Vinaconex – Minh bạch, đem niềm tin, lợi ích đến cho cổ đông
Năm 2019, Vinaconex tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển “ Xây dựng – Bất động sản – Đầu tư tài chính”. Đồng thời khẳng định tính minh bạch trong quản trị dòng tiền và giám sát quản lý vốn tại các đơn vị thành viên.
Q uản trị dòng tiền minh bạch
Năm 2019 là năm đầu tiên Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex; mã Ck: VCG) hoạt động với sự thay đổi hoàn toàn cơ cấu cổ đông (không còn cổ đông Nhà nước). Lãnh đạo Vinaconex một mặt thiết lập lại cơ cấu tổ chức, cán bộ, đồng thời thực hiện triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2019 thông qua và đã đạt được kết quả tích cực. Nhờ đó, tổng công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch ĐHCĐ giao và có sự tăng trưởng cao so với năm 2018.
Cụ thể, tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt 98% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 787 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch và bằng 123% năm 2018. Riêng công ty mẹ đạt doanh thu 98% kế hoạch và bằng 124% năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 727 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch và bằng 124% năm 2018.
Thông tin từ đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết thêm, các công ty thành viên có kết quả kinh doanh tốt, tiêu biểu. Điển hình, có 04 công ty đã đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng (Vinaconex CM, Vinaconex 9, Vinaconex 25, Vimeco)…Các đơn vị được Tcty “Mẹ” xướng tên làm tốt có: Công ty Vinaconex INVEST, Vinaconex CM, NEDI2, VIWACO, VINASINCO, Dung Quất….
“Để đạt được kết quả tích cực như trên, năm 2019, Vinaconex tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển “ Xây dựng – Bất động sản – Đầu tư tài chính” - đại diện Vinaconex cho hay.
Theo đó, trong hoạt động xây dựng, với kinh nghiệm trên 30 năm hoạt động, Vinaconex có hệ thống các đơn vị thành viên với hàng vạn kỹ sư, chuyên gia, cán bộ công nhân có trình độ và giàu kinh nghiệm làm việc trên các công trình rộng khắp cả nước.
Với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, trong năm 2019, Vinaconex tiếp tục chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư tại Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác. Bên cạnh các dự án đã triển khai, Tổng công ty đã tìm kiếm nhiều dự án đầu tư mới tại Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TP HCM…. Ngoài ra, trong năm qua, Vinaconex cũng đã chủ động nghiên cứu phát triển các dự án tiềm năng tại các vùng đất này.
Còn với mảng đầu tư tài chính, lãnh đạo Vinaconex cho biết, các công ty con, công ty liên doanh, liên kết có vốn góp hoạt động ổn định, tạo thành chuỗi giá trị bổ trợ cho hoạt động xây lắp và bất động sản, góp phần tăng quy mô và lợi nhuận cho Tổng công ty. Công tác quản lý vốn, kiểm tra, giám sát các đơn vị có vốn đầu tư của Vinaconex được thực hiện nghiêm túc.
Video đang HOT
Tự tin đ ặt mục tiêu tăng trưởng
Đại dịch Covid-19 được ví như “thiên nga đen”, tác động tiêu cực chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu.
Với Vinaconex, dòng chảy kinh tế bị ngưng trệ vì đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong quý đầu năm nay. Theo báo cáo tài chính quý I/2020, trong kỳ, Vinaconex ghi nhận doanh thu chỉ 1.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế quý I cũng chỉ đạt 63 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với bản lĩnh của “người anh cả trong ngành xây dựng”, Vinaconex vẫn tự tin đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận, cũng như đem lại quyền lợi cao nhất cho cổ đông.
Dự án đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai do Vinaconex triển khai xây dựng
Năm 2020, mặc dù đặt ra mức doanh thu giảm nhẹ, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2019, riêng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng 10%. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh khó khăn chung, HĐQT của Vinaconex vẫn đặt mục tiêu chi trả cổ tức 12% trong năm 2020, tăng gấp đôi so với cổ tức ước thực hiện của năm 2019.
Lý giải cho mục tiêu đầy bản lĩnh này, đại diện lãnh đạo Vinaconex cho hay, khó khăn trong những tháng đầu năm là có thật và điều này sẽ còn tiếp diễn khó lường trong những tháng cuối năm. Do vậy, khi xây dựng mục tiêu, các thành viên ban lãnh đạo đã phải thảo luận, tính toán rất kỹ, thậm chí là thận trọng để đảm bảo “cuối năm chắc thắng”.
“Quả thực, để hoàn thành các chỉ tiêu được trình ĐHCĐ như công bố là áp lực rất lớn cho “người Vinaconex” nói chung và HĐQT, ban điều hành nói riêng. Tuy nhiên, dựa trên các tính toán về vị thế, uy tín, khả năng, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm tích lũy, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, sự đồng hành của các đối tác, sự tin tưởng của nhiều cổ đông,… chúng tôi tin cuối năm sẽ là một “cái kết đẹp”" – một lãnh đạo của Vinaconex nói.
Bất thường với dòng tiền kinh doanh âm gần 1.500 tỷ đồng của Vinaconex sau năm đầu tiên An Quý Hưng là cổ đông lớn
Việc sử dụng nguồn vốn, cân đối dòng tiền của Vinaconex đang có những vấn đề bất thường và không loại trừ khả năng sẽ bị cổ đông chất vấn tại kỳ ĐHĐCĐ dự kiến diễn ra vào sáng mai (29/6).
ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - mã VCG) sẽ được tổ chức vào sáng 29/6 với nhiều nội dung dự kiến được trình cổ đông như kế hoạch kinh doanh năm 2020, phương án tăng vốn điều lệ phát hành hơn 66,2 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phần, phương án chuyển niêm yết cổ phiếu trên HoSE...
Đây là kỳ đại hội thứ 2 Vinaconex hoạt động theo cơ cấu sở hữu mới từ doanh nghiệp nhà nước đến cổ phần nhà nước và sang doanh nghiệp cổ phần tư nhân.
Trong đại hội được tổ chức vào ngày 28/6/2019, các vấn đề rất "nóng" thời điểm này đã được cổ đông đặt ra cũng như chính Ban lãnh đạo của Vinaconex thông tin liên quan đến các vấn đề như việc sửa đổi Quy chế hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính của Tổng công ty, cổ đông lớn sở hữu hơn 7% vốn điều lệ đặt câu hỏi có hay không "thâu tóm quyền lực vào nhóm cổ đông An Quý Hưng", vấn đề nguồn tiền An Quý Hưng chi gần 7.400 tỷ đồng, cao hơn 2.000 tỷ so với giá khởi điểm để mua lại 57,7% cổ phần SCIC thoái vốn.
Kinh doanh kết lõi sa sút, dòng tiền kinh doanh âm gần 1.500 tỷ đồng
Báo cáo tài chính năm 2019 của Vinaconex trong năm đầu tiên hoạt động theo cơ cấu sở hữu mới cho thấy, lĩnh vực xây dựng vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất (gần 55%) trong tổng doanh thu hợp nhất của Tổng công ty với 5.225 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp lĩnh vực này chỉ đạt vỏn vẹn 138 tỷ đồng, giảm một nửa so với năm trước. Biên lãi gộp tương ứng từ mức 4,7% co lại còn 2,6%.
Trong bối cảnh đó, bất động sản được kỳ vọng trở thành cứu cánh của Vinaconex. Tuy nhiên với tình hình triển khai các dự án giá trị trong đó có dự án Cái Giá (Hải Phòng) vẫn "dậm chân tại chỗ" khiến doanh thu lĩnh vực này của Vinaconex cũng chưa có sự đột phá. Năm 2019, bất động sản mang về cho Vinaconex 2.063 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm trước nhưng chỉ chiếm gần 22% tổng doanh thu của Tổng công ty.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng, khoản lợi nhuận sau thuế công ty mẹ Vinaconex đạt 726 tỷ đồng chủ yếu đến từ hoạt động tài chính như cổ tức và lãi tiền gửi, cho vay (404 tỷ đồng), thu nhập từ thanh lý các khoản đầu tư (70 tỷ đồng), lãi đánh giá lại tài sản góp vốn (46 tỷ đồng) và hoạt động kinh doanh bất thường như hoàn nhập dự phòng (145 tỷ đồng). Điều này cho thấy các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Vinaconex đang sa sút trong khi hoạt động của các công ty con chưa có hiệu quả.
Ngoài ra, Vinaconex còn đang gặp vấn đề với việc cân đối dòng tiền. Chỉ trong vòng 01 năm sau khi An Quý Hưng trở thành cổ đông lớn với hơn 57% cổ phần, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ từ âm 285 tỷ đồng năm 2018 lên âm 1.123 tỷ đồng năm 2019 trên BCTC riêng. Con số này trên báo cáo hợp nhất lên đến âm 1.493 tỷ đồng trong khi năm trước chỉ âm 50 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tăng các khoản phải thu đột biến 2.418 tỷ đồng trong đó các khoản trả trước cho khách hàng và phải thu khác tăng rất mạnh từ 1.481 tỷ đồng lên hơn 3.000 tỷ đồng.
Điều đáng chú ý là sự gia tăng cái tài sản có rủi ro cao này lại được tài trợ một phần bởi việc vay vốn ngân hàng. Ghi nhận trên BCTC hợp nhất, số dư nợ vay cuối năm 2019 đã tăng hơn 1.000 tỷ đồng lên 4.662 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn. Nợ vay tăng cao kéo theo áp lực lãi vay làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế cũng như dòng tiền hoạt động kinh doanh của TCT.
Dù dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm nhưng TCT vẫn thực hiện nhiều giao dịch tạm ứng với số tiền lớn cho các nhân viên, ứng trước cho nhà cung cấp, cho vay, góp vốn hợp tác kinh doanh, thành lập các công ty con mới, góp vốn đầu tư... với giá trị lên đến trên 1.500 tỷ đồng.
Rõ ràng, việc sử dụng nguồn vốn, cân đối dòng tiền của Vinaconex đang có những vấn đề bất thường và không loại trừ khả năng sẽ bị cổ đông chất vấn tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên tới đây.
Trong kỳ đại hội năm ngoái (2019), mặc dù theo thông báo bắt đầu làm việc từ 8h00 sáng tuy nhiên, cho đến 10h00 mới bắt đầu đi vào nội dung báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 và phải đến hơn 13h00 cùng ngày đại hội mới kết thúc. Điểm đặc biệt của đại hội còn ở việc sóng điện thoại tại nơi tổ chức là trụ sở Vinaconex tại Láng Hạ (Hà Nội) không thể hoạt động và có rất nhiều nhân viên công ty Bảo vệ có mặt tại đại hội.
Kinh doanh ảm đạm trong quý I/2020
Tại Đại hội, Vinaconex sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với mục tiêu doanh thu đạt 9.530 tỷ đồng, giảm 4% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất dự kiến đạt 820 tỷ đồng, tăng 4% so với kết quả đạt được năm 2019. Phấn đấu chia cổ tức tỷ lệ 12%.
Kết thúc quý đầy tiên của năm, Vinaconex ghi nhận hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 40% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp cũng theo đó giảm 46% so với cùng kỳ xuống 106,6 tỷ đồng, tương đương biên lãi gộp 10,6%
Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp đội lên gần 574 tỷ đồng, cao gấp 7 lần so với cùng kỳ do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi số tiền 495 tỷ đồng và lãi từ hoạt động liên doanh liên kết rất khiêm tốn trong đó có 4 công ty liên doanh, liên kết báo lỗ quý I.
Nhờ doanh thu từ hoạt động tại chính tăng đột biến lên 678 tỷ đồng, gấp hơn 15 lần cùng kỳ chủ yếu đến lãi từ hoạt động thoái vốn các khoản đầu tư (633 tỷ đồng), Vinaconex vẫn lãi ròng gần 64 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 67 tỷ đồng do cổ đông không kiểm soát chịu lỗ.
Dư âm phiên họp năm 2019 ám ảnh phiên họp thường niên năm 2020 của Vinaconex Phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Vinaconex sẽ được tổ chức vào ngày 29/6 tiếp tục được cổ đông và giới đầu tư quan tâm không chỉ do dư âm của phiên họp thường niên năm 2019 mà cổ đông và giới đầu tư cũng muốn nhìn thấy thay đổi của Vinaconex sau hơn 1 năm nằm...