Vinaconex quyết định thoái vốn tại Vinaconex Power, dự kiến bán sạch gần 16 triệu cổ phiếu VCP
Cổ phiếu VCP của Vinaconex Power đã tăng khoảng 74% kể từ đầu năm 2019 đến nay.
Tổng CTCP Vinaconex (mã chứng khoán VCG) vừa thông qua việc thoái toàn bộ vốn của Tổng công ty tại CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex Power – mã chứng khoán VCP).
Hiên tại Vinaconex đang là cổ đông lớn sở hữu hơn 15,97 triệu cổ phiếu VCP tương ứng 28,02% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành.
Trên thị trường, cổ phiếu VCP sau khi tăng nóng lên trên vùng giá 65.000 đồng/cổ phiếu thì đã điều chỉnh giảm mạnh, thậm chí có lúc chạm mức 45.000 đồng/cổ phiếu trước khi phục hồi. Hiện VCP đang giao dịch quanh vùng giá 54.600 đồng/cổ phiếu, tăng 74% so với thời điểm đầu năm 2019.
Tạm tính với mức giá này, nếu thoái vốn thành công Vinaconex thu về khoảng 855 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu VCP trong 1 năm gần đây.
Vinaconex Power được thành lập vào năm 2010, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất và kinh doanh điện. Hiện, VCP đang tập trung vào thuỷ điện với các dự án đang vận hành gồm Thủy điện Cửa Đạt, Thủy điện Bái Thượng và Thủy điện Xuân Minh. Ngoài ra, Công ty còn tiếp tục đầu tư dự án Khu dân cư MBQH số 5 tại tỉnh Thanh Hoá. Ghi nhận dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và bàn giao 60 lô đất cho khách từ tháng 6/2016.
Cuối năm 2016 công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom, trong đó cơ cấu cổ đông trước ngày lên sàn thì Vinaconex là cổ đông lớn nhất cùng với 3 cổ đông lớn khác là ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty cơ điện xây dựng.
Video đang HOT
Giai đoạn gần đây sau khi VCP tăng sốc, giao dịch cổ phiếu VCP cũng có nhiều biến động. Quỹ đầu tư cơ hội PVI liên tục mua vào và trở thành cổ đông lớn. Hiện Quỹ đầu tư cơ hôi PVI đang sở hữu 10 triệu cổ phần tương ứng 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty.
Bên cạnh đó Tập đoàn Đầu tư và thương mại Mundus Stones cũng trở thành cổ đông lớn. Trong khi đó các lãnh đạo công ty và người thân lại muốn thoái vốn chốt lãi.
Kết quả kinh doanh, doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2019 đạt 396,7 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế đạt 188,6 tỷ đồng, hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Nam Hà
Theo Nhịp sống kinh tế
Vinaconex tăng hiện diện, cổ phiếu VCP tăng phi mã
Cổ phiếu VCP của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex vừa qua tăng giá mạnh, hơn 60% sau 2 tuần, trong bối cảnh kết quả kinh doanh không như dự kiến.
Ảnh Internet
VCP có thêm 2 cổ đông lớn
Từ đầu năm 2017 đến giữa tháng 6/2019, giá cổ phiếu VCP có xu hướng tăng từ 20.000 đồng/cổ phiếu lên 40.000 đồng/cổ phiếu, sau đó đi ngang dưới ngưỡng này. Đến đầu tháng 11, cổ phiếu VCP bắt đầu bật tăng, 2 tuần qua tăng trên 60%.
Đáng chú ý, phiên ngày 7/11 có khối lượng giao dịch thỏa thuận hơn 4,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 170 tỷ đồng.
Giao dịch này trùng hợp với thông báo sau đó của Quỹ đầu tư cơ hội PVI, quỹ đóng thuộc Công ty Quản lý quỹ PVI, về việc hoàn tất mua vào 4,2 triệu cổ phiếu VCP với giá bình quân 40.074 đồng/cổ phiếu.
Thời điểm đó, VCP được giao dịch theo phương thức khớp lệnh với giá 51.000 đồng/cổ phiếu.
Sau thương vụ này, Quỹ đầu tư cơ hội PVI trở thành cổ đông lớn tại VCP với tỷ lệ sở hữu 7,37%.
Trong cơ cấu cổ đông của VCP còn 4 cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), sở hữu 23,35%; Công ty cổ phần Đầu tư VSD, sở hữu 10,91%; Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thống Nhất, sở hữu 10%; Tổng công ty Sông Đà - CTCP, sở hữu 7,08%.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Mundus Stones vừa mua 613.840 cổ phiếu, nâng khối lượng nắm giữ lên 2.943.914 đơn vị và trở thành cổ đông lớn của VCP từ ngày 8/11, với tỷ lệ sở hữu 5,16%.
VCP đang trong quá trình tái cơ cấu, Công ty vừa thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo, trong đó nhóm thành viên Hội đồng quản trị được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn Vinaconex và Đầu tư VSD là ông Dương Văn Mậu, đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay cho ông Vương Hoàng Minh từ nhiệm.
Đồng thời, thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm 3 người theo đề cử của nhóm Vinaconex ngoài ông Mậu còn có thêm ông Vũ Ngọc Tú và ông Nguyễn Hữu Tới. Hai thành viên còn lại gồm ông Phạm Bảo Long và ông Vương Hoàng Minh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị).
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Phạm Bảo Long, Phó tổng giám đốc thường trực VCP cho biết, giá cổ phiếu là do nhà đầu tư đánh giá và giao dịch, bản thân Công ty chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh và công bố thông tin đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Theo VCP, việc nâng cao chất lượng công bố thông tin và minh bạch có những giá trị nhất định trong việc góp phần làm tăng giá cổ phiếu của Công ty trên sàn giao dịch.
Trên thị trường, nhà đầu tư liên tưởng tới kịch bản đã từng diễn ra ở cổ phiếu VCR, khi nhóm Vinaconex gia tăng sự hiện diện, giá cổ phiếu lập tức tăng tới 6 lần, dù Chủ tịch Vinaconex khẳng định, Tổng công ty không dùng bất cứ biện pháp kỹ thuật nào để đẩy giá cổ phiếu tăng. Sau đó, VCR lại giảm giá mạnh, chỉ còn 1/2 so với mức đỉnh.
Điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận
Hiện VCP đang lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2019. Lãnh đạo VCP chia sẻ, hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty trong năm nay có phần khó khăn khi điều kiện thuỷ văn không thuận lợi cho công tác phát điện, vốn mang lại nguồn thu chính.
Ngoài ra, lưu lượng nước hồ rất thấp nên việc phát điện đã phải tận dụng tối đa lượng nước có tại hồ để phát điện.
Lưu lượng nước tự nhiên về hồ Hủa Na và Cửa Đạt trung bình trong 9 tháng đầu năm thấp hơn so với năm 2018, khiến sản lượng phát điện không đạt kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, dự án Thuỷ điện Xuân Khao gặp vướng mắc về thủ tục nên chưa được triển khai, khiến doanh thu và lợi nhuận hoạt động tổng thầu xây dựng thuỷ điện giảm.
Tính đến hết tháng 9/2019, VCP đạt doanh thu gần 397 tỷ đồng, tăng 5%; lợi nhuận sau thuế hơn 188 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018. So với kế hoạch cả năm, Công ty thực hiện được 53% chỉ tiêu doanh thu (610,2 tỷ đồng), 31% chỉ tiêu lợi nhuận (gần 248 tỷ đồng).
VCP dự kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2019 như sau: tổng sản lượng gần 438 triệu kWh (giảm 18%), tổng doanh thu hơn 411 tỷ đồng (giảm 33%), lợi nhuận sau thuế gần 219 tỷ đồng (giảm gần 12%).
Ngay sau khi Công ty công bố phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giá cổ phiếu VCP chững lại, nhưng đóng cửa phiên 18/11 ở mức 65.000 đồng/cổ phiếu, không thay đổi so với phiên trước đó và chỉ giảm 0,2% so với mức đỉnh vừa đạt được.
Hoàng Minh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Viettel đẩy nhanh thoái vốn ngoài ngành Sau khi thoái vốn thành công tại Vinaconex, Viettel tiếp tục đẩy nhanh lộ trình thoái vốn nhằm hoàn thành tái cơ cấu đúng kế hoạch. Đáng chú ý, Viettel không thuộc diện phải thực hiện sắp xếp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020. Về kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch hội đồng quản...