện Công ty chưa có báo cáo tài chính quý II/2020. Kết thúc quý I/2020, SFI đạt 236,56 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 42% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế giảm tới 37,89% cùng, đạt 5,41 tỷ đồng.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 28/7, cổ phiếu SFI tăng 2,06% lên 19.800 đồng/CP với thanh khoản nhỏ giọt chỉ 120 đơn vị. Nếu tạm tính với mức thị giá này, Vận tải SAFI sẽ phải chi khoảng 29,3 tỷ đồng để mua lại lượng cổ phiếu quỹ ở trên.
MVB: Quý 2 lãi 71 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, MVB lãi ròng 106 tỷ đồng tăng 34% so với cùng kỳ và vượt 21% kế hoạch lãi cả năm 2020. Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP (UpCOM: MVB) đã công bố BCTC quý 2/2020 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó riêng quý 2 doanh thu thuần...