Vinaconex nới room ngoại trở lại 49%
Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam vừa thông tin về tỷ lệ sở hữu tại công ty .
Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam – Vinaconex (VCG) vừa công bố văn bản thông báo đến Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam về tỷ lệ sở hữu tối đa tại công ty là 49%.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6, cổ đông công ty đã thông qua việc loại bỏ, thay đổi ngành nghề kinh doanh để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trở lại 49% từ mức 0%.
Sau đó, tổng công ty đã thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 1/8 vừa qua. Vinaconex hiện có 24 mã ngành kinh doanh.
Video đang HOT
Theo Thùy Linh/BNEWS
Vinaconex gánh gần nghìn tỷ đồng nợ xấu
Nợ xấu Vinaconex lên đến gần 1.000 tỷ đồng, trong khi giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng hơn 480 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) cho thấy Vinaconex đang gánh khoản nợ xấu hơn 933 tỷ đồng.
Nợ xấu Vinaconex lên đến gần 1.000 tỷ đồng, trong khi giá trị có thể thu hồi chỉ khoảng hơn 480 tỷ đồng.
Những con nợ lớn nhất của Vinaconex gồm Công ty Cổ phần Xây dựng IDG Việt Nam nợ 73,6 tỷ đồng, Công trình tòa nhà hỗn hợp MD Complex Tower (chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và đô thị Bộ Quốc phòng) nợ 17 tỷ đồng, Công ty Thủy điện Bản Chát nợ 13,3 tỷ đồng, Tổng công ty Đầu tư xây dựng thương mại Anh Phát nợ 10,1 tỷ đồng, Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 nợ 5,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội nợ 4,2 tỷ đồng...
Vinaconex đánh giá số có thể thu hồi chỉ khoảng hơn 480 tỷ đồng. Trong khi giá trị dự phòng vào khoảng 452 tỷ đồng.
Ngoài nợ quá hạn với tuổi nợ trên dưới 3 năm kể trên, Vinaconex cũng đang có khoản phải thu ngắn hạn lên tới 5.965 tỷ đồng, chiếm gần 50% tài sản ngắn hạn. Trong đó, thu ngắn hạn của khách hàng hơn 3.800 tỷ đồng, tạm ứng và thu ngắn hạn khác hơn 1.182 tỷ đồng.
Nổi bật trong số này là khoản phải thu từ Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh có giá trị hơn 743 tỷ đồng và Công ty cổ phần ADG Holding có giá trị hơn 165 tỷ đồng. Vinaconex cũng có khoản phải thu từ Ban quản lý Dự án Y tế trọng điểm và Sở xây dựng TP.Hà Nội với giá trị lần lượt hơn 97 tỷ đồng và 88 tỷ đồng.
Đáng chú ý, bên cạnh các khoản nợ từ quan hệ mua bán hàng hóa, Vinaconex còn có cả những khoản cho vay trực tiếp, trong đó đáng chú ý nhất là khoản cho vay với Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả trị giá tới 1.203 tỷ đồng. Đây là khoản vay không có tài sản đảm bảo, thời hạn kết thúc hợp đồng vay tháng 8/2021, với lãi suất cho vay 1,5% một năm.
Ở chiều ngược lại, Vinaconex đang gánh khoản nợ hơn 11.776 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 8.800 tỷ đồng. Nợ vay lớn khiến Vinaconex phải trả 123,8 tỷ đòng lãi suất vốn vay từ đầu năm.
Hiện Vinaconex đang tồn kho hơn 3.100 tỷ đồng, chủ yếu nằm tại các dự án Bohemia Residence, Kim Văn - Kim Lũ, Vinata Tower...
Vẫn theo báo cáo, doanh thu thuần Vinaconex 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 3.900 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 71,4% chủ yếu do ghi nhận hoàn nhập dự phòng một số dự án.
Trên thị trường, mã VCG hiện giao dịch mức 26.400 đồng/cổ phiếu, gần như không biến động trong nhiều ngày gần đây.
HOÀNG HƯNG
Theo VTC.vn
Bất ngờ "dính" nghi án mua bán trái phép hoá đơn, cổ phiếu Vinaconex lập tức mất giá Trước phiên giao dịch hôm nay (25/7), cổ phiếu VCG của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã phải chịu sức ép do thông tin ông Nguyễn Xuân Đông - Tổng giám đốc Vinaconex bất ngờ bị cơ quan công an triệu tập. Ông Nguyễn Xuân Đông là người đại diện pháp luật của Vinaconex nên...