Vinaconex hoãn Đại hội cổ đông tới khi Hội đồng quản trị được phục hồi hoạt động
Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex, HNX: VCG) vừa thông báo buộc phải tạm hoãn cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 cho tới khi Hội đồng quản trị của doanh nghiệp được phục hồi hoạt động bình thường.
Vinaconex hiện không có người triệu tập và chuẩn bị tài liệu trình ra ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 .
Trước đó, HĐQT của Vinaconex đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/4 để tham dự ĐHCĐ và dự kiến tổ chức họp vào ngày 23/4.
Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, HĐQT – người triệu tập ĐHCĐ thường niên năm 2019 của Vinaconex, đang bị tòa án buộc phải tạm dừng hoạt động. Theo đó, Vinaconex hiện không có người triệu tập và chuẩn bị tài liệu trình ra ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 theo kế hoạch được tổ chức vào ngày 23/4.
HĐQT Vinaconex sau đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1 gồm các ông Đào Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Đông, Bùi Tuấn Anh, Thân Thế Hà, Dương Văn Mậu, Nguyễn Hữu Tới và Nguyễn Quang Trung; trong đó ông Đào Ngọc Thanh là Chủ tịch HĐQT.
Tuy nhiên, đến ngày 27/3, Vinaconex đã nhận được đồng thời 2 văn bản của Tòa án Đống Đa, gồm: thông báo thụ lý việc “Yêu cầu hủy bỏ quyết định ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1/2019 của Vinaconex” theo đơn yêu cầu của Công ty TNHH BĐS Cường Vũ, Công ty TNHH Đầu tư Star Invest, ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà; và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết ĐHCĐ bất thường ngày 11/1/2019.
Trước sự việc này, trong các ngày 28 và 29/3, Vinaconex đã liên tục gửi các văn bản khiếu nại đề nghị tòa án Đống Đa hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Sau đó, chiều ngày 1/4, Vinaconex đã họp báo về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1 về bầu HĐQT và ban kiểm soát. Chủ trì cuộc họp là ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex. Tại đây, căn nguyên của những tranh chấp tại Vinaconex được hé lộ, đó chính là dự án Splendora.
Trả lời câu hỏi về phản ứng của ông Nguyễn Quang Trung và ông Thân Thế Hà (2 thành viên HĐQT khởi kiện công ty) trong các buổi họp HĐQT, ông Thanh cho biết các cuộc họp của Vinaconex đều được diễn ra một cách công khai minh bạch và có sự tham gia của tất cả các thành viên HĐQT, bao gồm cả ông Trung và ông Hà.
Cụ thể, tại phiên họp đầu tiên, 100% thành viên đã biểu quyết ông Đào Ngọc Thanh làm Chủ tịch Vinaconex và các nội dung khác của cuộc họp.
Phiên họp thứ 2 được tổ chức nhằm thông qua quy chế hoạt động của công ty, trong đó có quy chế tài chính.
Video đang HOT
Ông Thanh cho biết trước đây, Vinaconex không có cơ chế chịu trách nhiệm và giá trị tối đa mà Chủ tịch HĐQT được ký là 5 tỷ đồng.
Theo ông Thanh, với cơ chế trên thì Vinaconex không thể phát triển. Ông đưa ra ví dụ công ty vừa đấu giá dự án lên tới 1.100 tỷ đồng, nếu giữ cơ chế cũ thì không bao giờ làm được.
Tại phiên họp thứ 2 này, Star Invest và Cường Vũ không thông qua quy chế hoạt động và quy chế tài chính. Tuy nhiên, theo luật, có 5 phiếu ủng hộ nên quy chế được thông qua.
Ông Thanh cho biết phiên họp thứ 3 liên quan đến khu công nghiệp tại Láng Hòa Lạc, lập công ty cơ điện và thành lập công ty quản lý các trường học. Các nội dung được thông qua.
Liên quan đến dự án Splendora, hình thành trước khi có sự thay đổi cơ cấu cổ đông của Vinaconex, ông Thanh cho biết đã trả xong tiền cho nhà nước với 200ha đất thương mại. Cơ cấu sở hữu gồm Phú Long và Vinaconex, mỗi bên nắm giữ 50%.
Ông Thanh chia sẻ dự án cần có bộ máy để thực hiện.
Được biết, đầu tiên, Vinaconex đề cử ông Thân Thế Hà là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) nhưng ông Hà lại đại diện cho Phú Long. Người thứ hai là ông Nguyễn Quang Trung (Phó tổng giám đốc Phú Long).
“Chúng tôi đã nhiều lần triệu tập họp HĐQT của An Khánh JVC nhưng bên còn lại không đến gây ra sự trì trệ và bế tắc”, ông Thân Thế Hà chia sẻ. “Ông Thanh nói không thể để tình trạng này xảy ra và quyết định phải quyết tâm triển khai”.
Sau đó, trực tiếp ông Đào Ngọc Thanh về làm Chủ tịch HĐQT của Splendora.
Ngay sau khi Vinaconex tổ chức họp báo, ngày 2/4, Tòa án Đống Đa đã có quyết định không chấp nhận văn bản khiếu nại của Vinaconex. Vì vậy, Vinaconex hiện đang phải theo kiện và tuân theo các trình tự, thủ tục tố tụng xét xử vụ việc của Tòa án quận Đống Đa.
Phiên chiều 2/4: Bán mạnh cuối phiên
Lực bán gia tăng mạnh trong phiên chiều đã khiến VN-Index nhanh chóng quay đầu giảm điểm và đóng cửa phiên hôm nay (2/4) trong sắc đỏ.
Trong phiên sáng, VN-Index tăng khá mạnh khi mở cửa, thử thách ngưỡng 995 điểm, nhưng lực cung gia tăng đã khiên VN-Index hạ nhiệt lui về vùng 990 điểm khi chốt phiên.
Bước sang phiên giao dịch chiều, sau khoảng 30 phút giằng co quanh ngưỡng đóng cửa phiên sáng, lực cung gia tăng mạnh đã kéo VN-Index rơi gần như theo chiều thẳng đứng xuống ngưỡng 985 điểm trước khi nảy trở lại. Tuy nhiên, lực cung gia tăng trong đợt ATC đã khiến VN-Index một lần nữa đẩy VN-Index trở lại và đóng cửa với sắc đỏ sau phiên tăng tốt đầu tuần.
Chốt phiên, VN-Index giảm 2,72 điểm (-0,28%), xuống 985,81 điểm với 142 mã tăng và 150 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 236 triệu đơn vị, giá trị 4.934 tỷ đồng, tăng hơn 25% về khối lượng và 14,7% về giá trị so với phiên đầu tuần. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 96,6 triệu đơn vị, giá trị 2.148,5 tỷ đồng.
Áp lực bán mạnh khiến trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất chỉ có 3 mã giữ được sắc xanh nhạt khi chốt phiên, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, giảm mạnh nhất là BID với mức giảm 1,97% xuống 34.800 đồng với 1,45 triệu đơn vị được khớp. Tiếp đến là SAB giảm 1,48% xuống 246.000 đồng, còn lại giảm nhẹ dưới 0,5%.
Liên quan đến BID, trong khi đa số các ngân hàng khác đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018, thì ngân hàng này lại vừa có công văn xin UBCK gia hạn công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018. UBCK cũng đã có văn bản chấp thuận cho BID được gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 trong thời gian 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký vào báo cáo tài chính.
Trong nhóm cổ phiếu lớn này, VRE là mã có thanh khoản tốt nhất với 3,25 triệu đơn vị và đóng cửa quay đầu giảm 0,28% xuống 36.000 đồng, trong khi phiên sáng tăng tốt 1,7% lên 36.700 đồng. Đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá mạnh khi mua vào gần 1,19 triệu cổ phiếu và bán ra gần 1,02 triệu cổ phiếu (bán ròng 170.000 đơn vị).
Ngoài nhóm cổ phiếu lớn trên, nhiều cổ phiếu bluechip khác cũng giảm giá, trong đó các mã ngân hàng giảm khá mạnh. Cụ thể, CTG giảm 1,12% xuống 22.000 đồng, HDB giảm 2,54% xuống 28.800 đồng, STB giảm 1,61% xuống 12.200 đồng, EIB giảm 2,33% xuống 16.800 đồng, TPB giảm 1,55% xuống 22.250 đồng, VPB giảm nhẹ hơn khi chỉ mất 0,49% xuống 20.150 đồng. Ngoại trừ, MBB đi ngược xu hướng của nhóm khi tăng 0,22% lên 22.450 đồng với 3,13 triệu đơn vị.
Ngoài ra, sắc đỏ cũng xuất hiện tại nhiều mã bluechip khác, nhưng mức giảm không lớn, trong đó ROS giảm 0,62% xuống 31.950 đồng với 7,23 triệu đơn vị được khớp, đứng đầu trong nhóm.
Trong nhóm dầu khí, dù phiên sáng có mức tăng khá tốt nhờ phản ứng với diễn biến tăng mạnh của giá dầu thô thế giới, lên mức cao nhất năm 2019, nhưng trong phiên chiều, áp lực cung đã đẩy GAS và PLX quay đầu giảm giá, trong đó PLX giả khá mạnh 1,15% xuống 60.300 đồng. Tuy nhiên, với PVD, nhờ các thông tin tốt liên tiếp được công bố như điều chỉnh tăng 10 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, kéo dài thời gian khấu hao giàn khoan thêm 15 năm, "tiết kiệm" hàng trăm tỷ đồng chi phí mỗi năm, hay trước đó là thông tin cho thuê các giàn khoan cho đối tác tại Malaysia, nên cổ phiếu PVD vẫn duy trì đà tăng tốt. Chốt phiên, PVD tăng 1,09% lên 18.600 đồng với 3,55 triệu đơn vị được khớp.
Nhóm cổ phiếu nhỏ cũng có sự phân hóa, nhưng biên độ dao động giá không lớn, chốt phiên cũng chỉ tăng/giảm nhẹ. Trong đó, ITA là mã có giao dịch sôi động nhất với 11,6 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HOSE và đóng cửa ở tham chiếu. Các mã DLG, FLC, HQC cũng có thanh khoản tốt với 5,35 triệu đơn vị, 4,64 triệu đơn vị và 3,47 triệu đơn vị, trong đó FLC và HQC tăng nhẹ, còn DLG giảm 3,85% xuống 1.750 đồng.
HBC sau khi đưa ra thông tin về kiểm soát chất lượng khoản phải thu và các khoản nợ, đã nhận được sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư khi đóng cửa tăng 0,77% lên 19.550 đồng với 2,57 triệu đơn vị được khớp, trong đó khối ngoại mua ròng gần 0,6 triệu đơn vị.
Trên HNX, lực bán diễn ra sớm hơn nên HNX-Index cũng nhanh chóng chớm sắc đỏ sớm hơn VN-Index. Dù nỗ lực trở lại, nhưng trước lực cung lớn, trong khi sức cầu yếu, HNX-Index cũng đóng cửa trong sắc đỏ.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,24 điểm (-0,22%), xuống 107,48 điểm với 76 mã tăng và 84 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 29,27 triệu đơn vị, giá trị 409,88 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,78 triệu đơn vị, giá trị 31 tỷ đồng.
Trên sàn này, nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa, trong đó VCG với thông tin về đấu đá nội bộ giữa các cổ đông lớn khiến giá giảm mạnh 3,94% xuống 26.800 đồng với 1,9 triệu đơn vị được khớp.
Trước đó, trong phiên 28/3, thông tin về việc ngày 27/3, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 11/1 tại Vinaconex đã khiến cổ phiếu VCG bị bán tháo, đẩy giá cổ phiếu lao dốc xuống mức sàn 25.700 đồng, làm vốn hóa bay 1.236 tỷ đồng.
Sau khi Vinaconex liên tiếp có các văn bản khiếu nại gửi Viện kiểm sát nhân dân quận Ba Đình và Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội, giá cổ phiếu VCG đã hồi phục trở lại trong 2 phiên 29/3 ( 5,06%) và ngày 1/4 (3,33%), lấy lại gần hết những gì đã mất trong phiên 28/3.
Tuy nhiên, sau cuộc trao đổi báo chí chiều hôm qua (1/4) với những thông tin cho thấy các cổ đông lớn của Vinaconex đang có một khoảng cách khá lớn và khó tìm được tiếng nói chung trong thời gian sớm, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ thất vọng, bản mạnh cổ phiếu VCG trong phiên hôm nay, đẩy giá cổ phiếu này giảm mạnh trở lại.
Cũng giảm giá còn có SHB mất 1,3% xuống 7.600 đồng với gần 1,9 triệu đơn vị được khớp. Trong khi đó, PVS tăng 0,95% lên 21.200 đồng với 3,74 triệu đơn vị được khớp, dẫn đầu sàn HNX và VGC tăng 0,97% lên 20.800 đồng với 2,45 triệu đơn vị được khớp. ACB đứng giá tham chiếu 30.300 đồng với 1,18 triệu đơn vị được khớp.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, ART có giao dịch sôi động với 2,45 triệu đơn vị được khớp và đóng cửa tăng 3,85% lên 2.700 đồng.
Trên thị trường UPCoM, chỉ số UPCoM-Index chủ yếu dao động trong sắc đỏ suốt phiên chiều, nhưng hãm bớt đà rơi trong nửa cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,29%), xuống 57,1 điểm với 108 mã tăng và 76 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,29 triệu đơn vị, giá trị 317 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận đóng góp 3 triệu đơn vị, giá trị 85,9 tỷ đồng.
Trên thị trường này chỉ có duy nhất BSR là mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị (1,84 triệu), đóng cửa tăng 0,79% lên 12.700 đồng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan
Vinaconex lúng túng kêu gọi cổ đông đoàn kết "biến cố" dừng thực hiện nghị quyết bầu HĐQT Cuộc họp bất thường do ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT (theo Nghị quyết đã bị dừng thực hiện) và ông Dương Văn Mậu chủ trì, vắng mặt Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Đông với lý do đi công tác. Cuộc họp có sự tham dự của nhiều cổ đông và đại diện các cơ quan báo chí. Chiều ngày 1/4/2019, Công...