Vinaconex chuẩn bị “vé vào cửa” các dự án lớn
Để có được điều này, yêu cầu đầu tiên phải có và cần tăng vốn. Nhưng tăng vốn có làm cổ đông thiệt hay không?
Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh
Ngày 29/6, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG- HNX) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020. Với tỷ lệ 70,04% tán thành, phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua.
Để có được tỷ lệ đồng thuận trên, đại diện HĐQT Vinaconex đã phải trả lời những câu hỏi quan trọng đặt ra từ cổ đông.
Kế hoạch có mặt tại loạt dự án lớn
“Vinaconex không có lý do gì không đầu tư. Chúng ta đang xây lắp tại các dự án khổng lồ. Chúng ta đã được sơ tuyển đấu thầu vào 5 đại dự án lớn. Chúng ta hy vọng rằng Vinaconex được tham gia vào các dự án sân bay. Phải ước mơ! Còn thành công phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng ban lãnh đạo sẽ cố gắng cao nhất”, ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex đặt vấn đề trước khi ĐHĐCĐ tiến hành bỏ phiếu phương án tăng vốn điều lệ.
Đây cũng là yêu cầu mà ông Thanh nhấn mạnh ít nhất là để có “vé vào cửa” các dự án lớn, sau đó là có đủ nguồn lực để triển khai hiệu quả.
Yêu cầu tăng vốn của Vinaconex đặt ra trong bối cảnh cả nước đang và chuẩn bị bước vào các đại công trình, mà sức nóng triển khai thể hiện rõ trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp vừa qua.
Nhưng trước hết, cân đối nguồn lực của tổng công ty này đang như thế nào?
Theo báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019, vốn điều lệ đã góp đủ của Vinaconex là 4.417 tỷ đồng. Theo tờ trình tăng vốn điều lệ, Vinaconex đã sử dụng đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết là 3.908 tỷ đồng; đầu tư vào tài sản và bất động sản đầu tư 473 tỷ đồng; ngoài ra luôn phải duy trì vốn lưu động lớn để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục.
Video đang HOT
Đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết, thời gian qua, Tổng công ty ngoài việc đang triển khai các dự án bất động sản ở Hà Nội, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất, làm chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TP.HCM..).
Bên cạnh đó, về lĩnh vực đầu tư giao thông với hình thức BOT, Vinaconex tham gia nộp hồ sơ dự tuyển nhiều dự án, trong đó nổi bật là 5 dự án BOT thành phần thuộc dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 với quy mô tổng mức đầu tư hàng chục ngàn tỷ, nhu cầu vốn của chủ đầu tư phải đáp ứng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh, HĐQT Vinaconex đã trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ của tổng công ty trong năm 2020.
“Đây là cơ hội lớn để Vinaconex gia tăng tiềm lực tài chính, chủ động kế hoạch vốn để tăng sức cạnh tranh, qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận và sau đó đem lại hiệu quả đầu tư cho các cổ đông gắn bó với tổng công ty trong chặng đường dài. Trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi nghĩ đây là cơ hội hiện hữu cho Vinaconex”, đại diện lãnh đạo Vinaconex nhấn mạnh.
Qua ĐHĐCĐ thường niên 2020, cơ hội trên được cổ đông tạo điều kiện để Vinaconex nắm bắt, với 70,4% tỷ lệ tán thành phương án tăng vốn điều lệ. Việc còn lại là triển khai, hướng đến tăng vốn thành công, nhưng quan trọng hơn nữa là phải đảm bảo được lợi ích cổ đông qua sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Trụ sở Vinaconex tại Hà Nội
“Chúng tôi luôn tính tới quyền lợi cổ đông”
Tại đại hội, chính Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh đặt vấn đề, khi tăng vốn có làm cổ đông thiệt không?
“Chúng tôi luôn tính tới quyền lợi cổ đông”, Chủ tịch Vinaconex khẳng định, với quan điểm tăng vốn không phụ thuộc hoặc không vì lợi ích cho một người nào mà cho tất cả các cổ đông.
Nhưng trước hết, sau khi tăng được vốn, việc sử dụng vốn đòi hỏi minh bạch, tính toán cụ thể, cũng như tính khả thi và hiệu quả.
Theo tờ trình trình ĐHĐCĐ, số lượng cổ phiếu dự kiến mà Vinaconex chào bán là 66.256.600 cổ phiếu, tương đương với 15% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, nếu phát hành tăng vốn thành công theo mệnh giá, Vinaconex sẽ có thêm 662,5 tỷ đồng để đầu tư và tham gia vào các dự án lớn. Cũng theo tờ trình của HĐQT, Vinaconex dự kiến chào bán với giá 15.000 đồng/cổ phần, do vậy, nếu thành công, Tổng công ty sẽ được bổ sung thêm 993,8 tỷ đồng.
Đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 993,8 tỷ đồng dự kiến sẽ được sử dụng vào các dự án lớn như: Triển khai dự án Khu đô thị đại Lộ Hòa Bình kéo dài tại phường Hải Hòa, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đông Anh tại huyện Đông Anh, Hà Nội; triển khai dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Condotel Resort ven biển Tuy Hòa – xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Đồng thời, làm vốn đối ứng tham gia vào các dự án BOT: Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt, đoạn Nha Trang – Cam Lâm, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây thuộc dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020…
Và như gợi mở từ ông Đào Ngọc Thanh, Vinaconex định hướng có thể tham gia vào các dự án sân bay lớn trong tương lai. Hay cụ thể và cập nhật luôn tại đại hội, ông Thanh cho biết cuối tuần vừa qua Tổng công ty cũng đã có thêm một khu công nghiệp mới tại Đông Anh; hay hiện cũng đã có khu bất động sản “rất hot” ở Hòa Lạc (Hà Nội)…
Đó là loạt các dự án lớn, kế hoạch lớn phía trước. Còn gần nhất và sát thực với quyền lợi của các cổ đông là cụ thể hóa hiệu quả hoạt động và kết quả sử dụng vốn. Tại đại hội, Chủ tịch Vinaconex khẳng định Ban lãnh đạo sẽ cố gắng cao nhất để triển khai thành công các kế hoạch đã báo cáo cổ đông, cũng như đặt chỉ tiêu cổ tức năm tới 12% dù đại dịch Covid-19 đang và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế nói chung và Tổng công ty nói riêng.
Vinaconex - Minh bạch, đem niềm tin, lợi ích đến cho cổ đông
Năm 2019, Vinaconex tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển "Xây dựng - Bất động sản - Đầu tư tài chính". Đồng thời khẳng định tính minh bạch trong quản trị dòng tiền và giám sát quản lý vốn tại các đơn vị thành viên.
Q uản trị dòng tiền minh bạch
Năm 2019 là năm đầu tiên Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex; mã Ck: VCG) hoạt động với sự thay đổi hoàn toàn cơ cấu cổ đông (không còn cổ đông Nhà nước). Lãnh đạo Vinaconex một mặt thiết lập lại cơ cấu tổ chức, cán bộ, đồng thời thực hiện triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) năm 2019 thông qua và đã đạt được kết quả tích cực. Nhờ đó, tổng công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch ĐHCĐ giao và có sự tăng trưởng cao so với năm 2018.
Cụ thể, tổng doanh thu toàn Tổng công ty đạt 98% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 787 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch và bằng 123% năm 2018. Riêng công ty mẹ đạt doanh thu 98% kế hoạch và bằng 124% năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 727 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch và bằng 124% năm 2018.
Thông tin từ đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết thêm, các công ty thành viên có kết quả kinh doanh tốt, tiêu biểu. Điển hình, có 04 công ty đã đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng (Vinaconex CM, Vinaconex 9, Vinaconex 25, Vimeco)...Các đơn vị được Tcty "Mẹ" xướng tên làm tốt có: Công ty Vinaconex INVEST, Vinaconex CM, NEDI2, VIWACO, VINASINCO, Dung Quất....
"Để đạt được kết quả tích cực như trên, năm 2019, Vinaconex tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo định hướng phát triển " Xây dựng - Bất động sản - Đầu tư tài chính" - đại diện Vinaconex cho hay.
Theo đó, trong hoạt động xây dựng, với kinh nghiệm trên 30 năm hoạt động, Vinaconex có hệ thống các đơn vị thành viên với hàng vạn kỹ sư, chuyên gia, cán bộ công nhân có trình độ và giàu kinh nghiệm làm việc trên các công trình rộng khắp cả nước.
Với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, trong năm 2019, Vinaconex tiếp tục chỉ đạo triển khai các dự án đầu tư tại Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương khác. Bên cạnh các dự án đã triển khai, Tổng công ty đã tìm kiếm nhiều dự án đầu tư mới tại Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TP HCM.... Ngoài ra, trong năm qua, Vinaconex cũng đã chủ động nghiên cứu phát triển các dự án tiềm năng tại các vùng đất này.
Còn với mảng đầu tư tài chính, lãnh đạo Vinaconex cho biết, các công ty con, công ty liên doanh, liên kết có vốn góp hoạt động ổn định, tạo thành chuỗi giá trị bổ trợ cho hoạt động xây lắp và bất động sản, góp phần tăng quy mô và lợi nhuận cho Tổng công ty. Công tác quản lý vốn, kiểm tra, giám sát các đơn vị có vốn đầu tư của Vinaconex được thực hiện nghiêm túc.
Tự tin đ ặt mục tiêu tăng trưởng
Đại dịch Covid-19 được ví như "thiên nga đen", tác động tiêu cực chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu.
Với Vinaconex, dòng chảy kinh tế bị ngưng trệ vì đại dịch cũng đã tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong quý đầu năm nay. Theo báo cáo tài chính quý I/2020, trong kỳ, Vinaconex ghi nhận doanh thu chỉ 1.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế quý I cũng chỉ đạt 63 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với bản lĩnh của "người anh cả trong ngành xây dựng", Vinaconex vẫn tự tin đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng về lợi nhuận, cũng như đem lại quyền lợi cao nhất cho cổ đông.
Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai do Vinaconex triển khai xây dựng
Năm 2020, mặc dù đặt ra mức doanh thu giảm nhẹ, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2019, riêng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ tăng 10%. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh khó khăn chung, HĐQT của Vinaconex vẫn đặt mục tiêu chi trả cổ tức 12% trong năm 2020, tăng gấp đôi so với cổ tức ước thực hiện của năm 2019.
Lý giải cho mục tiêu đầy bản lĩnh này, đại diện lãnh đạo Vinaconex cho hay, khó khăn trong những tháng đầu năm là có thật và điều này sẽ còn tiếp diễn khó lường trong những tháng cuối năm. Do vậy, khi xây dựng mục tiêu, các thành viên ban lãnh đạo đã phải thảo luận, tính toán rất kỹ, thậm chí là thận trọng để đảm bảo "cuối năm chắc thắng".
"Quả thực, để hoàn thành các chỉ tiêu được trình ĐHCĐ như công bố là áp lực rất lớn cho "người Vinaconex" nói chung và HĐQT, ban điều hành nói riêng. Tuy nhiên, dựa trên các tính toán về vị thế, uy tín, khả năng, tiềm lực tài chính, kinh nghiệm tích lũy, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, sự đồng hành của các đối tác, sự tin tưởng của nhiều cổ đông,... chúng tôi tin cuối năm sẽ là một "cái kết đẹp"" - một lãnh đạo của Vinaconex nói.
Vinaconex dự kiến chào bán 66 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 45% thị giá Vinaconex dự kiến phát hành hơn 66 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, bên cạnh đó đưa ra kế hoạch tái cấu trúc để thực hiện dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh. Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) đã công bố tài liệu Đại hội cổ...