Vinaconex: Tham vọng đầu tư và dòng tiền âm ngàn tỷ
Ấp ủ nhiều dự án bất động sản, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex) đang vấp phải những khó khăn khi đối mặt với trở ngại về dòng tiền.
Bận rộn các dự án cũ, mới
Vinaconex (mã VCG, sàn HNX) đang nắm trong tay khá nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau và không giấu tham vọng tiếp tục tìm kiếm thêm các dự án mới. Một số dự án mà Tổng công ty đang có là Chung cư 2B Vinataba, Bohemia 25 Nguyễn Huy Tưởng, Dự án 97 – 99 Láng Hạ (liên doanh với Petrowaco), Chung cư cao cấp 93 Láng Hạ, Khu đô thị mới Cái Giá – Cát Bà, Khu đô thị mới Thiên Ân, Chung cư cao cấp D9 Thanh Xuân…
Với các dự án đang và đã hoàn thành đầu tư, tổng quy mô hàng tồn kho và tài sản dở dang dài hạn của Vinaconex hiện có giá trị lên tới 3.730 tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động thu tiền đối với các dự án đã bán được hàng cũng là một nhiệm vụ nhiều thách thức cho đại gia ngành xây dựng.
Tổng các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm 31/3/2020 lên tới 6.805,8 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng là 3.609 tỷ đồng. Quy mô các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi phải trích lập dự phòng có xu hướng tăng mạnh từ mức 350,4 tỷ đồng thời điểm đầu năm 2020 lên 838,5 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 3/2020.
Video đang HOT
Năm 2020, Vinaconex đặt kế hoạch tổng doanh thu đạt 9.530 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất khoảng 820 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng có chủ trương chuyển cổ phiếu niêm yết từ sàn HNX hiện nay sang sàn HoSE.
Ngoài ra, một số khoản đầu tư mà Vinaconex rút lui, nhưng không có nghĩa là từ bỏ mảng kinh doanh mà doanh nghiệp đó đang hoạt động, như việc rút vốn tại Vinaconex P&C (Thủy điện Cửa Đạt).
Lãnh đạo Vinaconex cho biết, việc sở hữu 28% vốn tại Thủy điện Cửa Đạt có thể mang đến lợi nhuận, nhưng chưa tương xứng với việc Tổng công ty có thể thu hồi dòng tiền để đầu tư vào các dự án hiệu quả hơn. Chủ trương của Vinaconex vẫn là đầu tư vào năng lượng, trong đó có các nhà máy thủy điện nhỏ và việc vừa đầu tư vào Thủy điện Ngòi Phát là một ví dụ.
Trở ngại dòng tiền
Quý I/2020, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex bị âm hơn 1.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh này, Vinaconex đã chèo lái khá tài tình với việc bù đắp dòng tiền nhờ hoạt động tài chính ghi nhận từ thoái vốn tại một số khoản đầu tư. Theo đó, doanh thu tài chính quý I/2020 của Vinaconex tăng đột biến, đạt 678,3 tỷ đồng, trong khi doanh thu tài chính cùng kỳ năm trước chỉ là 43,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc bù đắp dòng tiền từ thoái vốn trong hoạt động tài chính chỉ là một giải pháp tình thế và dòng tiền âm trong kinh doanh nếu không sớm được giải quyết triệt để, sẽ là một trở ngại lớn cho Vinaconex trong thời gian tới. Đặc biệt, các dự án mới đi vào triển khai sẽ gặp phải khó khăn về dòng vốn.
Nói về vấn đề dòng tiền âm, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinaconex cho biết, dòng tiền cần có thời gian để trở lại, hoàn vốn. Năm 2019, Vinaconex đã đầu tư một loạt dự án như Dự án Phú Yên, Khu khách sạn – Resort Quảng Nam, một số dự án bất động sản tại Quảng Ninh… Theo đó, Tổng công ty cần bỏ ra một lượng tiền mặt để triển khai, đánh giá, thuê tư vấn…
Ngoài ra, Tổng công ty còn tiếp tục nghiên cứu đầu tư thêm các dự án mới, chẳng hạn đã qua sơ tuyển 5 đoạn dự án BOT cao tốc Bắc – Nam. Doanh nghiệp này còn tham vọng tham gia cả các dự án hàng không, sân bay… “Do vậy, chúng tôi khẳng định, việc dòng tiền âm là hoàn toàn minh bạch”, ông Thanh nói.
Một trong những động thái của Vinaconex nhằm khơi thông dòng tiền là phát hành tăng vốn. Tuy nhiên, thành công của phương án này đến đâu còn phụ thuộc vào nhịp thở của thị trường chứng khoán tại thời điểm phát hành, cũng như sự đón nhận của các nhà đầu tư.
Vinaconex dự kiến phát hành thêm gần 66,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương 15% vốn điều lệ. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là gần 663 tỷ đồng. Với giá bán dự kiến 15.000 đồng/cổ phiếu, Vinaconex kỳ vọng có thể thu về gần 1.000 tỷ đồng.
Vinaconex (VCG) dự thu hơn 870 tỷ đồng nhờ thoái sạch vốn tại Vinaconex Power (VCP)
Cổ phiếu VCP của Vinaconex Power hiện đang giao dịch với giá 54.600 đồng/cổ phiếu, tăng 74% so với đầu năm 2019.
Ảnh minh họa.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) vừa thông qua việc thoái toàn bộ 15,97 triệu cổ phiếu, tương ứng 28,02% vốn tại CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex Power - mã VCP).
Trên thị trường, sau giai đoạn tăng sốc hồi đầu tháng 11, cổ phiếu VCP có thời điểm đã leo lên mức đỉnh hơn 65.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên sau đó cổ phiếu này cũng nhanh chóng hạ nhiệt và điều chỉnh về 54.600 đồng/cổ phiếu, vẫn cao hơn 74% so với đầu năm. Tạm tính với mức giá này, Vinaconex có thể thu về hơn 870 tỷ đồng nếu thoái sạch vốn tại Vinaconex Power.
Thực tế, sau giai đoạn cổ phiếu "dậy sóng", cơ cấu cổ đông của Vinaconex Power cũng có nhiều biến động mạnh. Trong đó đáng chú ý có sự xuất hiện mới của 2 cổ đông lớn là Quỹ đầu tư cơ hội PVI (17,54% cổ phần) và Tập đoàn Đầu tư và thương mại Mundus Stones (5% cổ phần). Ở chiều ngược lại, một loạt các cổ đông nội bộ trong đó có vợ chồng Tổng giám đốc Vương Hoàng Minh lại liên tục bán ra cổ phiếu giảm sở hữu.
Vinaconex Power được thành lập vào năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất và kinh doanh điện. Công ty đang tập trung vào thuỷ điện với các dự án đang vận hành gồm Thủy điện Cửa Đạt, Thủy điện Bái Thượng và Thủy điện Xuân Minh.
Sau 9 tháng đầu năm, Vinaconex Power ghi nhận 396,7 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về 188,6 tỷ đồng, tăng 9,5% so với 9 tháng đầu năm ngoái qua đó hoàn thành 76% kế hoạch cả năm 2019.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Nỗi lo quản trị Vinaconex nhìn từ một thương vụ kín tiếng Áp lực tài chính đối với nhóm nhà đầu tư An Quý Hưng là rất lớn. Nếu tính theo chi phí lãi vay, tổng mức đầu tư ở thời điểm hiện tại có thể lên tới cả chục nghìn tỷ đồng. Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam...